Cảnh báo

Bạn cần đăng nhập mới làm được đề thi này

Nội dung:

[BIO TEAM – THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU] T r a n g 1 | 7 BIO TEAM – THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2020 Môn thi thành phần: SINH HỌC Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian phát đề) MÃ ĐỀ: 6 – 002 NỘI DUNG: CHƯƠNG VI – TIẾN HÓA: HỌC THUYẾT ĐACUYN & HỌC THUYẾT HIỆN ĐẠI Câu 1: Theo quan niệm Đacuyn, đối tượng tác động của chọn lọc tự nhiên là A. Cá thể sinh vật. B. Tế bào. C. Loài sinh học. D. Quần thể sinh vật. Câu 2: Theo quan niệm của Đacuyn, nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hóa là A. Đột biến gen. B. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. C. Biến dị cá thể. D. Đột biến số lượng nhiễm sắc thể. Câu 3: Người đầu tiên đưa ra khái niệm biến dị cá thể là A. Đacuyn. B. Moocgan. C. Lamac. D. Menđen. Câu 4: Đacuyn là người đầu tiên đưa ra khái niệm A. Đột biến trung tính. B. Biến dị tổ hợp. C. Biến dị cá thể. D. Đột biến. Câu 5: Theo Đacuyn, nguyên liệu chủ yếu cho chọn lọc tự nhiên là A. Thường biến. B. Biến dị cá thể. C. Đột biến. D. Biến dị tổ hợp. môi trường. Câu 6: Theo quan niệm của Đacuyn, nguồn nguyên liệu chủ yếu của tiến hoá là A. Thường biến. B. Biến dị cá thể. C. Đột biến gen. D. Đột biến nhiễm sắc thể. Câu 7: Phát biểu nào sau đây không phải là quan niệm của Đacuyn? A. Chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật. B. Toàn bộ sinh giới ngày nay là kết quả quá trình tiến hóa từ một nguồn gốc chung. C. Ngoại cảnh thay đổi chậm chạp, sinh vật có khả năng thích ứng kịp thời. D. Loài mới được hình thành dần dần qua nhiều dạng trung gian dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên theo con đường phân li tính trạng. Câu 8: Trên quần đảo Galapagos có 3 loài sẻ cùng ăn hạt: - Ở một hòn đảo (đảo chung) có cả 3 loài sẻ cùng sinh sống, kích thước mỏ của 3 loài này rất khác nhau nên chúng sử dụng các loại hạt có kích thước khác nhau, phù hợp với kích thước mỏ của mỗi loài. - Ở các hòn đảo khác (các đảo riêng), mỗi hòn đảo chỉ có một trong ba loài sẻ này sinh sống, kích thước mỏ của các cá thể thuộc mỗi loài lại khác với kích thước mỏ của các cá thể cùng loài đang sinh sống ở hòn đảo chung. Nhận định nào sau đây về hiện tượng trên sai? A. Kích thước mỏ có sự thay đổi bởi áp lực chọn lọc tự nhiên dẫn đến giảm bớt sự cạnh tranh giữa 3 loài sẻ cùng sống ở hòn đảo chung. B. Sự phân li ổ sinh thái dinh dưỡng của 3 loài sẻ trên hòn đảo chung giúp chúng có thể chung sống với [BIO TEAM – THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU] T r a n g 2 | 7 nhau. C. Kích thước khác nhau của các loại hạt mà 3 loài sẻ này sử dụng làm thức ăn ở hòn đảo chung là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi về kích thước mỏ của cả 3 loài sẻ. D. Sự khác biệt về kích thước mỏ giữa các cá thể đang sinh sống ở hòn đảo chung so với các cá thể cùng loài đang sinh sống ở hòn đảo riêng là kết quả của quá trình chọn lọc tự nhiên theo các hướng khác nhau. Câu 9: Đacuyn giải thích sự hình thành đặc điểm thích nghi màu xanh lục ở các loài sâu ăn lá là do A. Quần thể sâu ăn lá xuất hiện những biến dị màu xanh lục được chọn lọc tự nhiên giữ lại. B. Quần thể sâu ăn lá đa hình về kiểu gen và k.hình, ch.lọc tự nhiên đã tiến hành chọn lọc theo những hướng khác nhau. C. Sâu ăn lá đã bị ảnh hưởng bởi màu sắc của lá cây có màu xanh lục. D. Chọn lọc tự nhiên đã đào thải những cá thể mang biến dị có màu sắc khác màu xanh lục, tích lũy những cá thể mang biến dị màu xanh lục. Câu 10: Theo Đacuyn, đối tượng của chọn lọc tự nhiên là A. Các cá thể nhưng kết quả của chọn lọc tự nhiên lại tạo nên các quần thể sinh vật có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi với môi trường. B. Quần thể nhưng kết quả của chọn lọc tự nhiên lại tạo nên các loài s.vật có sự phân hoá về mức độ thành đạt sinh sản. C. Các cá thể nhưng kết quả của chọn lọc tự nhiên lại tạo nên loài sinh vật có các đặc điểm thích nghi với môi trường. D. Quần thể nhưng kết quả của chọn lọc tự nhiên lại tạo nên loài sinh vật có kiểu gen quy định các đặc điểm thích nghi với môi trường. Câu 11: Theo quan niệm của Đacuyn về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Chọn lọc tự nhiên dẫn đến hình thành các quần thể có nhiều cá thể mang các kiểu gen quy định các đặc điểm thích nghi với môi trường. B. Chọn lọc tự nhiên là sự phân hóa về khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể. C. Đối tượng tác động của chọn lọc tự nhiên là các cá thể trong quần thể. D. Kết quả của chọn lọc tự nhiên là hình thành nên loài sinh vật có các đặc điểm thích nghi với Câu 12. Phát biểu nào sau đây đúng về chọn lọc tự nhiên theo quan niệm của Đacuyn? A. Kết quả của chọn lọc tự nhiên là tạo nên các quần thể sinh vật có kiểu gen quy định kiểu hình thích nghi với môi trường. B. Chọn lọc tự nhiên đào thải các cá thể mang đột biến có hại. C. Chọn lọc tự nhiên tác động lên cá thể nhưng kết quả là tạo nên loài sinh vật có các đặc điểm thích nghi với môi trường. D. Nguyên liệu chủ yếu của chọn lọc tự nhiên là các đột biến gen. Câu 13: Các loài sâu ăn lá thường có màu xanh lục lẫn với màu xanh của lá, nhờ đó mà khó bị chim ăn sâu phát hiện và tiêu diệt. Theo Đacuyn, đặc điểm thích nghi này được hình thành do [BIO TEAM – THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU] T r a n g 3 | 7 A. Ảnh hưởng trực tiếp của thức ăn là lá cây có màu xanh làm biến đổi màu sắc cơ thể sâu. B. Chọn lọc tự nhiên tích luỹ các đột biến màu xanh lục xuất hiện ngẫu nhiên trong quần thể sâu. C. Khi chuyển sang ăn lá, sâu tự biến đổi màu cơ thể để thích nghi với môi trường. D. Chọn lọc tự nhiên tích luỹ các biến dị cá thể màu xanh lục qua nhiều thế hệ. Câu 14 :Trong quan niệm tiến hóa hiện đại, đơn vị nhỏ nhất có thể tiến hóa là A. Tế bào B. Cá thể C. Quần xã D. Quần thể Câu 15: Theo Thuyết tiến hoá tổng hợp thì tiến hoá nhỏ là quá trình A. Duy trì ổn định thành phần kiểu gen của quần thể. B. Củng cố ngẫu nhiên những alen trung tính trong quần thể. C. Hình thành các nhóm phân loại trên loài. D. Biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể dẫn đến sự hình thành loài mới. Câu 16: Trong quá trình tiến hoá nhỏ, sự cách li có vai trò A. Làm thay đổi tần số alen từ đó hình thành loài mới. B. Tăng cường sự khác nhau về kiểu gen giữa các loài, các họ. C. Xóa nhòa những khác biệt về vốn gen giữa hai quần thể đã phân li. D. Góp phần thúc đẩy sự phân hoá kiểu gen của quần thể gốc. Câu 17: Khi nói về tiến hoá nhỏ, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Tiến hoá nhỏ là quá trình diễn ra trên quy mô của một quần thể và diễn biến không ngừng dưới tác động của các nhân tố tiến hoá. B. Kết quả của tiến hoá nhỏ sẽ dẫn tới hình thành các nhóm phân loại trên loài. C. Tiến hoá nhỏ là quá trình làm biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể (biến đổi về tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể) đưa đến sự hình thành loài mới. D. Sự biến đổi về tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể đến một lúc làm xuất hiện cách li sinh sản của quần thể đó với quần thể gốc mà nó được sinh ra thì loài mới xuất hiện. Câu 18: Theo quan niệm hiện đại, kết quả của quá trình tiến hoá nhỏ là hình thành nên A. Loài mới. B. Alen mới. C. Ngành mới. D. Kiểu gen mới. Câu 19: Phát biểu nào dưới đây không đúng với tiến hoá nhỏ? A. Tiến hoá nhỏ là quá trình biến đổi tần số alen và tần số kiểu gen của quần thể qua các thế hệ. B. Tiến hoá nhỏ là quá trình biến đổi vốn gen của quần thể qua thời gian. C. Tiến hoá nhỏ diễn ra trong thời gian địa chất lâu dài và chỉ có thể nghiên cứu gián tiếp. D. Tiến hoá nhỏ diễn ra trong thời gian lịch sử tương đối ngắn, phạm vi tương đối hẹp. Câu 20: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về tiến hóa nhỏ? A. Tiến hóa nhỏ là quá trình biến đổi trên quy mô lớn, trải qua hàng triệu năm làm xuất hiện các đơn vị phân loại trên loài. B. Tiến hóa nhỏ là quá trình biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể. C. Qúa trình tiến hóa nhỏ diễn ra trên quy mô của một q.thể và diễn biến không ngừng dưới tđộng của các nhân tố tiến hóa. D. Quá trình tiến hóa nhỏ kết thúc khi loài mới xuất hiện. Câu 21: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng? [BIO TEAM – THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU] T r a n g 4 | 7 A. Chọn lọc tự nhiên luôn làm thay đổi đột ngột tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể. B. Quá trình tiến hóa nhỏ diễn ra trên quy mô q.thể và diễn biến không ngừng dưới tác động của các nhân tố tiến hóa. C. Các yếu tố ngẫu nhiên làm nghèo vốn gen q.thể, giảm sự đa dạng di truyền nên không có vai trò đối với tiến hóa. D. Khi không có tác động của đột biến, chọn lọc tự nhiên và di - nhập gen thì tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể sẽ không thay đổi. Câu 22: Khi nói về nguồn nguyên liệu của tiến hoá, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Tiến hoá sẽ không xảy ra nếu quần thể không có các biến dị di truyền. B. Đột biến gen là nguyên liệu sơ cấp chủ yếu của quá trình tiến hoá. C. Nguồn biến dị của quần thể có thể được bổ sung bởi sự nhập cư. D. Mọi biến dị trong quần thể đều là nguyên liệu của quá trình tiến hoá. Câu 23: Theo quan điểm tiến hóa hiện đại, giải thích nào sau đây về sự xuất hiện bướm sâu đo bạch dương màu đen (Biston betularia) ở vùng Manchetxto(Anh) vào những năm cuối thế kỷ XIX, nửa đầu thế kỷ XX là đúng? A. Tất cả bướm sâu đo bạch dương có cùng một kiểu gen, khi cây bạch dương có màu trắng thì bướm có màu trắng, khi cây bạch dương có màu đen thì bướm có màu đen. B. Môi trường sống là các thân cây bạch dương bị nhuộm đen đã làm phát sinh các đột biến tương ứng màu đen trên cơ thể sâu đo bạch dương C. Khi sử dụng thức ăn bị nhuộm đen do khói bụi đã làm cho cơ thể bướm bị nhuộm đen D. Dạng đột biến quy định kiểu hình màu đen ở bướm sâu đo bạch dương đã xuất hiện một cách ngẫu nhiên từ trước và được chọn lọc tự nhiên giữ lại. Câu 24: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng? A. Chọn lọc tự nhiên luôn làm thay đổi đột ngột tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể. B. Quá trình tiến hóa nhỏ diễn ra trên quy mô quần thể và diễn biến không ngừng dưới tác động của các nhân tố tiến hóa. C. Các yếu tố ngẫu nhiên làm nghèo vốn gen quần thể, giảm sự đa dạng di truyền nên không có vai trò đối với tiến hóa. D. Khi không có tác động của đột biến, chọn lọc tự nhiên và di - nhập gen thì tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể sẽ không thay đổi. Câu 25: Thuyết tiến hoá hiện đại đã hoàn chỉnh quan niệm của Đacuyn về chọn lọc tự nhiên thể hiện: A. Phân biệt được biến dị di truyền và biến dị không di truyền B. Sự phân hoá khả năng sinh sản của các kiểu gen khác nhau trong quần thể. C. Đề cao vai trò của chọn lọc tự nhiên trong quá trình hình thành loài mới. D. Làm sáng tỏ nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyền biến dị. Câu 26: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng? A. Mọi biến dị trong quần thể đều là nguyên liệu của quá trình tiến hóa. B. Các quần thể sinh vật chỉ chịu tác động của chọn lọc tự nhiên khi điều kiện sống thay đổi. [BIO TEAM – THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU] T r a n g 5 | 7 C. Những quần thể cùng loài sống cách li với nhau về mặt địa lí mặc dù không có tác động của các nhân tố tiến hóa vẫn có thể dẫn đến hình thành loài mới. D. Khi các quần thể khác nhau cùng sống trong một khu vực địa lí, các cá thể của chúng giao phối với nhau sinh con lai bất thụ thì có thể xem đây là dấu hiệu của cách li sinh sản. Câu 27: Cơ chế tiến hoá của học thuyết Đacuyn là A. Sự tích luỹ các đột biến trung tinh một cách ngẫu nhiên không liên quan tới tác dụng của CLTN B. Sự di truyền các đặc tính thu được trong đời cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh hay tập quán động vật. C. Sự tích luỹ các biến đổi có lợi , sự đào thải các biến dị có hại dưới tác động của chọn lọc tự nhiên. D. Sự thay đổi thường xuyên không đồng nhất dẫn đến sự thay đổi dần dà liên tục. Câu 28: Thực chất của quá trình chọn lọc tự nhiên theo Đacuyn là A. Phân hoá khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể. B. Sinh giới là kết quả quá trình phát triển liên tục từ đơn giản đến phức tạp. C. Đào thải các biến dị có hại cho con người. D. Giữ lại các biến dị cho con người Câu 29: Động lực của quá trình chọn lọc tự nhiên là A. Quá trình đấu tranh giữa sinh vật và ngoại cảnh. B. Tồn tại các cá thể thích nghi với nhu cầu của con người từ đó hình thành thứ, nòi khác nhau. C. Tồn tại những cá thể thích nghi nhất với đời sống từ đó hình thành loài mới. D. Do nhu cầu thị hiếu luôn thay đổi của môi trường. Câu 30: Kết quả chọn lọc tự nhiên theo Đacuyn là A. Tồn tại những cá thể thích nghi nhất với điều kiện sống từ đó hình thành loài mới. B. Tồn tại những cá thể thích nghi nhất với nhu cầu của con người. C. Quá trình đấu tranh sinh tồn giữa sinh vật và ngoại cảnh D. Tạo nhu cầu thị hiếu thay đổi của con người Câu 31: Người đầu tiên đưa ra khái niệm về biến dị cá thể là A Kimura B. Đacuyn C. Lamac D. Menden Câu 32: Theo Đacuyn nguyên nhân tiến hoá là A. Tác động của ngoại cảnh hay tập quán hoạt động của động vật B. Chon lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật. C. Tác động trực tiếp của ngoại cảnh lên cơ thể sinh vật trong quá trình phát triển cá thể. D. Sự củng cố ngẫu nhiên các biến dị trung tính không liên quan tới tác dụng của chọn lọc tự nhiên. Câu 33: Vai trò của của quá trình ngẫu phối đối với tiến hoá là A. Làm thay đổi giá trị thích nghi của các kiểu gen B. Tạo nguồn nguyên liệu thứ cấp C. Làm thay đổi vốn gen của quần thể D. Tạo nguồn nguyên liệu sơ cấp Câu 34: Động lực của quá trình chọn lọc nhân tạo theo Đacuyn là [BIO TEAM – THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU] T r a n g 6 | 7 A. Quá trình đấu tranh sinh tồn giữa sinh vật và ngoại cảnh. B. Tồn tại những cá thể thích nghi nhất với nhu cầu của con người. C. Do nhu cầu thị hiếu luôn thay đổi của con người. D. Tồn tại những cá thể thích nghi nhất với điều kiện sống từ đó hình thành loài mới. Câu 35: Kết quả của quá trình chọn lọc nhân tạo theo Đacuyn là A. Giữ lại những biến dị có lợi cho con người B. Tạo ra những cá thể phù hợp nhất với nhu cầu của con người từ đó hình thành thứ, nòi khác nhau C. Tồn tại những cá thể thích nghi nhất đối với điều kiện sống D. Quá trình đấu tranh sinh tồn giữa sinh vật và ngoại cảnh Câu 36: Tiến hoá nhỏ là: A. Quá trình biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể và kết quả hình thành các đặc điểm thích nghi. B. Quá trình biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể và kết quả hình thành loài mới. C. Sự đa hình di truyền của quần thể chủ yếu là do đột biến và chúng được duy trì bằng các yếu tố ngẫu nhiên. D. Quá trình biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể và hình thành các nhóm phân loại trên người. Câu 37: Theo Đacuyn kết quả của chọn lọc tự nhiên là : A. Những sinh vật nào thích nghi với điều kiện sống thì mới sống sót và phát triển. B. Những sinh vật nào sinh sản được thì sống sót. C. Những kiểu gen thích nghi được chọn lọc. D. Hình thành loài mới Câu 38: Theo Đacuyn cơ chế của tiến hoá là: A. Sự tích luỹ những biến dị có lợi , đào thải những biến dị có hại dưới tác động của CLTN. B. Sự DT các đặc tính thu được trong đời cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh hay tập quán hoạt động của động vật. C. Sự tích luỹ các biến dị xuất hiện trong sinh sản . D. Sự củng cố ngẫu nhiên những đột biến trung tính không liên quan đến CLTN. Câu 39: Theo Đacuyn , biến dị cá thể là: A. Chỉ sự phát sinh những đặc điểm sai khác giữa các cá thể cùng loài trong quá trình sinh sản B. Chỉ sự sai khác giữa các cá thể trong cùng một quần thể C. Chỉ sự phát sinh những đặc điểm sai khác giữa các cá thể cùng loài trong quá trình phát triển cá thể D. Chỉ sự phát sinh những biến đổi đồng loạt theo một hướng xác định tương ứng với điều kiện môi trường Câu 40: Theo Đacuyn , nguyên nhân cơ bản của tiến hoá là: A. Tác động trực tiếp của ngoại cảnh lên cơ thể sinh vật trong quá trình phát triển của cá thể. B. Chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật. [BIO TEAM – THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU] T r a n g 7 | 7 C. Sự củng cố ngẫu nhiên các đột biến trung tính. D. Những biến đổi trên cơ thể sinh vật dưới tác dụng của ngoại cảnh hay tập quán hoạt động của động vật. - Hết - Đề thi gồm có 7 trang Giám thị coi thi không giải thích gì thêm LỘ TRÌNH LUYỆN ĐỀ THÁNG 9 Thứ Ngày Giờ Mục tiêu Hai 09/09/2019 08:00 Đăng đề số 1 – Nội dung: Các bằng chứng tiến hóa Ba 10/09/2019 08:00 Đăng đáp án đề số 1 Tư 11/09/2019 08:00 Đăng đề số 2 – Nội dung: Học thuyết Đacuyn và học thuyết hiện đại Năm 12/09/2019 08:00 Đăng đáp án đề số 2 Sáu 13/09/2019 08:00 Đăng đề số 3 – Nội dung: Các nhân tố tiến hóa Bảy 14/09/2019 08:00 Đăng đáp án đề số 3 Chủ nhật 15/09/2019 08:00 Đăng đề số 4 – Nội dung: Các nhân tố tiến hóa 20:00 Đăng đáp án đề số 4
00:00:00