Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Đồng Nai , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 3
Số lượng câu trả lời 13
Điểm GP 1
Điểm SP 2

Người theo dõi (0)

Đang theo dõi (0)


Chủ đề:

Ôn tập ngữ văn lớp 6 học kì I

Câu hỏi:

1.Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Càng lạ hơn nữa, từ sau hôm gặp sứ giả, chú bé lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ. Hai vợ chồng làm ra bao nhiêu cũng không đủ nuôi con, đành phải chạy nhờ bà con, làng xóm. Bà con đều vui lòng gom góp gạo nuôi chú bé, vì ai cũng mong chú giết giặc, cứu nước.

Câu1.Đoạn văn viết theo phương thức biêu đạt nào?

Câu 2. Em hãy cho biết nội dung của đoạn văn .

Câu 3.Từ đoạn thơ trên, em hãy nêu cảm nhận của mình về hình ảnh “Thánh Gióng vươn vai biến thành tráng sĩ mình cao hơn trượng”.

2.Đọc văn sau và trả lời các câu hỏi sau

Có một con ếch sống lâu ngày trong một giếng nọ.Xung quanh nó chỉ có vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ.Hằng ngày nó cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng, khiến các con vật kia rất hoảng sợ. Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể.

Một năm nọ, trời mưa to làm nước dềnh lên, tràn bờ, đưa ếch ra ngoài.

Quen thói cũ, ếch nghênh ngang đi lại khắp nơi và cất tiếng kêu ồm ộp. Nó nhâng nháo đưa cặp mắt nhìn lên bầu trời, chả thèm để ý đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp.

Câu 1:

Văn bản trên trích từ văn bản nào? Thuộc thể loại gì?

Câu 2:

Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên? Lý do nào khiến ếch tưởng bầu trời chỉ bé bằng chiếc vung và nó oai như một vị chúa tể ?

GỢI Ý

* Lý do khiến ếch tưởng bầu trời chỉ bé bằng chiếc vung và nó oai như một vị chúa tể :

-Ếch sống lâu ngày trong giếng nên tất nhiên, chỉ nhìn thấy bầu trời bé như một cái vung.

- Xung quanh ếch là những con vật bé nhỏ như nhái, cua, ốc

-Các con vật đều khiếp sợ mỗi khi ếch cất tiếng kêu ồm ộp.

-> Hoàn cảnh sống hạn chế đã làm cho ếch ngộ nhận về mình.

Câu 3:

Tìm các chỉ từ trong đoạn văn trên và cho biết ý nghĩa của chúng?

- Các chỉ từ trong đoạn văn trên :

+ Nọ ( một giếng nọ ) : xác định vị trí không gian của sự vật

+ Kia ( các con vật kia ) : chỉ các con nhái, cua, ốc bé nhỏ sống trong giếng.

+ Nọ ( một năm nọ ) : xác định vị trí thời gian của sự vật

Câu 4:

Câu văn nào thể hiện nội dung, ý nghĩa cũa truyện ?

Câu văn thể hiện nội dung, ý nghĩa của truyện :

+ Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể

->Nói về môi trường nhỏ hẹp của ếch và sự ngộ nhận, ảo tưởng về bản thân của ếch.

+ Nó nhâng nháo đưa cặp mắt lên nhìn bầu trời, chả them để ý đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp.

->Nói về thái độ chủ quan, kiêu ngạo của ếch và hậu quả mà nó phải chịu

Câu 5

a.Tìm cụm danh từ trong đoạn văn:

“Quen thói cũ, ếch nghênh ngang đi lại khắp nơi cất tiếng kêu ồm ộp. Nó nhâng nháo đưa cặp mắt nhìn lên bầu trời, chả thèm để ý đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp.”

b. Vẽ mô hình cấu tạo của cụm danh từ vừa tìm ?

Câu 6:

Từ văn bản trên, em rút ra bài học gì cho bản thân?

- Không nên….

- Chúng ta phải cố gắng …

- Cố gắng sống ...

Câu 8:

Qua những điều rút ra em hãy viết một đoạn văn trình bày quan điểm của em về bài học nhân sinh toát lên từ văn bản trên.

Gợi ý

+ Dù hoàn cảnh môi trường sống hạn chế cũng không được tự bằng lòng, ảo tưởng, ngộ nhận về bản thân mà phải cố gắng để vươn lên.

+ Không được chủ quan ,kiêu ngạo, coi thường xung quanh vì chủ quan ,kiêu ngạo thường phải trả giá rất đắt.

Câu 9: Văn bản trên nói về nội dung gì?

Gợi ý

- Môi trường, thế giới sống cuả ếch rất nhỏ bé. Ếch chưa bao giờ sống thêm, biết thêm một môi trường, một thế giới khác. Tầm nhìn thế giới và sự vật xung quanh của nó rất hạn hẹp, nhỏ bé. Nó ít hiểu biết, một sự ít hiểu biết kéo dài “lâu ngày”.

- Ếch quá chủ quan, kiêu ngạo. Sự chủ quan kiêu ngạo đó đã thành thói quen, thành “bệnh” của nó.

Câu 10:

a.Tìm các tính từ có trong đoạn văn trên?

b. Vai trò ngữ pháp của các tính từ vừa tìm được?

3.Đọc văn bản Lợn cưới áo mới

Câu 1: Văn bản phản ánh điều gì?

Câu 2: Em hãy dòng trình bày suy nghĩ về điều được phản ành trong đoạn văn trên.

Gợi ý

- Phê phán tính khoe khoang của cải của con người

- Khoe của làm méo mó cuộc sống tự nhiên và đưa con con người vào tình thế lố bịch, kì cục.

Câu 3:

Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn trên?

Câu 2:

a.Tìm các cụm động từ trong đoạn văn sau:

- Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không?

Anh kia liền giơ ngay vạt áo ra, bảo:

- Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả!”

b. Hãy phân tích cụm động từ tìm được theo mô hình của cụm động từ?

Câu 3:

Từ văn bản trên, hãy rút ra bài học gì cho bản thân?

GỢI Ý

- Tính khoe của là thói thích tỏ ra, trưng ra cho người ta biết là mình giàu

- Đây là thói xấu, thường thấy ở người giàu, nhất là ở những người mới giàu, thích học đòi.

- Chúng ta không nên học theo

- Tự nhận thức giá trị của cách ứng xử khiêm tốn, dũng cảm, biết học hỏi trong cuộc sống.

4.Văn bản Chân, Tay, Tai, Mắt, Mũi, Miệng

Câu 1: Từ đoạn trích trên em rút ra bài học gì cho bản thân?

Câu 2: Tìm các danh từ riêng trong văn bản?

Câu 3: Nguyên nhân dẫn đến âu thuẫn là vì ai?

5.Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

... Thầy sờ ngà bảo:

- Không phải, nó chần chẫn như cái đòn càn.

Thầy sờ tai bảo:

- Đâu có! Nó bè bè như cái quạt thóc.

Thầy sờ chân cái:

- Ai bảo! Nó sừng sững như cái cột đình.

Thầy sờ đuôi lại nói:

- Các thầy nói không đúng cả. Chính nó tun tủn như cái chổi cùn.

Năm thầy, thầy nào cũng cho là mình nói đúng, không ai chịu ai, thành ra xô xát, đánh nhau toác đầu chảy máu.

Câu 1:

a.Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn trên?

b. Nội dung đọan văn trên là gì?

Câu 2:

Tìm các cụm tính từ trong đoạn văn trên ?

Câu 3:

Cho biết tác dụng của việc sử dụng cụm tính từ trong đoạn văn trên?

Câu 4:

Từ văn bản ở phần đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn ( khoảng 100 chữ) rút ra bài học có ý nghĩa cho bản thân?