1. Muốn kéo trực tiếp một vật lên cao theo phương thẳng đứng thì độ lớn của lực cần dùng phải thỏa mãn điều kiện gì ?
2. Nêu cấu tạo chính của đòn bẩy ? Đòn bẩy giúp con người đưa các vật lên dễ dàng hưn như thế nào( Gợi ý: dùng đòn bẩy có thể kéo vật lên với lực nhỏ hơn trọng lượng của vật được hay không? Khi nào? ) Lấy 3 ví dụ về ứng dụng của đòn bẩy trong thực tế.
3. Có mấy loại ròng rọc? Kể tên. Mỗi loại ròng rọc giúp con người đưa vật lên dễ dàng hơn như thế nào?
Ex 1.
- Muốn kéo trực tiếp một vật lên cao theo phương thẳng đứng thì cần dùng lực có cường độ ít nhất bằng trọng lượng của vật.
Ex 2.
- Đòn bẩy gồm có 3 bộ phận:
+ Điểm tựa \(\left(O\right)\).
+ Điểm đặt của lực \(F_1\) \(\left(O_1\right)\).
+ Điểm đặt của lực \(F_2\) \(\left(O_2\right)\).
- Đòn bẩy có thể được sử dụng để gây ra một lượng lớn lực lên trên một khoảng cách nhỏ ở một đầu bằng cách tác dụng một lực nhỏ trên một khoảng cách lớn hơn ở đầu kia.
VD: búa nhổ đinh, cái kéo, nắp mở trên lon nước ngọt.
Ex 3.
- Có 2 loại ròng rọc:
+ Ròng rọc cố định: làm thay đổi hướng của lực tác dụng vào nó, cường độ lực: F = P. ( không được lợi về lực nhưng được lợi về chiều. )
+ Ròng rọc động: giúp kéo vật lên cao với 1 lực nhỏ hơn trọng lượng của vật, cường độ lực: F < P. ( không được lợi về chiều nhưng được lợi về lực )