Cảnh báo

Bạn cần đăng nhập mới làm được đề thi này

Nội dung:

HOC24.VN 1 SỞ GD&ĐT BÌNH PHƯỚC THPT HÙNG VƯƠNG Mã đề: 132 ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 3 NĂM 2017 BÀI THI KHXH; MÔN: GDCD 12 Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian giao đề Họ, tên thí sinh:..................................................................... SBD: ............................. Câu 1: Anh Nam 19 tuổi đang thực hiện nghĩa vụ quân sự tại biên giới Tây Bắc Việt Nam. Trường hợp này thuộc hình thức thực hiện Pháp luật nào ? A. Thi hành pháp luật. B. Tuân thủ pháp luật. C. Sử dụng pháp luật. D. Áp dụng pháp luật Câu 2: Chủ thể nào dưới đây không có quyền giải quyết khiếu nại? A. Chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh. B. Tổng thanh tra Chính phủ. C. Bộ trưởng D. Cán bộ thanh tra chính phủ. Câu 3: Công dân được đề nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính xâm phạm lợi ích hợp pháp của mình bằng quyền A. tố cáo. B. khiếu nại. C. tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội. D. tự do ngôn luận. Câu 4: Đã mấy lần, H và C phát hiện ra một nhóm thanh niên naqm, nữ tiêm chích ma tuý tại một nơi gần trường học. Nếu là H và C em sẽ chọn cách xử lý nào dưới đây? A. Thu thập chứng cứ và trình báo với cơ quan công an gần nhất. B. Việc của chúng ta là học tập nên không quan tâm. C. Im lặng vì nói ra nhỡ đâu bị trả thù. D. Chụp ảnh và tung lên facebook để cảnh báo mọi người. Câu 5: Bình đẳng trong kinh doanh thể hiện: A. Quyền bình đẳng giữa doanh nghiệp Nhà nước với kinh tế tập thể. B. Quyền bình đẳng giữa các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với nhau. C. Quyền bình đẳng của mọi loại hình doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. D. Quyền bình đẳng giữa kinh tế tư nhân với kinh tế nhà nước. Câu 6: Bố Liên chỉ cho Liên học hết cấp hai và nghỉ học ở nhà lấy chồng cho yên bề gia thất. Nếu là bạn của Liên em sẽ A. Khuyên Liên nên nghe lời bố. B. Khuyên Liên bí mật bỏ trốn. C. Nói với bố Liên lấy chồng sớm là vi phạm luật hôn nhân và gia đình. D. Coi như không biết vì đây là việc riêng của gia đình Liên. Câu 7: Bố Mai là công an, Bố đang muốn thành lập công ty kinh doanh dịch vụ cầm đồ. Nếu là Mai em chọn phương án nào sau đây để giúp Bố? A. Không nói gì vì mình là trẻ con. B. Khuyến khíc Bố vì gia đình có thêm thu nhập. C. Nói với Bố, Bố là công an thuộc đối tượng không được quyền thành lập và quản lý doanh HOC24.VN 2 nghiệp tại Việt Nam theo qui định của luật doanh nghiệp. D. mách với người thân về việc làm của Bố.--------------------------------------- Câu 8: Anh M và anh T là bạn thân của nhau. Biết M chuyên buôn bán ma tuý đá với qui mô ngày càng lớn. Nếu là T em sẽ: A. Coi như không biết vì đó là chuyện của cá nhân M. B. Nói với người thân của anh M để trực tiếp can ngăn. C. Báo cho công an biết để ngăn chặn. D. Xin tham gia cùng vì đang cần tiền để làm vốn cưới vợ. Câu 9: H năm nay 15 tuổi, làm thuê cho một của hàng tại thị trấn X. Em phải làm việc 12 giờ mỗi ngày. H còn thường xuyên bị bà chủ chửi rủa, đánh mắng. Nếu là H, em chọn cách nào sau đây để bảo vệ mình? A. Gửi đơn khiếu nại đến Uỷ ban nhân dân thị trấn X. B. Gửi đơn tố cáo đến Công an nhân dân thị trấn X. C. Gửi đơn khiếu nại đến Công an thị trấn X D. Bỏ việc ở cửa hàng này, xin vào làm ở cửa hàng khác. Câu 10: Để có tiền biếu bố mẹ đẻ chữa bệnh, chị V đã bán chiếc xe máy có trước khi kết hôn mà bây giờ chị vẫn là người sở hữu. Chị V đang thực hiện quyền A. chiếm hữu tài sản riêng của mình. B. sử dụng tài sản riêng của mình. C. định đoạt tài sản riêng của mình. D. tự do đối với tài sản riêng của mình. Câu 11: Lan có học lực trung bình, không được xét tuyển vào trường đại học nào, đã tỏ ra bi quan và cho rằng mình không còn cơ hội học tập nữa. Em chọn phương án nào sau đây để giúp bạn cho phù hợp? A. Khuyên bạn nên tham gia lao động sản xuất. B. Khuyên Lan chọn học một trường Cao đẳng hoặc trung caaos phù hợp với khả năng của mình. C. Khuyên bạn tiếp tục chờ đợi. D. Khuyên bạn năm sau thi lại. Câu 12: Bất kì ai cũng có quyền bắt người trong trường hợp A. người đó phạm tội rất nghiêm trọng. B. có căn cứ cho rằng người đó đã thực hiện hành vi phạm tội. C. có thông tin cho rằng người đó đã thực hiện hành vi tội phạm. D. người đó đang thực hiện tội phạm. Câu 13: Mồ côi cha mẹ từ nhỏ, T được bà ngoại nuôi ăn học. Tù khi có việc làm ổn định, T không về thăm bà và thường trốn tránh khi bà lên thăm. Nếu là T, em sẽ chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp với qui định của pháp luật? A. Biếu bà một khoản tiền. B. Chuyển chỗ ở để bà không tìm được. C. Chuyển cả chỗ ở lẫn chỗ làm để bà không tìm được. D. Đón bà lên sống cùng để tiện chăm sóc. HOC24.VN 3 Câu 14: Niềm tin tuyệt đối, không chứng minh vào sự tồn tại thực tế của những bản chất siêu nhiên (thần thánh, chúa trời...) là biểu hiện của: A. Tín ngưỡng. B. Dị giáo. C. Tôn giáo. D. Mê tín. Câu 15: Một trong những nội dung của công dân bình đẳng trong thực hiện quyền lao động là A. được tự do sử dụng sức lao động của mình để tìm kiếm, lựa chọn việc làm. B. được tự do sử dụng sức lao động để làm bất cứ việc gì. C. được tự do sử dụng sức lao động của mình để kiếm tiền. D. được tự do giao kết hợp đồng lao động. Câu 16: Học tập là một trong các quyền: A. Tối thiểu của con người. B. Quan trọng của con người. C. Cơ bản của con người. D. Không thể thiếu của con người. Câu 17: Trường hợp nào dưới đây là thực hiện đúng pháp luật về phát triển các lĩnh vực xã hội? A. Tuân thủ qui định an ninh, quốc phòng. B. Chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân. C. bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng. D. Bảo vệ môi trường. Câu 18: Trong việc đảm bảo quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật, Nhà nước ta không những tạo điều kiện cần thiết đảm bảo cho công dân thực hiện được quyền và nghĩa vụ của mình mà còn : A. Quan tâm đến một số trách nhiệm pháp lí cơ bản. B. Quan tâm phát triển kinh tế, xã hội. C. Đua ra hình thức kỷ luật với những người xâm phạm đến quyền công dân. D. Xử lý nghiêm minh những hành vi xâm phạm quyền và lợi ích của công dân. Câu 19: Trường hợp quá thời hạn qui định mà tố cáo không được giải quyết thì người tỗ cáo có quyền tố cáo với cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của người giải quyết tố cáo. Đây là nội dung của bước thứ mấy trong qui trình tố cáo và giải quyết tố cáo? A. Bước 2. B. Bước 1 C. Bước 3. D. Bước 4. Câu 20: Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, súc khoẻ, danh dự và nhân phẩm của công dân được ghi nhận trong điều bao nhiêu của Hiến pháp năm 2013? A. Điều 19. B. Điều 20. C. Điều 21. D. Điều 22. Câu 21: Áo của P phơi trên dây bị bay sang nhà hàng xóm khi nhà đó đi vắng. P rủ Đcùng sang lấy áo. Nếu là Đ, em chọn cách ứng xử nào sau đây cho đúng với qui định của pháp luật? A. Cùng P sang nhà đó lấy áo. B. Từ chối, để P sang nhà đó lấy áo một mình. C. Khuyên P không xâm phạm nơi ở của người khác. Chờ họ về xin vào lấy áo. D. Khuyên P rủ thêm vài người nữa cùng sang để làm chúng P chỉ lấy áo. Câu 22: A và B là hàng xóm của nhau. Một hôm, đàn gà của A sang vườn nhà B bới tung một luống rau cải, bực mình B chửi A và hai bên to tiếng với nhau. Tức thì A đã dùng gậy đánh vào chân B làm B phải vào viện điều trị và để lại thương tật ở chân. Trong trường hợp này A đã Vi phạm: A. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ của công dân. HOC24.VN 4 B. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân. C. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân D. Quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm, danh dự của công dân. Câu 23: Mục đích của việc tạo ra môi trường kinh doanh tự do, bình đẳng trên cơ sở pháp luật là A. xây dựng nền kinh tế ổn định. B. tạo tiền đề cho thực hiện quyền của cá nhân, tổ chức. C. tăng cường hợp tác giữa các doanh nghiệp. D. thúc đẩy kinh doanh phát triển. Câu 24: Chị Mai bị chồng đánh đập, xúc phạm danh dự nhân phẩm. Nếu là bạn của chị mai em sẽ : A. Khuyên chị Mai báo với chính quyền địa phương. B. Khuyên chị Mai nộp đơn ra toà ly hôn. C. Khuyên chị Mai đánh trả lại. D. Khuyên chị Mai bỏ nhà đi. Câu 25: Tính qui phạm phổ biến là nên giá trị gì của pháp luật? A. Giá trị công bằng, bình đẳng. B. Giá trị thực tiễn. C. Giá trị hiện thực. D. Giá trị văn minh, tiến bộ. Câu 26: Mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức thể hiện: A. Đạo đức là phương tiện đặc thù để thể hiện và bảo vệ pháp luật. B. Pháp luật là phương tiện đặc thù để thể hiện và bảo vệ các giá trị đạo đức. C. Cả pháp luật và đạo đức đều bảo vệ xã hội. D. Các qui tắc của pháp luật cũng là qui tắc của đạo đức. Câu 27: Trong kỳ thi tuyển viên chức tỉnh A, bạn B có năng lực chuyên môn rất tốt nhưng bị khuyết tật. Tỉnh A đã quyết định bạn B được trúng tuyển viên chức. Hành động này của tỉnh A đã thực hiện: A. Quyền học tập của công dân. B. Quyền được trọng dụng nhân tài của công dân. C. Quyền sáng tạo của công dân. D. Quyền được phát triển của công dân. Câu 28: Thái độ của người biết hành vi của mình la sai có thể gây hậu quả không tốt mà vẫn cố ý làm là dấu hiệu nào dưới đây của vi phạm pháp luật? A. Do người có năng lục trách nhiệm pháp lý thực hiện. B. Xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. C. Người vi phạm pháp luật phải có lỗi. D. Là hành vi trái pháp luật. Câu 29: Khẳng định: Công dân được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng thuộc quyền nào dưới đây? A. Quyền học tập. B. Quyền bình đẳng. C. Quyền được sáng tạo. D. Quyền được phát triển. Câu 30: Ý kiến nào sau đây đúng với quyền được phát triển của công dân? HOC24.VN 5 A. Trong mọi hoàn cảnh, công dân phải được hưởng đời sống vật chất đầy đủ. B. Công dân được hưởng đời sống vật chất đầy đủ, phù hợp với điều kiện kinh tế của đát nước. C. Trong mọi hoàn cảnh, công dân phải được hưởng đời sống tinh thần đầy đủ. D. Tất cả công dân phải được tự do trong mọi hoàn cảnh để phát triển. Câu 31: Phát biểu bào dưới đây không đúng? A. Một hành vi vi phạm pháp luật có thể phải chịu hai hình thức trách nhiệm pháp lí. B. Tất cả các hành vi trái pháp luật đều có lỗi và phải chịu trách nhiệm pháp lí. C. Tương ứng với mỗi loại vi phạm pháp luật là một loại trách nhiệm pháp lí. D. Mỗi hành vi vi phạm pháp luật phải chịu một hình thức trách nhiệm pháp lí. Câu 32: Theo luật sở hữu trí tuệ, hành vi nào sau đây xâm phạm quyền tác giả? A. Chụp ảnh, truyền hình tác phẩm tạo hình, kiến trúc, nhiếp ảnh, mĩ thuật ứng dụng được trưng bày tại nơi công cộng nhằm giới thiệu hình ảnh của tác phẩm đó. B. Chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiểm thị. C. Nhập khẩu bản sao tác phẩm của người khác về sử dụng riêng. D. Xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả. Câu 33: Điều 45, Hiến pháp năm 2013 qui định: bảo vệ tổ quốc là: A. Trách nhiệm của công dân. B. Nghĩa vụ và quyền của công dân. C. Quyền của công dân. D. Nghĩa vụ của công dân. Câu 34: Quyền tác giả phát sinh A. kể từ khi tác phẩm được sáng tạo ra. B. kể từ khi sản phẩm được sáng tạo ra. C. kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định. D. kể từ khi sản phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định. Câu 35: Ý kiến nào dưới đây sai khi nói về quyền tự do ngôn luận? A. Công dân có quyền bày tỏ ý kiến, thái độ, đánh giá mọi người xung quanh trên trang mạng cá nhân của mình. B. Công dân có thể viết bài đăng báo bày tỏ quan điểm, ý kiến của mình về chủ trương, chính sách và pháp luật của Nhà nước. C. Quyền tự do ngôn luận được Nhà nước ghi nhận trong Hiến pháp và luật D. Quyền tự do ngôn luận là cơ sở để công dân tham gia tích cực vào các hoạt động của Nhà nước. Câu 36: Cơ quan Y bị mất một số tài sản do bảo vệ cơ quan quên không khoá cổng. Vậy bảo vệ cơ quan này phải chịu trách nhiệm pháp lí nào dưới đây? A. Trách nhiệm hình sự. B. Trách nhiệm hành chính. C. Trách nhiệm dân sự. D. Trách nhiệm kỷ luật. Câu 37: Theo luật thuế thu nhập doanh nghiệp, những doanh nghiệp mới thành lập thuộc diện ưu tiên theo qui định pháp luật, được miễn thuế tối đa không quá: A. 3 năm và giảm 50% số thuế phải nộp tối đa không quá chín năm tiếp theo. HOC24.VN 6 B. 4 năm và giảm 50% số thuế phải nộp tối đa không quá chín năm tiếp theo. C. 5 năm và giảm 50% số thuế phải nộp tối đa không quá chín năm tiếp theo. D. 6 năm và giảm 50% số thuế phải nộp tối đa không quá chín năm tiếp theo. Câu 38: Quần chúng A là người theo đạo Thiên Chúa nên không được chi bộ X theo dõi, hướng dẫn và xem xét kết nạp Đảng cộng sản Việt Nam. Chi bộ X không thực hiện: A. Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo. B. Quyền bình giữa các dân tộc. C. Quyền bình đẳng về cơ hội phát triển. D. Quyền bình đẳng về tín ngưỡng Câu 39: T và Y đều đủ điểm xét vào trường chuyên như nhau nhưng chỉ Y được nhận vào học vì là con liệt sĩ. Nếu là T em sẽ: A. Đồng ý và xin vào học trường THPT khác. B. Nói bố mẹ làm giả hồ sơ để cũng được ưu tiên như bạn Y. C. Kiện Ban giám hiệu trường Chuyên vì không công bằng. D. Năn nỉ thầy hiệu trưởng trường Chuyên cho em vào nhập học. Câu 40: Bình đẳng giữa các dân tộc về văn hoá, giáo dục có ý nghĩa như thế nào đối với việc củng cố sự đoàn kết, thống nhất toàn dân tộc? A. Quan trọng B. Là cơ sở. C. Quyết định. D. Then chốt ----------- HẾT ----------
00:00:00