Cảnh báo

Bạn cần đăng nhập mới làm được đề thi này

Nội dung:

TRƯỜNG THPT LẠC LONG QUÂN KIỂM TRA 15 PHÚT – HỌC KÌ I (2016 – 2017) TỔ: SỬ - ĐỊA - GDCD MÔN: GDCD 11 Câu 1: Hoạt động nào của con người được coi là cơ bản nhất và là cơ sở của đời sống xã hội? A. Hoạt động chính trị. C. Hoạt động nghệ thuật, thể thao. B. Hoạt động sản xuất của cải vật chất. D. Hoạt động thực nghiệm khoa học. Câu 2: Sức lao động là: A. Người lao động được sử dụng trong quá trình sản xuất. B. Hoạt động có mục đích của con người để tạo ra của cải. C. Lao động của con người. D. Toàn bộ thể lực và trí lực của con người có thể được sử dụng trong quá trình sản xuất. Câu 3: Phát triển kinh tế có ý nghĩa như thế nào đối với gia đình? A. Tăng thu nhập quốc dân và phúc lợi xã hội. B. Đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng phong phú. C. Xây dựng gia đình văn hóa. D. Tạo điều kiện vật chất để củng cố an ninh, quốc phòng. Câu 4: Trong tư liệu lao động, bộ phận nào cần được phát triển đi trước một bước so với đầu tư sản xuất trực tiếp? A. Công cụ lao động. C. Kết cấu hạ tầng của sản xuất. B. Lao động. D. Nguyên liệu cho sản xuất. Câu 5: Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất bao gồm: A. Lao động, đối tượng lao động và công cụ lao động. B. Lao động, sức lao động và đối tượng lao động. C. Sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động. D. Sức lao động, đối tượng lao động, tư liệu lao động và tư liệu sản xuất. Câu 6: Những yếu tố tự nhiên mà lao động của con người tác động vào nhằm biến đổi nó cho phù hợp với mục đích của con người được gọi là gì? A. Đối tượng lao động. C. Công cụ lao động. B. Tư liệu lao động. D. Tài nguyên thiên nhiên. Câu 7: Nhận định đúng về phát triển kinh tế: A. Phát triển kinh tế là tăng trưởng kinh tế bền vững. B. Phát triển kinh tế là sự tăng lên về số lượng và chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ. C. Phát triển kinh tế là tăng trưởng kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống. D. Phát triển kinh tế là sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với cơ cấu kinh tế hợp lí, tiến bộ và công bằng xã hội. Câu 8: Trong các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, yếu tố nào bắt nguồn từ tự nhiên? A. Sức lao động. C. Lao động. B. Đối tượng lao động và tư liệu lao động. D. Chỉ có đối tượng lao động. Câu 9: Hàng hóa là: A. Sản phẩm của lao động để thỏa mãn nhu cầu của con người. B. Sản phẩm của lao động có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người thông qua mua bán. C. Sản phẩm được mọi người công nhận là hàng hóa. D. Sản phẩm được sản xuất ra để bán. Câu 10: Bản chất của tiền tệ là gì? A. Thước đo giá trị của hàng hóa. B. Phương tiện để lưu thông hàng hóa và để thanh toán. C. Hàng hóa đặc biệt, đóng vai trò làm vật ngang giá chung. D. Tiền giấy, tiền vàng và ngoại tệ. Câu 11: Giá cả của hàng hóa là: A. Sự biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa. B. Sự thỏa thuận giữa người mua và người bán. C. Số tiền mà người mua phải trả cho người bán. D. Giá tiền đã in trên sản phẩm hoặc người bán quy định. Câu 12: Thị trường bao gồm những yếu tố cơ bản nào? A. Hàng hóa, tiền tệ, cửa hàng, chợ. C. Hàng hóa, người mua, người bán. B. Hàng hóa, tiền tệ, người mua, người bán. D. Người mua, người bán, tiền tệ. Câu 13: Chức năng tiền tệ thế giới được sử dụng khi nào? A. Tiền rút khỏi lưu thông. B. Dùng tiền để chi trả sau khi giao dịch, mua bán. C. Trao đổi hàng hóa vượt ra khỏi biên giới quốc gia. D. Tiền làm môi giới trong quá trình trao đổi hàng hóa. Câu 14: Hãy chỉ ra đâu là chức năng của tiền tệ? A. Thước đo kinh tế. C. Thước đo giá cả. B. Thước đo thị trường. D. Thước đo giá trị. Câu 15: Hàng hóa có những thuộc tính nào sau đây? A. Giá trị sử dụng và giá trị. C. Giá trị và giá trị trao đổi. B. Giá trị trao đổi và giá trị sử dụng. D. Giá trị sử dụng và giá cả. Câu 16: Tiền tệ có 5 chức năng. Chức năng nào không đòi hỏi nhất thiết là tiền vàng? A. Chức năng thước đo giá trị. B. Chức năng phương tiện cất trữ. C. Chức năng phương tiện lưu thông và phương tiện thanh toán. D. Chỉ chức năng phương tiện lưu thông. Câu 17: Tiền tệ ra đời là do: A. Quá trình phát triển lâu dài của sản xuất hàng hóa. B. Quá trình phát triển lâu dài của lưu thông hàng hóa. C. Quá trình phát triển lâu dài của phân phối hàng hóa. D. Quá trình phát triển lâu dài của sản xuất, trao đổi hàng hóa và của 4 hình thái giá trị. Câu 18: Công thức của lưu thông hàng hóa khi tiền làm môi giới trong quá trình trao đổi là: A. T – H – T’. C. H – T – H. B. T – H – T. D. T – H – T – H’. Câu 19: Khi nào sản phẩm của lao động mang hình thái hàng hóa? A. Khi nó được người sản xuất hàng hóa sản xuất ra. B. Khi nó là đối tượng mua - bán trên thị trường. C. Khi nó thỏa mãn một nhu cầu bất kỳ nào đó của con người. D. Khi nó được mọi người công nhận là hàng hóa. Câu 20: “Khi giá cả một loại hàng hóa nào đó tăng lên thì người sản xuất nói chung sẽ tăng sản xuất mặt hàng ấy, nhưng có thể làm cho người tiêu dùng giảm nhu cầu về hàng hóa ấy”. Nhận định trên phản ánh chức năng nào của thị trường? A. Chức năng điều tiết. C. Chức năng thừa nhận. B. Chức năng thông tin. D. Chức năng thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật.
00:00:00