4.Thiên văn, lịch, chữ viết, chữ số, kiến thức của các ngành khoa học cơ bản, các tác phẩm văn học, nghệ thuật, các thành tựu kiến trúc,...
3.Dựa vào hoạt động của Mặt Trời và Mặt Trăng.
2.- Những câu chuyện, những lời mô tả được truyền từ đời này qua đời khác ở rất nhiều dạng khác nhau, sử học gọi đó là tư liệu truyền miệng.
- Những di tích, đồ vật của người xưa còn giữ được trong lòng đất hay trên mặt đất, sử học gọi đó là tư liệu hiện vật.
- Những bản ghi, sách vở chép tay hay được in, khắc bằng chữ viết, gọi chung là tư liệu chữ viết.
Nguồn tư liệu là gốc để giúp ta hiểu biết và dựng lại lịch sử.
1.Ở các hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn), trong lớp đất chưa nhiều than, xương động vật cổ cách đây 40 - 30 vạn năm, người ta phát hiện được những chiếc răng của Người tôi cổ. Ở một số nơi khác như núi Đọ, Quan Yên (Thanh Hóa), Xuân Lộc (Đồng Nai)..., người ta phát hiện được nhiều công cụ đá ghè đẽo thô sơ dùng để chặt, đập ; nhiều mảnh đá ghè mỏng... ở nhiều chỗ.