Bài 20 : Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế (giữa thế kỉ I - giữa thế kỉ VI) (tiếp)

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Trần Hoài Nam

1. Nêu các chính sách thâm độc của các triều đại phong kiến Trung Quốc đối với nước ta.

2. Trình bày nguyên nhân, diễn biến và ý nghĩa cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.

3. Hai Bà Trưng đã làm gì sau khi giành lại được độc lập. Ý nghĩa của việc làm đó.

4. Nêu tình hình kinh tế, xã hội, văn hóa của nước ta từ thế kỷ 1 đến thế kỷ 6.

5. Nêu nguyên nhân, diễn biến của cuộc khởi nghĩa Bà Triệu.

6. Dựa vào ý câu thơ:

Một xin rửa sạch nước thù

Hai xin đem lại nghiệp xưa họ hùng.

Ba kẻo oan ức lòng chồng

Bốn xin vẻn vẹn sở công lênh này

Em hãy viết đoạn văn nói rõ nguyên nhân, mục đích của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.

Bình Trần Thị
20 tháng 2 2017 lúc 14:46

1.-Chính sách cai trị của bọn đỏ hộ đối với nhân dân ta vô cùng tàn bạo, chia lại đơn vị hành chính, cử quan lại người Hán cai trị tới cấp huyện, tiến hành bóc lột dã man bằng các loại thuế và lao dịch nặng nề, vơ vét tài nguyên bằng cách bắt cống nộp, đẩy nhân dân ta vào cảnh khốn cùng. Thâm hiểm nhất là chính sách đồng hoá dân ta về mọi mặt hòng xoá bỏ dân tộc ta...

Bình Trần Thị
20 tháng 2 2017 lúc 14:47

2.Diễn biến :
- Về phía quân xâm lược Hán : thời gian - tướng chỉ huy - lực lượng - tấn công Hợp Phố - chia hai đạo thuỷ bộ tấn công vào đất Giao Chỉ - hợp quân ở vùng Lãng Bạc...
- Về phía quân ta : chiến đấu anh dũng ở Hợp Phố - Hai Bà Trưng kéo quân về Lãng Bạc, cuộc chiến ác liệt - quân ta lùi về cổ Loa. Mê Linh — quân ta lùi về Cấm Khê - tháng 3- 43 Hai Bà hi sinh anh dũng — cuộc kháng chiến tiếp tục đến tháng 11 -43 thì chấm dứt...

Bình Trần Thị
20 tháng 2 2017 lúc 14:48

3.Sau khi đánh đuổi được quân đô hộ, Trưng Trắc được suy tôn làm vua (Trưng Vương), đóng đô ở Mê Linh và phong chức tước cho những người có công, thành lập chính quyền tự chủ.
Các Lạc tướng được giữ quyền cai quản các huyện. Trưng Vương xá thuế hai năm liền cho dân. Luật pháp hà khắc cùng các thứ lao dịch nặng nề của chính quyền đô hộ bị bãi bỏ.
Được tin Hai Bà Trưng khởi nghĩa, vua Hán nổi giận, hạ lệnh cho các quận miền Nam Trung Quốc khẩn trương chuẩn bị xe, thuyền, làm thêm đường sá, tích trữ lương thực để sang đàn áp nghĩa quân.

Bình Trần Thị
20 tháng 2 2017 lúc 14:48

4.

Chính quyền đô hộ Hán nắm độc quyền về sắt và đặt các chức quan để kiểm soát gắt gao việc khai thác, chế tạo và mua bán đồ sắt.
Mặc dù bị hạn chế, nhưng nghề rèn sắt ở Giao Châu vẫn phát triển.
Trong các di chỉ, mộ cổ thuộc thế kỉ I - VI, chúng ta đã tìm được nhiều đồ sắt. Về công cụ, có rìu, mai, cuốc, dao... ; về vũ khí, có kiếm, giáo, kích, lao...; về dụng cụ, có nồi gang, chân đèn và rất nhiều đinh sắt... Đến thế kỉ III, nhân dân ven biển đã dùng lưới sắt để khai thác san hô, ở miền Nam, người dân còn biết bịt cựa gà chọi bằng sắt.
Từ thế kỉ I, ở Giao Châu, việc cày, bừa do trâu, bò kéo đã phổ biến.
Theo Giao Châu kí, ở huyện Phong Khê (miền Vĩnh Phúc, Phú Thọ và Đông Anh - Hà Nội) có đê phòng lụt. sử cũ cũng nói Giao Châu có nhiều kênh, ngòi. Người ta đã biết trồng hai vụ lúa trong một năm : vụ chiêm và vụ mùa, lúa rất tốt.
Nông thôn Giao Châu có đủ loại cây trồng và chăn nuôi rất phong phú. Sách Nam phương thảo mộc trạng nói đến một kĩ thuật trồng cam rất đặc biệt của người châu Giao : để chống sâu bọ châm đục thân cây cam, người ta nuôi loại kiến vàng, cho làm tổ ngay trên cành cam... ; đó là kĩ thuật “dùng côn trùng diệt côn trùng”.
Bên cạnh nghề rèn sắt, nghề gốm cổ truyền cũng rất phát triển. Người ta đã biết tráng men và vẽ trang trí trên đồ gốm rồi mới đem nung, sản phẩm đồ gốm ngày càng phong phú về chủng loại, như nồi, vò, bình, bát, đĩa, ấm chén, gạch, ngói..., đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và xây dựng nhà cửa.
Cùng với các loại vải bông, vải gai, vải tơ..., người ta còn dùng tơ tre, tơ chuối để dệt thành vải. vải tơ chuối là đặc sản của miền đất Âu Lạc cũ, các nhà sử học gọi là “vải Giao Chỉ".
Các sản phẩm nông nghiệp và hàng thủ công không bị sung làm đồ cống nạp mà được đem trao đổi ở các chợ làng, ở những nơi tập trung đông dân cư như Luy Láu, Long Biên..., có cả người Trung Quốc, Gia-va, Ấn Độ... đến trao đổi buôn bán. Chính quyền đô hộ giữ độc quyền ngoại thương.

Bình Trần Thị
20 tháng 2 2017 lúc 14:49

4.Nhận xét về sự chuyển biến xã hội ở nước ta :
- Chính sách cai trị và bóc lột, đặc biệt là cướp đoạt ruộng đất vô cùng tàn bạo của bọn đô hộ đã đẩy nhân dân ta vào cảnh khốn cùng.
- Xã hội bị phân hoá giàu nghèo ngày càng sâu sắc. Tầng lớp nghèo khổ ngày càng đông đảo.
- Một số quý tộc cũ của Âu Lạc trở thành hào trưởng tuy có cuộc sống khá giả nhưng vẫn có tinh thần dân tộc, là lực lượng quan trọng trong cuộc đấu tranh giành lại độc lập dân tộc.

Bình Trần Thị
20 tháng 2 2017 lúc 14:50

5. Diễn biến cuộc khởi nghĩa Bà Triệu :
- Năm 248, cuộc khởi nghĩa bùng nổ.
- Từ căn cứ Phú Điền, nghĩa quân nhanh chóng đánh chiếm các thành của bọn đỏ hộ ở quận Cửu Chân rồi từ đó đánh rộng ra khắp Giao Châu. Sử nhà Ngô chép : "Năm 248, toàn thể Giao Châu đều chấn động". Nhà Ngô cử Lục Dận đem 6000 quân sang đàn áp. Bà Triệu hi sinh trên núi Tùng (Phú Điền - Hậu Lộc - Thanh Hoá).

Lưu Hạ Vy
20 tháng 2 2017 lúc 16:35

Câu 2 :

Nguyên nhân :

- Do chính sách bóc lột tàn bạo => ND căm thù

- Do Tô Định giết hại Thi Sách

Diễn biến :

- Mùa xuân năm 40 , Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn

- Nghĩa quân lm chủ Mê Linh , tiến xuống Cổ Loa và Luy Lâu

Ý nghĩa: cuộc khởi nghĩa thắng lợi chứng tỏ rằng Dân tộc ta có 1 sức mạnh của sự đoàn kết . Đồng thời cx chứng tỏ rằng ND ta có 1 lòng yêu nc nồng nàn

Câu 4 :

a) Xhội

- Ng` Hán thâu tóm mọi quyền lực và trực tiếp cai trị tới cấp huyện

b) Văn hóa

- Mở trường dạy chữ Hán

- Đưa các phong tục tập quán của ng` Hán vào nc ta nhằm đồg hóa ND ta

Câu 5 :

a) Nguyên nhân : Chính quyền cai trị tàn bạo => ND căm thù

b) Diễn biến :

- Năm 248 , khởi nghĩa bùng nổ ở Phú Điền , sau đó lan rộng khắp Giao Châu

- Nhà Ngô sai Lục Dân sang đàn áp cuộc khởi nghĩa

Sáng
20 tháng 2 2017 lúc 20:09

3. Sau khi đánh đuổi được quân đô hộ, Trưng Trắc được suy tôn làm vua (Trưng Vương), đóng đô ở Mê Linh và phong chức tước cho những người có công, thành lập chính quyền tự chủ.
Các Lạc tướng được giữ quyền cai quản các huyện. Trưng Vương xá thuế hai năm liền cho dân. Luật pháp hà khắc cùng các thứ lao dịch nặng nề của chính quyền đô hộ bị bãi bỏ.
Được tin Hai Bà Trưng khởi nghĩa, vua Hán nổi giận, hạ lệnh cho các quận miền Nam Trung Quốc khẩn trương chuẩn bị xe, thuyền, làm thêm đường sá, tích trữ lương thực để sang đàn áp nghĩa quân.

Sáng
20 tháng 2 2017 lúc 20:10

4. Chính quyền đô hộ Hán nắm độc quyền về sắt và đặt các chức quan để kiểm soát gắt gao việc khai thác, chế tạo và mua bán đồ sắt.
Mặc dù bị hạn chế, nhưng nghề rèn sắt ở Giao Châu vẫn phát triển.
Trong các di chỉ, mộ cổ thuộc thế kỉ I - VI, chúng ta đã tìm được nhiều đồ sắt. Về công cụ, có rìu, mai, cuốc, dao... ; về vũ khí, có kiếm, giáo, kích, lao...; về dụng cụ, có nồi gang, chân đèn và rất nhiều đinh sắt... Đến thế kỉ III, nhân dân ven biển đã dùng lưới sắt để khai thác san hô, ở miền Nam, người dân còn biết bịt cựa gà chọi bằng sắt.
Từ thế kỉ I, ở Giao Châu, việc cày, bừa do trâu, bò kéo đã phổ biến.
Theo Giao Châu kí, ở huyện Phong Khê (miền Vĩnh Phúc, Phú Thọ và Đông Anh - Hà Nội) có đê phòng lụt. sử cũ cũng nói Giao Châu có nhiều kênh, ngòi. Người ta đã biết trồng hai vụ lúa trong một năm : vụ chiêm và vụ mùa, lúa rất tốt.
Nông thôn Giao Châu có đủ loại cây trồng và chăn nuôi rất phong phú. Sách Nam phương thảo mộc trạng nói đến một kĩ thuật trồng cam rất đặc biệt của người châu Giao : để chống sâu bọ châm đục thân cây cam, người ta nuôi loại kiến vàng, cho làm tổ ngay trên cành cam... ; đó là kĩ thuật “dùng côn trùng diệt côn trùng”.
Bên cạnh nghề rèn sắt, nghề gốm cổ truyền cũng rất phát triển. Người ta đã biết tráng men và vẽ trang trí trên đồ gốm rồi mới đem nung, sản phẩm đồ gốm ngày càng phong phú về chủng loại, như nồi, vò, bình, bát, đĩa, ấm chén, gạch, ngói..., đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và xây dựng nhà cửa.
Cùng với các loại vải bông, vải gai, vải tơ..., người ta còn dùng tơ tre, tơ chuối để dệt thành vải. vải tơ chuối là đặc sản của miền đất Âu Lạc cũ, các nhà sử học gọi là “vải Giao Chỉ".
Các sản phẩm nông nghiệp và hàng thủ công không bị sung làm đồ cống nạp mà được đem trao đổi ở các chợ làng, ở những nơi tập trung đông dân cư như Luy Láu, Long Biên..., có cả người Trung Quốc, Gia-va, Ấn Độ... đến trao đổi buôn bán. Chính quyền đô hộ giữ độc quyền ngoại thương.

Sáng
20 tháng 2 2017 lúc 20:14

5. a) Nguyên nhân

- Chính sách đô hộ, đồng hóa rất tàn bạo của triều đại nhà Ngô.

b) Diễn biến

- Năm 248 cuộc khởi nghĩa bùng nổ ở Phú Điền (Hậu Lộc - Thanh Hóa).

- Nghĩa quân đánh phá các thành ấp của nhà Ngô ở quận Cửu Chân, từ đó đánh ra khắp Giao Châu.

- Nhà Ngô cử Lục Dận đem 6000 quân sang Giao Châu, Lục Dận vừa đánh vừa mua chuột.

c) Kết quả

- Cuộc khởi nghĩa bị dần ác

- Bà Triệu hi sinh trên núi Tùng (Phú Điền Hậu Lộc - Thanh Hóa).

d) Ý nghĩa

- Khởi nghĩa tiêu biểu cho ý chí quyết dành lại độc lập của dân tộc ta.

Sáng
20 tháng 2 2017 lúc 20:18

6. Hai Bà Trưng-Trưng Trắc và Trưng Nhị là con gái Lạc tướng huyện Mê Linh thuộc vùng đất Ba Vì, Tam Đảo, đất bản bộ của các vua Hùng từ khi dựng nước. Một dòng dõi hiền kiệt của người Việt. Mẹ của hai Bà Trưng là Man Thiện, người làng Nam Nguyễn (Ba Vì, Hà Tây) nuôi dạy hai con gái chăm chỉ trồng dâu nuôi tằm, luyện tập võ nghệ, sẵn có tinh thần yêu nước. Chồng Trưng Trắc là Thi Sách, con trai lạc tướng huyện Chu Diên (vùng Đan Phượng-Từ Liêm, Hà Nội). Hai nhà kết gia càng có uy danh rộng lớn.Năm 34, Thái thú Giao Chỉ là Tô Định, thi hành chính sách hà khắc của nhà Đông Hán với dân tộc Việt. Chúng tiến hành áp đặt các thứ thuế để vơ vét sản vật của con dân và chèn ép các lạc tướng địa phương. Đây chính là nguyên nhân thôi thúc Trưng Trắc-Thi Sách đồng lòng tụ nghĩa nổi dậy chống lại nhà Đông Hán. Hai chị em Trưng Trắc, Trưng Nhị ra sức chiêu binh mộ nghĩa, lập căn cứ ở Mê Linh. Các thủ lĩnh ở khắp nơi đều hướng về đại nghĩa. Hàng nghìn người đã được tập hợp, chuẩn bị lực lượng, hướng về Mê Linh, chờ ngày nổi dậy.Nhưng trước ngày cuộc khởi nghĩa diễn ra thì Thi Sách là chồng Trưng Trắc ở Chu Diên đã bị thái thú Tô Định giết hại. Tô Định mưu tính ám hại được Thi Sách thì sẽ triệt hạ lực lượng của Mê Linh, không còn ý chí nổi dậy. Song, như lửa đổ thêm dầu, hành động hèn hạ của Tô Định không làm cho Trưng Trắc sờn lòng, trái lại càng làm cho bà và em gái là Trưng Nhị sục sôi ý chí trả thù nhà đền nợ nước, tiến hành cuộc khởi nghĩa đánh đổ chính quyền đô hộ, dựng nền độc lập non sông.

Sáng
20 tháng 2 2017 lúc 20:08

1. -Chính sách cai trị của bọn đô hộ đối với nhân dân ta vô cùng tàn bạo, chia lại đơn vị hành chính, cử quan lại người Hán cai trị tới cấp huyện, tiến hành bóc lột dã man bằng các loại thuế và lao dịch nặng nề, vơ vét tài nguyên bằng cách bắt cống nộp, đẩy nhân dân ta vào cảnh khốn cùng. Thâm hiểm nhất là chính sách đồng hoá dân ta về mọi mặt hòng xoá bỏ dân tộc ta...


Các câu hỏi tương tự
Lê Nguyễn Uyên Nhi
Xem chi tiết
Lê Nguyễn Uyên Nhi
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Hoàng Việt
Xem chi tiết
play line
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Kelly Hạnh Vũ
Xem chi tiết
Mary Hayer
Xem chi tiết
Hang Tran Thi
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hồng Nhung
Xem chi tiết