Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 4
Số lượng câu trả lời 0
Điểm GP 0
Điểm SP 0

Người theo dõi (0)

Đang theo dõi (0)


abcde

Chủ đề:

Thiên nhiên và con người ở các châu lục

Câu hỏi:

Giúp mk nhanh nhé

Trở ngại lớn nhất cho phát triển kinh tế của các nước Nam Á là

A:

tình hình chính trị -xã hội không ổn định.

B:

tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn.

C:

tồn tại nhiều mâu thuẫn, xung đột.

D:

khí hậu khắc nghiệt, khô hạn.

2

Các núi và sơn nguyên cao của châu Á tập trung chủ yếu ở

A:

phía bắc.

B:

phía nam.

C:

vùng duyên hải.

D:

vùng trung tâm.

3

Sông ngòi ở khu vực Bắc Á có đặc điểm nào sau đây?

A:

Chế độ nước sông điều hoà.

B:

Chảy theo hướng từ nam lên bắc.

C:

Lượng nước nhiều nhất vào cuối hạ, đầu thu.

D:

Mạng lưới sông ngòi thưa thớt.

4

“Cách mạng trắng” và “cách mạng xanh” ở Nam Á thuộc lĩnh vực nào sau đây?

A:

dịch vụ.

B:

công nghiệp.

C:

nông nghiệp.

D:

du lịch.

5

Ngành nào sau đây không phải là ngành công nghiệp mũi nhọn của Nhật Bản?

A:

Khai thác khoáng sản.

B:

Sản xuất hàng tiêu dùng.

C:

Điện tử - tin học.

D:

Chế tạo ôtô, tàu biển.

6

Nhận định nào dưới đây không đúng về đặc điểm dân cư ở châu Á?

A:

Có số dân đông nhất thế giới.

B:

Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao nhất thế giới.

C:

Là nơi ra đời của nhiều tôn giáo lớn.

D:

Có nhiều chủng tộc cùng chung sống với nhau.

7

Hiện nay, Ấn Độ được xếp vào nhóm nước nào sau đây?

A:

Công nghiệp mới (NICs).

B:

Kém phát triển.

C:

Phát triển.

D:

Đang phát triển.

8

Đồng bằng Lưỡng Hà được bồi đắp bởi phù sa của hai hệ thống sông

A:

Hoàng Hà và Trường Giang.

B:

Ấn và Hằng.

C:

Ti-grơ và Ơ-phrát.

D:

A-mua và Ô-bi.

9

Các đồng bằng lớn ở châu Á có nguồn gốc hình thành do

A:

vận động kiến tạo.

B:

phù sa biển.

C:

phù sa sông.

D:

băng hà.

10

Đặc điểm nào sau đây không đúng với tự nhiên của châu Á?

A:

Là một bộ phận của lục địa Á – Âu.

B:

Tiếp giáp với hai châu lục và ba đại dương rộng lớn.

C:

Có diện tích đứng thứ 2 thế giới.

D:

Kéo dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích Đạo.

11

Nằm giữa dãy Gát Đông và Gát Tây là

A:

bán đảo A-rap.

B:

đồng bằng Ấn – Hằng.

C:

sơn nguyên Đê-can.

D:

hoang mạc Tha.

12

Đặc điểm khí hậu nổi bật ở Tây Nam Á là

A:

nóng ẩm.

B:

lạnh ẩm.

C:

ẩm ướt.

D:

khô hạn.

13

Tây Nam Á không tiếp giáp với châu lục nào sau đây?

A:

Châu Phi.

B:

Châu Mĩ.

C:

Châu Á.

D:

Châu Âu.

14

Dân cư ở Tây Nam Á chủ yếu thuộc chủng tộc nào sau đây?

A:

Ô-xtra-lô-it

B:

Môn-gô-lô-it.

C:

Nê-grô-it.

D:

Ơ-rô-pê-ô-it.

15

Cảnh quan đài nguyên được phân bố chủ yếu ở

A:

vùng cực Bắc châu Á.

B:

vùng trung tâm châu Á.

C:

cực Tây châu Á.

D:

cực Nam châu Á.

16

Khu vực có mưa nhiều nhất thế giới là

A:

Nam Á và Đông Nam Á.

B:

Đông Á và Bắc Á.

C:

Tây Nam Á và Đông Á.

D:

Đông Bắc Á và Tây Á.

17

Ý nào sau đây không phải đặc điểm địa hình ở Tây Nam Á?

A:

Đồng bằng Lưỡng Hà nhiều phù sa, màu mỡ.

B:

Có các dãy núi cao bao quanh các sơn nguyên.

C:

Núi và cao nguyên tập trung ở phía đông bắc và tây nam.

D:

Có dãy Hi-ma-lay-a chạy theo hướng tây bắc – đông nam.

18

Cho bảng số liệu:

Diện tích và dân số một số khu vực của châu Á

Khu vực

Diện tích

(nghìn km2 )

Số dân ( triệu người)

Năm 2001

Năm 2015

Nam Á

4489

1356

1823

(Nguồn: Niên giám thống kê 2015, NXB Thống kê 2016)

Mật độ dân số của Nam Á năm 2001 và năm 2015 lần lượt là

A:

33 người/km2 và 24 người/km2 .

B:

30 người/km2 và 40 người/km2 .

C:

302 người/km2 và 406 người/km2 .

D:

331 người/km2 và 246 người/km2 .

19

Thành tựu nông nghiệp quan trọng nhất của Trung Quốc là

A:

giải quyết tốt vấn đề lương thực cho hơn 1,3 tỉ dân.

B:

có nền nông nghiệp hiện đại hàng đầu thế giới.

C:

trở thành quốc gia xuất khẩu nông sản lớn nhất thế giới.

D:

sản xuất nông nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định.

20

Nhật Bản là quốc gia có đặc điểm nào sau đây?

A:

Giàu tài nguyên khoáng sản và hải sản.

B:

Thuộc nhóm nước công nghiệp mới.

C:

Nền kinh tế - xã hội phát triển toàn diện.

D:

Nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp.

21

Nguyên nhân dẫn đến khí hậu châu Á phân hóa thành nhiều đới, nhiều kiểu khí hậu do

A:

định hình bờ biển khúc khuỷu.

B:

lãnh thổ trải dài từ vùng cực Bắc đến vùng xích đạo.

C:

kích thước lãnh thổ rộng, cấu tạo địa hình phức tạp.

D:

vị trí gần biển hay xa biển.

22

Đông Á tiếp giáp với đại dương nào sau đây?

A:

Đại Tây Dương.

B:

Ấn Độ Dương.

C:

Thái Bình Dương.

D:

Bắc Băng Dương.

23

Các kiểu khí hậu phổ biến của châu Á là

A:

khí hậu gió mùa và khí hậu lục địa.

B:

khí hậu ôn đới và khí hậu nhiệt đới.

C:

khí hậu ôn đới và khí hậu cận nhiệt.

D:

khí hậu gió mùa và khí hậu hải dương.

24

Xung đột, nội chiến và bất ổn ở khu vực Tây Nam Á dẫn đến hậu quả nào sau đây?

A:

Thúc đẩy đô thị hóa.

B:

Dân số tăng nhanh.

C:

Chênh lệch giàu – nghèo.

D:

Gia tăng đói nghèo.

25

Sông Hoàng Hà khác với sông Trường Giang ở đặc điểm nào sau đây?

A:

Bắt nguồn từ sơn nguyên Tây Tạng, chảy về phía đông.

B:

Có lũ lớn vào cuối hạ, đầu thu và cạn vào đông xuân.

C:

Bồi đắp nên các đồng bằng rộng, màu mỡ ở hạ lưu.

D:

Có chế độ nước sông thất thường, hay có lụt lớn.

abcde

Chủ đề:

Ôn tập lịch sử lớp 8

Câu hỏi:

1

Duyên cớ trực tiếp dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ là gì?

A:

28-7-1914 Áo- Hung tuyên chiến với Xéc-bi.

B:

4-8 Anh tuyên chiến với Đức, chiến tranh bùng nổ và nhanh chóng trở thành chiến tranh thế giới.

C:

1-8 Đức tuyên chiến với Nga.

D:

28-6- 1914 thái tử Áo-Hung bị phần tử khủng bố ở Xéc-bi ám sát.

2

Ý nghĩa quan trọng nhất của cuộc cải cách Duy Tân Minh Trị là gì?

A:

Nhật Bản trở thành nước tư bản đầu tiên ở châu Á.

B:

Nhật Bản có điều kiện phát triển công thương nghiệp nhất ở châu Á.

C:

Sau cải cách nền chính trị - xã hội Nhật Bản ổn định.

D:

Nhật Bản giữ vững được độc lập, chủ quyền và phát triển chủ nghĩa tư bản.

3

Hệ quả của cách mạng công nghiệp là

A:

Nảy sinh mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản

B:

Nảy sinh mâu thuẫn giữa lãnh chúa và nông nô.

C:

Nảy sinh mâu thuẫn giữa chủ nô và nô lệ.

D:

Nảy sinh mâu thuẫn giữa địa chủ phong kiến và nông dân.

4

Đâu không phải là ý nghĩa lịch sử của Cách mạng Tháng Mười Nga 1917?

A:

Từ đây các nước đế quốc noi gương nước Nga đi lên xây dựng CNXH.

B:

Cách mạng làm thay đổi thế giới - một chế độ mới, một nhà nước mới - nhà nước XHCN ra đời.

C:

Cách mạng để lại nhiều bài học quý báu cho giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức trên thế giới.

D:

Cách mạng làm thay đổi hoàn toàn vận mênh đất nước và số phận hàng trăm triệu con người, đưa giai cấp công nhân lên nắm chính quyền.

5

Nét mới nhất của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là gì?

A:

Đảng Cộng sản thành lập đóng vai trũ lãnh đạo.

B:

Sự trưởng thành của giai cấp công nhân, Đảng Cộng sản thành lập ở một số nước và đóng vai trò lãnh đạo cách mạng.

C:

Phong trào có quy mô rộng lớn nổ ra khắp châu Á.

D:

Phong trào nổ ra liên tục, đều khắp.

6

Cuộc cách mạng nào được coi là cuộc CMTS đầu tiên trên thế giới?

A:

Cách mạng Anh giữa thế kỷ XVII.

B:

Cách mạng Pháp (1789-1794).

C:

Cách mạng Hà Lan thế kỷ XVI.

D:

Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ.

7

Kết cục cơ bản nhất của Chiến tranh thế giới thứ nhất là gì?

A:

Nước Mĩ giàu mạnh lên sau chiến tranh.

B:

Các nước đế quốc suy yếu, nhân loại bị thiệt hại nặng nề, phong trào cách mạng thế giới lên cao.

C:

Đức mất hết thuộc địa, Anh và Pháp mở rộng thuộc địa.

D:

Phe Liên Minh thất bại.

8

Cách mạng tư sản Pháp 1789 là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất vì

A:

cách mạng đã thiết lập được nền cộng hòa tư sản.

B:

cách mạng thi hành nhiều biện pháp kiên quyết để trừng trị bọn phản cách mạng.

C:

củng cố nền thống trị của chế độ quân chủ chuyên chế.

D:

cách mạng lật đổ chế độ phong kiến, đưa tư sản lên cầm quyền.

9

Để đưa nước Mĩ thoát khỏi khủng hoảng, Chính phủ Mĩ đã làm gì?

A:

Gây ảnh hưởng của mình với các nước Mĩ La-tinh.

B:

Tiến hành chiến tranh mở rộng thị trường.

C:

Thực hiện Chính sách kinh tế mới.

D:

Thực hiện Chính sách mới của Tổng thống Ru-dơ-ven.

10

Vì sao Trung Quốc lại bị nhiều nước đế quốc cùng xâu xé?

A:

Vì triều đình phong kiến Mãn Thanh còn rất mạnh.

B:

Vì phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc chống phong kiến mạnh.

C:

Vì triều đình phong kiến không chấp nhận con đường thỏa hiệp.

D:

Vì Trung Quốc đất rộng, người đông.

11

Đảng Quốc đại của giai cấp tư sản Ấn Độ thành lập với mục tiêu cơ bản gì?

A:

Dựa vào Anh đem lại tiến bộ và văn minh cho Ấn Độ.

B:

Lãnh đạo nhân dân đấu tranh giải phóng dân tộc.

C:

Giành quyền tự trị, phát triển kinh tế dân tộc.

D:

Thỏa hiệp với giai cấp tư sản Ấn Độ.

12

Cuộc CM công nghiệp thế kỷ XVIII bắt đầu từ nước nào?

A:

Pháp.

B:

Đức

C:

Mỹ.

D:

Anh.

13

Công xã Pa-ri tồn tại được

A:

71 ngày.

B:

70 ngày.

C:

72 ngày.

D:

73 ngày.

14

Thành tựu cơ bản nhất của nền công nghiệp thế giới cuối thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX là gì?

A:

Kỹ thuật luyện kim được cải tiến.

B:

Máy hơi nước được sử dụng rộng rãi.

C:

Nghề khai thác mỏ phát triển.

D:

Nhiều máy chế tạo công cụ ra đời.

15

Tại sao nói Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga là một đảng kiểu mới?

A:

Đảng chủ trương làm cách mạng tư sản.

B:

Đảng bảo vệ quền lợi của giai cấp tư sản và nhân dân lao động Nga.

C:

Đảng bảo vệ quyền lợi của nhân dân lao động Nga.

D:

Đảng bảo vệ quền lợi của giai cấp tư sản Nga.

16

Thực dân phương Tây đã thi hành những chính sách gì để cai trị ở Đông Nam Á ?

A:

Vơ vét, đàn áp, chia để trị.

B:

Kích thích nền kinh tế của các nước.

C:

Khai thác thu lợi nhuận.

D:

Đầu tư, phát triển mọi mặt.

17

Các nước Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản đã tìm cách thoát khỏi khủng hoảng kinh tế (1929-1933) như thế nào?

A:

Phát xít hóa chế độ chính trị và phát động chiến tranh để chia lại thế giớ.i

B:

Thực hiện những chính sách cải cách về kinh tế - xã hội.

C:

Đóng cửa các nhà máy, xí nghiệp.

D:

Mở rộng quan hệ đối ngoại để mở rộng thị trường.

18

Sau Cách mạng tháng Hai, tình hình nước Nga có điểm gì nổi bật nhất?

A:

Chính phủ lâm thời tiếp tục tham gia chiến tranh.

B:

Hai chính quyền song song tồn tại.

C:

Chính quyền Xô viết tuyên bố nước Nga rút khỏi chiến tranh.

D:

Nhân dân phản đối chiến tranh.

19

Cách mạng tư sản Anh thắng lợi vào thế kỉ XVII có ý nghĩa gì ?

A:

Khẳng định sức mạnh của giai cấp tư sản và quý tộc mới.

B:

Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, đem lại lợi ích cho nhân dân.

C:

Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ hơn, đem lại thắng lợi cho giai cấp tư sản và quý tộc mới

D:

Đem lại quyền lợi cho đông đảo nhân dân lao động.

20

Vì sao việc đánh chiếm pháo đài Ba-xti đã mở đầu cho thắng lợi của cách mạng Pháp?

A:

Pháo đài tượng trưng cho uy quyền của nhà vua.

B:

Pháo đài được xây dựng để bảo vệ thành Pa-ri.

C:

Chế độ quân chủ chuyên chế bị giáng đòn đầu tiên quan trọng.

D:

Pháo đài là nơi giam cầm những người chống đối chế độ phong kiến.

21

Những thành tựu khoa học sau, thành tựu nào do nhà bác học Niu-tơn tìm ra?

A:

Thuyết tiến hóa và di truyền.

B:

Định luật bảo toàn vật chất và năng lượng.

C:

Sự phát triển của thực vật và đời sống của mô động vật.

D:

Thuyết vạn vật hấp dẫn.

22

Một trong những chuyển biến quan trọng ở các nước đế quốc là

A:

sản xuất tụt hậu

B:

sản xuất phát triển không đều.

C:

hình thành các tổ chức độc quyền.

D:

sản xuất phát triển.

23

Điểm nào sau đây chứng tỏ Cách mạng Tân Hợi (1911) là một cuộc cách mạng tư sản không triệt để?

A:

Không nêu vấn đề đánh đổ đế quốc và không tích cực chống phong kiến.

B:

Không giải quyết được vấn đề mâu thuẫn của một xã hội nửa thuộc địa nửa phong kiến.

C:

Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế của nhà Thanh nhưng chưa đụng chạm đến giai cấp địa chủ phong kiến ở Trung Quốc.

D:

Không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.

24

Đâu không phải là nguyên nhân bùng nổ chiến tranh thế giới thứ hai?

A:

Chính sách thỏa hiệp của Anh, Mĩ đối với phát xít.

B:

Sự xuất hiện hai khối đế quốc đối địch nhau.

C:

Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với Liên xô.

D:

Các nước đế quốc và Liên Xô chạy đua vũ trang.

25

Vì sao trước cách mạng, nhân dân Nga mâu thuẫn với Nga hoàng?

A:

Nga hoàng không trang bị đầy đủ vũ khí cho quân đội.

B:

Nga hoàng đánh thuế ruộng đất rất cao.

C:

Nga hoàng đầu hàng, để các nước đế quốc xâm chiếm Nga.

D:

Nga hoàng đẩy nhân dân Nga vào cuộc chiến tranh đế quốc.