Sinh học

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài

Câu 2 (SGK trang 39)

Hướng dẫn giải

undefined

- Nước và muối khoáng hoà tan trong đất, được lông hút hấp thụ, chuyển qua vở tới mạch gỗ.

- Rễ mang các lông hút có chức năng hút nước và muối khoáng hoà tan trong đất.

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Hùng)
Thảo luận (3)

Câu 1 (SGK trang 39)

Hướng dẫn giải

- Nước và muối khoáng hòa tan trong đất. được lông hút hấp thụ, chuyển qua vỏ tới mạch gỗ.

- Rễ mang các lông hút có chức năng hút nước và muối khoáng hòa tan trong đất.

(Trả lời bởi Shiro-No Game No Life)
Thảo luận (3)

Câu 2 (SGK trang 42)

Hướng dẫn giải

Người ta phải thu hoạch các cây có rễ củ trước khi chúng ra hoa là vì: Củ là phần rễ phình to chứa chất dự trữ để cây dùng lúc ra hoa, kết quả. Vì vậy, nếu trồng cây lấy củ như khoai lang, khoai tây, củ cải..., thì phải thu hoạch trước khi ra hoa để thu được củ chứa nhiều chất hữu cơ dự trữ nhất. Nếu thu hoạch chậm, sau lúc cây ra hoa thì một phần chất hữu cơ của củ đã được chuyển hóa đế tạo ra các bộ phận của hoa nên chất lượng củ bị giảm rõ rệt.

(Trả lời bởi dang thi khanh ly)
Thảo luận (3)

Câu 3 (SGK trang 39)

Hướng dẫn giải

Vì sao bộ rễ cây thường ăn sâu, lan rộng, số lượng rễ con còn nhiều?

- Bộ rễ là cơ quan thu nhận chất dinh dưỡng (nước và muối khoáng) cho cây. Cho nên khi cây càng lớn. nhu cầu nước và muối khoáng càng nhiều thì bộ rễ cây phải phát triển để hút đủ nước và muối khoáng phục vụ hoạt động sống của cây.

- Mặt khác, khi cây càng lớn thì bộ rễ càng phải ăn sâu, lan rộng mới giữ cây đứng vững.

(Trả lời bởi Cô Chủ Nhỏ)
Thảo luận (3)

Câu 2 (SGK trang 37)

Hướng dẫn giải

Bố trí thí nghiệm làm thí nghiệm chứng minh cây cần nước.

Trồng 2 cây cái vào 2 chậu đất A và B (như nhau) và tưới nước đều tới khi 2 cây bén rễ (tươi tốt như nhau). Rồi sau đó. hãng ngày chỉ tưới nước cho cây ở chậu A. không tưới nước cho cây ở chậu B. Kết quả, cây chậu A vẫn sinh trưởng phát triển bình thường, còn cây chậu B còi cọc. phát triển không bình thường. Như vậy, nước có vai trò rất quan trọng đối với sự sống của cây.

* Làm thí nghiệm chứng minh cây cần muối khoáng. Trồng 2 cây như nhau vào 2 chậu, chậu A có đủ các loại muối khoáng: đạm. lân, Kali, nhưng chậu B lại thiếu muối đạm. Hàng ngày chăm sóc và tưới nước như nhau cho 2 câv ở 2 chậu. Kết quả theo dõi sau 2 tuần: cây ở chậu A phát triển (xanh tốt) bình thường, còn cây ở chậu B kém phát triển (vàng xấu). Điều đó chứng tỏ muối khoáng có vai trò quan trọng đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây.



(Trả lời bởi Phan Thùy Linh)
Thảo luận (3)

Câu 1 (SGK trang 42)

Hướng dẫn giải

- Rễ củ: Chứa chất dự trữ cho cây khi ra hoa tạo quả. (cây sắn dây, khoai lang,...)

- Rễ móc: Bám vào trụ giúp cây leo lên. (cây hồ tiêu, trầu không,...)

- Rễ thở: Giúp cây hô hấp trong không khí (cây bần, bụt mọc,...)

- Giác mút: Lấy thức ăn từ cây chủ. (cây tầm gửi, dây tơ hồng...)

(Trả lời bởi Phan Thùy Linh)
Thảo luận (3)

Câu 1 (SGK trang 45)

Hướng dẫn giải

Câu 1: Thân gồm những bộ phận nào?

Thân cây gồm các bộ phận sau: Thân chính, cành , chồi ngọn và chồi nách. Chồi nách có 2 loại : chồi lá và chồi hoa.

(Trả lời bởi Cô Chủ Nhỏ)
Thảo luận (3)

Câu 3 (SGK trang 42)

Hướng dẫn giải
STT Tên cây Loại rễ Chức năng đối với cây Công dụng đối với người
1 Củ đậu Rễ củ Chứa chất dự trữ cho cây dùng khi ra hoa tạo quả Thức ăn
2 Cây mắm Rễ thở Lấy oxi cho cây hô hấp Cung cấp gỗ, củi
3 Vạn niên thanh Rễ móc Bám vào trụ, nâng đỡ cây leo lên Cây cảnh
4 Cây tầm gửi Giác mút Giúp cây hút chất dinh dưỡng từ cây khác Làm thuốc Đôi khi phá hoại cây trồng



(Trả lời bởi Dạ Nguyệt)
Thảo luận (3)

Câu 3 (SGK trang 37)

Hướng dẫn giải

Cây cần nhiều nước và muối khoáng vào thời kì sinh trưởng mạnh như khi đâm chồi, nảy lộc, đẻ nhánh (ở lúa), chuẩn bị ra hoa (làm đòng ở lúa). Bởi vì vào thời kì này cây cần tích lũy vật chất và năng lượng cho sự tăng khối lượng và chất lượng của các bộ phận trong cây.

(Trả lời bởi Phan Thùy Linh)
Thảo luận (3)

Câu 1 (SGK trang 37)

Hướng dẫn giải

* Nước: nước rất cần cho các hoạt động sống của cây. Cây thiếu nước các quá trình trao đổi chất có thể bị ngừng trệ và cây chết. Nhu cầu nước của cây luôn luôn thay đổi tùy thuộc vào các loài cây, các thời kì phát triển của cây và điều kiện sống (nhất là thời tiết).

* Muối khoáng: muối khoáng cũng rất cần cho sự sinh trưởng và phát triển của cây. Cây cần nhiều loại muối khoáng khác nhau (muối đạm, muối lân. muối kali). Nhu cầu muối khoáng của cây cũng thay đổi tùy thuộc vào các loài cây và các thời kì phát triển của cây Ví dụ, cây lấy quả lấv hạt (lúa, ngô, cà chua...) cần nhiều phôtpho và nỉtơ, cây trồng lấy thân lá (các loại rau. đay. gai..) cần nhiều đạm và cây trồng lấy củ (khoai lang, củ cải, cà rốt...) thì cần nhiều kali...



(Trả lời bởi Phan Thùy Linh)
Thảo luận (3)