1/ a/ Ba người cùng kéo một vật có khối lượng 135 kg lên cao theo phương thẳng đứng. Lực kéo của mỗi người là 420N. Hỏi ba người có thể thực hiện được công việc không? Tại sao?
b/ Bằng cách nào để có thể kéo vật lên bằng một lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật?
2/ Tại sao khi đi xe đạp lên dốc thoai thoải ta thấy ít mệt hơn dốc cao?
3/ Một khối sắt có khối lượng 390kg và một khối đá có khối lượng là 3,9 tạ.
a/ So sánh khối lượng và thể tích của hai khối trên? Cho biết khối lượng riêng của sắt là 7800kg/m3, khối lượng riêng của đá là 2600kg/m3.
b/ Nếu khối sắt và khối đá đó có cùng thể tích là 2 m3 thì khối nào có khối lượng lớn hơn?
1/ a/ Trọng lượng của vật cần kéo:
\(P=10m=10.135=1350\left(N\right)\)
Lực kéo của 3 người cộng lại:
\(420.3=\text{1260}\left(N\right)\)
Do lực kéo của 3 người nhỏ hơn trọng lượng của vật \(\left(1260N< 1350N\right)\)
Nên 3 người đó không thể kéo vật lên cao
b/ Có thể kéo vật có lực kéo nhỏ hơn trọng lượng vật bằng cách sử dụng ròng rọc động
2/ Dốc là một hiện tượng tương tự mặt phẳng nghiêng
Ta tác dụng lực càng lớn khi độ cao của mặt phẳng nghiêng càng tăng, vì vậy ta cảm thấy lên dốc thoai thoải lại ít mệt hơn khi lên dốc cao
3/ Đổi: 3,9 tạ = 390kg
a/ Khối lượng của 2 khối này bằng nhau
Thể tích của sắt:
\(V_{sat}=m_{sat}:D_{sat}=390:7800=0,05\left(m^3\right)\)
Thể tích của đá:
\(V_{đa}=m_{đá}:D_{đá}=390:2600=0,15\left(m^3\right)\)
Vậy thể tích của khối đá lớn hơn thể tích của khối sắt (0,15m3 > 0,05m3)
b/ Khối lượng của sắt nếu cùng thể tích là 2m3:
\(m_{sat2}=D_{sat2}.V_{sat2}=7800.2=\text{15600}\left(kg\right)\)
Khối lượng của đá nếu cùng thể tích là 2m3:
\(m_{đa2}=D_{đa2}.V_{đa2}=2600.2=5200\left(kg\right)\)
Vậy khối lượng của khối sắt lớn hơn khối lượng của khối đá (15600kg > 5200kg)
Kết luận ... (tự ghi nha)