Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khácCần nhớ: Kiểu hình F1 của phép lai là cốt lõi để xác định nhanh quy luật di truyền
Ở 1 loài TV: A: cây cao a: cây thấp
B: quả đỏ b: quả vàng
1. Quy luật phân li (1 cặp tính trạng)
a. Lai phân tích cơ thể dị hợp
Aa x aa \(\Rightarrow\) F1 KH: 1 cao : 1 thấp
b. Tự thụ phấn cơ thể dị hợp
Aa x Aa \(\Rightarrow\) F1 có tỷ lệ KH: 3 cao : 1 thấp
2. Quy luật phân li độc lập (2 cặp tính trạng)
a. Lai phân tích
AaBb x aabb \(\rightarrow\) F1 có tỷ lệ KH: 1 cao đỏ : 1 cao vàng : 1 thấp đỏ : 1 thấp vàng
1 : 1 : 1 : 1
b. Tự thụ phấn:
AaBb x AaBb \(\rightarrow\)F1 có tỷ lệ KH: 9 cao đỏ : 3 cao vàng : 3 thấp đỏ : 1 thấp vàng
9 : 3 : 3 : 1
c.
AaBb x aaBb \(\rightarrow\)F1 có tỷ lệ KH: 3 cao đỏ : 1 cao vàng : 3 thấp đỏ : 1 thấp vàng
3. Quy luật tương tác gen (1 cặp tính trạng do 2 cặp gen quy định)
a. Lai phân tích cơ thể chứa 2 cặp gen dị hợp
Tỷ lệ KH ở F1 có thể là:
3: 1 hoặc 1 : 2 : 1 hoặc 1 : 1 : 1 : 1
b. Cơ thể dị hợp 2 cặp gen tự thụ
- Bổ sung: Át chế Cộng gộp
9 : 7 9 : 3 : 4 15 : 1
9 : 6 : 1 12 : 3 : 1
9 : 3 : 3 : 1 13 : 3
9 : 3 : 4
4. Quy luật liên kết gen (2 cặp tính trạng)
a. Lai phân tích cơ thể dị hợp 2 cặp gen
+ \(\frac{AB}{ab}\) x\(\frac{ab}{ab}\) \(\rightarrow\) F1 có 2 loại KH : 1 cao đỏ : 1 thấp vàng
+ \(\frac{Ab}{aB}\) x \(\frac{ab}{ab}\) \(\rightarrow\) F1 có 2 loại KH: 1 cao vàng : 1 thấp đỏ
b. Tự thụ phấn cơ thể dị hợp 2 cặp gen
+ \(\frac{AB}{ab}\) x \(\frac{AB}{ab}\) \(\rightarrow\) KH: 3 cao đỏ : 1 thấp vàng (dị hợp tử đều)
+ \(\frac{Ab}{aB}\) x \(\frac{Ab}{aB}\) \(\rightarrow\) KH: 1 cao vàng : 2 cao đỏ : 1 thấp đỏ (dị hợp tử chéo)
a. Lai phân tích ruồi cái
+ P: \(\frac{AB}{ab}\) f = 20% x \(\frac{ab}{ab}\)
\(\rightarrow\) KH: 40% cao đỏ : 10% cao vàng : 40% thấp đỏ : 10% thấp vàng
+ \(\frac{Ab}{aB}\) f = 30% x \(\frac{ab}{ab}\)
\(\rightarrow\) KH: 15% cao đỏ : 15% thấp vàng : 35% cao vàng : 35% thấp đỏ
+ Nếu f < 50% \(\rightarrow\) F1 có 4 loại giao tử # 1 : 1 : 1 : 1
+ Nếu f = 50% \(\rightarrow\) F1 có 4 loại giao tử = 1 : 1 : 1 : 1
b. Tự thụ phấn (cơ thể có 2 cặp gen dị hợp)
- Nếu f <50% thì F1 có 4 loại KH # 9 : 3 : 3 : 1
- Nếu f = 50% thì F1 có 4 loại KH tỷ lệ = 9 : 3 : 3 : 1
- TH đặc biệt dị chéo tự thụ phấn 1 bên có HVG \(\rightarrow\) chỉ cho 3 KH với
tỷ lệ 1 : 2 : 1
a. Lai phân tích
- Quy luật phân li: 2 loại KH tỷ lệ 1 : 1
- Quy luật phân li độc lập: 4 loại KH 1 : 1 : 1 : 1
- Quy luật liên kết gen 2 loại KH: 1 : 1 (2 cặp tính trạng)
- Quy luật hoán vị gen:
+ f = 50% 4 loại KH 1 : 1 : 1 :1
+ f < 50% 4 loại KH # 1 : 1 : 1 : 1
- Quy luật tương tác gen
Tỷ lệ KH : 3 : 1 hoăc 1 : 2 : 1 hoặc 1 : 1 : 1 : 1 (1 cặp tính trạng)
b. Tự thụ phấn
- Quy luật phân li: 2 loại KH 3 : 1
- Quy luật phân li độc lập: 4 loại KH 9 : 3 : 3 : 1
- Quy luật liên kết gen: 3 : 1 hoặc 1 : 2 : 1
- Quy luật hoán vị gen:
+ Nếu f = 50%: 9 : 3 : 3 : 1
+ Nếu f <50%: KH # 9 : 3 : 3 : 1
- Tương tác gen có các kiêu tương tác như trên.
v Để xác định quy luật di truyền chi phối ta thực hiện các bước sau:
- Xét riêng từng cặp tính trạng để tìm ra quy luật chi phối của từng cặp tính trạng (dựa vào kiến thức của dạng 1)
- Nhân tích của từng cặp tính trạng rồi so sánh với tỷ lệ đề bài cho
+ Nếu kết quả khác với tỷ lệ đề bài cho thì có hiện tượng liên kết gen hoặc hoán vị gen
+ Nếu kết quả giống với đề bài cho thì là quy luật phân li độc lập
- Dựa vào tỷ của kiểu hình có toàn tính trạng lặn để xác định kiểu gen của P, tần số hoán vị.
II. Xác định quy luật di truyền dựa vào kiểu hình
v TH1: Quy luật phân li độc lập
· Cách 1: Tỷ lệ phân ly KH của phép lai bằng tích tỷ lệ KH của từng cặp gen thì các gen chịu sự chi phối của quy luật phân li độc lập và tác động riêng rẽ.
· Cách 2:
+ Khi lai phân tích 1 cá thể dị hợp xuất hiện tỷ lệ KH mang toàn bộ tính trạng lặn ở thế hệ sau là bội số của 0.25.
+ Khi tự thụ phấn cá thể dị hợp nếu ở thế hệ sau xuất hiện tỷ lệ KH mang toàn tính trạng lặn là bội số của 1/16
Ví dụ: Ở TV A: cao a: thấp
B: đỏ b: vàng
Cho P dị hợp hai cặp gen lai với nhau thu được F1 có tỷ lệ phân li KH
1010 cao đỏ : 337 cao vàng : 336 thấp đỏ : 115 thấp vàng. Gen quy định tính trạng trên chịu sự chi phối của quy luật nào?
Bài giải:
Cách 1:
- Bước 1: xét riêng từng cặp tính trạng:
+ Cao : thấp = (1010 + 337) : (336 + 115) = 3 : 1
+ Đỏ : vàng = (1010 + 336) : (337 + 115) = 3 : 1
- Bước 2: nhân
Ta có: (cao : thấp) (đỏ : vàng) = (3 : 1) (3 : 1) = 9 : 3 : 3 : 1 đúng với tỷ lệ bài cho quy luật phân li độc lập
Cách 2:
Ta có tỷ lệ KH mang tính trạng lặn thấp vàng = 1/16 quy luật phân li độc lập
v TH2: Tỷ lệ phân li KH của phép lai nhỏ hơn tích tỷ lệ phân li KH của các cặp tính trạng thì gen quy định tính trạng tuân theo sự chi phối của quy luật liên kết gen
Ví dụ: Ở TV A: cao a: thấp
B: đỏ b: vàng
Cho P tự thụ thu được F1 có tỷ lệ phân li KH là 3465 cao đỏ : 6490 cao vàng : 3470 thấp đỏ. Xác định quy luật chi phối?
Bài giải:
- Xét riêng từng cặp tính trạng
+ Cao : thấp = 3 : 1
+ Đỏ : vàng = 1 : 1
- Nhân
(cao : thấp) (đỏ : vàng) = (3 : 1) (1 : 1) = 3 : 3 : 1 : 1 > 1 : 2 : 1
- Quy luật chi phối là liên kết gen
v TH 3: Hoán vị gen
· Cách 1: Tỷ lệ phân li KH của 1 phép lai lớn hơn tích tỷ lệ phân li KH của các cặp tính trạng thì gen quy định tính trạng chịu sự chi phối của quy luật HVG.
· Cách 2:
+ Khi lai phân tích 1 cá thể dị hợp xuất hiện tỷ lệ KH mang toàn bộ tính trạng lặn ở thế hệ sau khác bội số của 0.25.
+ Khi tự thụ phấn cá thể dị hợp nếu ở thế hệ sau xuất hiện tỷ lệ KH mang toàn tính trạng lặn khác bội số của 1/16
- Ví dụ: Cho lai P thuẩn chủng, khác nhau hai cặp tính trạng. Ở F1 100% cây chín sớm, quả trắng. Cho F1 tự thụ phấn được F2 4 kiểu hình gồm 37600 cây, trong đó có 375 cây chín muộn, quả xanh. Xác định quy luật di truyền chi phối hai cặp tính trạng trên?
Bài giải:
KH mang tính trạng lặn có tỷ lệ = 375/37600 = 0.001 # 1/16
\(\rightarrow\) HVG
Lưu ý:
Tổng KH của 1 phép lai nào đó khác 2n (n là số nguyên dương) thì ta kết luận đã xảy ra hiện tượng hoán vị gen.
Cho P tự thụ thu được F1 có KH phân li theo tỷ lệ: 15 cao đỏ : 3 thấp vàng : 1 cao vàng : 1 thấp đỏ. Xác định quy luật di truyền chi phối?
Bài giải:
Ta có tổng tỷ lệ KH của F1 = 15 + 3 + 1 + 1 = 20 # 2n \(\rightarrow\) quy luật HVG.
III. Xác định quy luật di truyền dựa vào KG
Khi cơ thể có hai cặp gen dị hợp, giảm phân tạo ra:
- 4 loại giao tử với tỷ lệ bằng nhau qu\(\rightarrow\)y luật phân li độc lập
Ví dụ: cơ thể AaBb giảm phân bình thường tạo ra 4 giao tử với tỷ lệ bằng nhau là AB, Ab, aB, ab
- 2 loại giao tử với tỷ lệ bằng nhau quy \(\rightarrow\)luật tương tác gen
Ví dụ: cơ thể AB/ab giảm phân bình thường tạo ra 2 giao tử với tỷ lệ bằng nhau là AB và ab
- 4 loại giao tử với tỷ lệ khác nhau:
+ 2 giao tử liên kết có tỷ lệ lớn hơn và bằng nhau = 50% - f/2
+ 2 giao tử hoán vị có tỷ lệ bằng nhau và nhỏ hơn = f/2
Ví dụ: Cơ thể AB/ab f = 30% giảm phân bình thường cho 4 giao tử
+ AB = ab = 50% - f/2 = 50% - 30%/2 = 35% (giao tử liên kết)
+ Ab = aB = f/2 = 15% (giao tử hoán vị)
IV. Quy luật di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân
1. Di truyền NST giới tính
- Lai P thuần chủng ở F1 có\(\rightarrow\) hiện tượng phân li tính trạng
- Tỷ lệ ở hai giới khác nhau
- Lai thuận khác lai nghịch
Ví dụ: Tính trạng màu lông gà do một gen quy định. Khi lai gà mái lông đốm thuần chủng với gà trống lông đen thuần chủng thu được đời F1 có: 124 gà lông đốm, 126 gà lông đen. Xác định quy luật di truyền chi phối tính trạng trên?
Bài giải: P thuần chủng, F1 có hiện tượng phân li tính trạng \(\rightarrow\) quy luật di truyền liên kết với giới tính.
2. Di truyền ngoài nhân
- Tỷ lệ kết quả của phép lai thuận khác phép lai nghịch
- Con luôn có KH giống với mẹ (di truyền theo dòng mẹ)
Đối với bài toán có sự tích hợp các quy luật di truyền thì ta thực hiện như sau:
- Bước 1: Xét riêng từng cặp tính trạng, xác định quy luật di truyền chi phối từng cặp tính trạng đó.
- Bước 2: Xét chung tích tỷ lệ hai cặp tính trạng nếu:
+ Tỷ lệ phân ly KH của phép lai bằng tích tỷ lệ KH của từng cặp gen thì các gen chịu sự chi phối của quy luật phân li độc lập và tác động riêng rẽ.