Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Hà Nội , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 6
Số lượng câu trả lời 0
Điểm GP 0
Điểm SP 0

Người theo dõi (0)

Đang theo dõi (0)


Chủ đề:

Văn bản ngữ văn 9

Câu hỏi:

 

Phần I (6 điểm)

         Mở đầu bài thơ “Đồng chí”, tác giả Chính Hữu có viết:

“Quê hương anh nước mặn đồng chua

                                         Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”

        Và kết thúc là những vần thơ:

“Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo”

 

Câu 1: Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ? Hoàn cảnh đó cho em hiểu điều gì về cuộc sống chiến đấu của người lính trong thời kì này?

Câu 2: Xác định một thành ngữ trong hai câu mở đầu của bài thơ và giải nghĩa thành ngữ đó. Hãy chép lại một câu thơ khác trong chương trình Ngữ văn 9 có sử dụng thành ngữ (ghi rõ tên tác giả, tên tác phẩm)

Câu 3: Trong hai câu thơ mở đầu của bài thơ, ta thấy những người lính xuất thân từ những hoàn cảnh khác nhau, vậy mà ở những câu sau, Chính Hữu lại viết: “Súng bên súng, đầu sát bên đầu”. Hãy tìm và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật điệp ngữ được sử dụng trong câu thơ trên?  

Câu 4: Dựa vào khổ thơ cuối của bài thơ trên, hãy viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo phương pháp lập luận diễn dịch để làm rõ được bức tranh đẹp về tình đồng chí, đồng đội của người lính là biểu tượng đẹp  về cuộc đời người chiến sĩ. Trong đoạn văn có sử dụng câu phủ định và thành phần phụ chú. (gạch chân và chú thích rõ)

Phần II (4 điểm)      

   Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:

      “Đọc sách không cốt nhiều, quan trọng nhất là  phải chọn cho tinh đọc cho kĩ. Nếu đọc được mười quyển sách không bằng đem thời gian, sức lực đọc 10 quyển ấy mà đọc một quyển thật sự có giá trị. Nếu đọc được mười quyển sách mà chỉ lướt qua, không bằng chỉ lấy một quyển mà đọc mười lần.“Sách cũ trăm lần xem chẳng chán - Thuộc lòng, ngẫm kĩ một mình hay”, hai câu thơ đó đáng làm lời răn cho mỗi người đọc sách. Đọc ít mà đọc kỹ, thì sẽ tập thành nếp suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích luỹ, tưởng tượng tự do đến mức làm đổi thay khí chất; đọc nhiều mà không chịu nghĩ sâu, như cưỡi ngựa qua chợ, tuy châu báu phơi đầy, chỉ tổ làm mắt hoa, ý loạn, tay không mà về.”  

Câu 1:  Đoạn văn trên có trong tác phẩm nào? Do ai sáng tác? Nêu luận điểm của đoạn văn?

Câu 2:  Trong câu văn “Đọc ít mà đọc kỹ, thì sẽ tập thành nếp suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích lũy, tưởng tượng tự do đến mức làm đổi thay khí chất; đọc nhiều mà không chịu nghĩ sâu, như cưỡi ngựa qua chợ, tuy châu báu phơi đầy, chỉ tổ làm mắt hoa, ý loạn, tay không mà về”, tác giả đã sử dụng phép tu từ gì? Nêu hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng phép tu từ ấy trong đoạn trích.

Câu 3: Dựa vào đoạn văn trên và những hiểu biết xã hội, em hãy viết đoạn văn nghị luận khoảng 2/3 trang giấy thi nêu suy nghĩ  của em về việc đọc sách của giới trẻ trong hoàn cảnh thế giới công nghệ thông tin đang phát triển mạnh mẽ như hiện nay.

 

Chủ đề:

Đề cương ôn tập văn 8 học kì II

Câu hỏi:

Câu 1: Trong bài thơ “ Ngắm trăng” a. Mở đầu bài thơ là "ngục trung" kết thúc là "thi gia". Chi tiết này nói lên điều gì? b. Sự hoán đổi vị trí giữa người (nhân, thi gia) và trăng (nguyệt) ở hai câu thơ kết bài có ý nghĩa gì?

Câu 2: Có người cho rằng,“Nhật kí trong tù” là “cuộc vượt ngục về tinh thần” của Bác. Em có đồng ý với ý kiến ấy không? Hãy chỉ ra điều đó trong bài thơ “Ngắm trăng”?

Câu 3: Văn bản “ Bàn luận về phép học” của Nguyễn Thiếp được viết theo thể loại gì? Trình bày đặc điểm của thể loại đó? So sánh để thấy sự giống nhau và khác nhau giữa các thể loại: tấu, hịch, cáo.

Câu 4: Nêu xuất xứ của bài tấu. Nội dung bài “Tấu” Nguyễn Thiếp dâng vua gồm mấy phần?

Câu 5: Đọc đoạn văn từ “Cúi xin từ nay......chớ bỏ qua” và cho biết: a.Nội dung chính của đoạn văn trên là gì? b.Để khuyến khích việc học, Nguyễn Thiếp đã khuyên vua Quang Trung thực hiện những chính sách gì? c.Bài tấu có đoạn bàn về “phép học”. Đó là những phép học nào? Trong số những phép học ấy, em tâm đắc nhất với phép học nào? Vì sao? d.Qua văn bản này, em hiểu gì về tác giả Nguyễn Thiếp? e.Theo em, những lời tấu trình của Nguyễn Thiếp có ý nghĩa gì đối với việc học hôm nay?

PLS HELP MÌNH