Cảnh báo

Bạn cần đăng nhập mới làm được đề thi này

Nội dung:

[BIO TEAM – THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU] T r a n g 1 | 9 BIO TEAM – THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2020 Môn thi thành phần: SINH HỌC Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian phát đề) MÃ ĐỀ: 7 – 002 NỘI DUNG: CHƯƠNG VII – SINH THÁI HỌC Câu 1: Khẳng định nào sau đây không đúng về môi trường sống của sinh vật? A. Môi trường là tập hợp tất cả những gì bao quanh sinh vật B. Môi trường bao gồm những nhân tố vô sinh và hữu sinh C. Môi trường có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sinh vật D. Môi trường gồm môi trường bên trong và bên ngoài sinh vật Câu 2: Sinh vật nào sau đây không thuộc môi trường trên cạn? A. Cá voi B. Lợn rừng C. Sư tử D. Diều hâu Câu 3: Nhóm sinh vật nào sau đây sống được cả môi trường trên cạn và dưới nước? A. Lưỡng cư B. Chim C. Thú D. Cá Câu 4: Ve chó kí sinh trên chó. Môi trường sống của ve chó là môi trường A. Dưới nước B. Trên cạn C. Sinh vật D. Đất Câu 5: Cây tầm gửi kí sinh trên thân cây khác. Môi trường sống của tầm gửi là môi trường A. Trên cạn B. Dưới nước C. Đất D. Sinh vật Câu 6. Nhân tố sinh thái là A. Những yếu tố vật lí tác động và chi phối đến đời sống sinh vật. B. Những yếu tố môi trường tác động và chi phối đến đời sống sinh vật. C. Những yếu tố môi trường tác động nhưng không chi phối đến đời sống sinh vật. D. Những yếu tố sinh học tác động và chi phối đến đời sống sinh vật. Câu 7. Khẳng định nào sau đây là không đúng về giới hạn sinh thái? A. Là giới hạn mà ở đó cơ thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian. B. Vượt qua giới hạn sinh thái, sinh vật sẽ chết. C. Giới hạn sinh thái rộng, sinh vật phân bố hẹp và ngược lại. D. Mỗi loài có một giới hạn sinh thái riêng về một nhân tố sinh thái. Câu 8. Giới hạn sinh thái về nhiệt độ của cá Rô Phi Việt Nam là A. 4,3 – 380C B. 4,2 – 560C C. 4,3 – 560C D. 5,6 – 420C Câu 9. Nhiệt độ cực thuận của cá Rô Phi Việt Nam là A. 380C B. 560C C. 300C D. 420C Câu 10. Khẳng định nào sau đây là đúng về giới hạn sinh thái của cá Rô Phi Việt Nam? A. Vượt qua giới hạn sinh thái, cá rô phi vẫn sống được nhưng sức sống kém. B. Khoảng 5,6 – 420C là khoảng cực thuận của cá Rô Phi. C. Trong khoảng 25 – 320C sự sinh trưởng và phát triển của cá là tốt nhất. [BIO TEAM – THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU] T r a n g 2 | 9 D. Trung du miền núi phía Bắc có điều kiện thuận lợi hơn để nuôi cá Rô Phi. Câu 11. Xét nhân tố sinh thái là “hàm lượng muối” thì nhóm loài nào sau đây có giới hạn sinh thái cao nhất A. Loài ở cửa sông B. Loài nước ngọt C. Loài nước mặn D. Loài ở tầng sâu của đại dương Câu 12. Có 2 loài muỗi, một loài sống ở tầng cao của rừng (A), một loài sống ở dưới tán rừng (B). Xét về nhân tố sinh thái là “nhiệt độ” thì A. Hai loài có cùng giới hạn sinh thái B. Loài A có giới hạn sinh thái rộng hơn C. Loài B có giới hạn sinh thái rộng hơn D. Không thể xét được giới hạn sinh thái của hai loài Câu 13. Xét về nhân tố sinh thái là “nhiệt độ” thì loài nào sau đây có giới hạn sinh thái cao nhất? A. Lạc đà B. Voi C. Cá voi D. Giun đất Câu 14. “Khoảng không gian hình thành bởi tổ hợp các nhân tố sinh thái quy định sự tồn tại và phát triển lâu dài của loài” được gọi là A. Ổ sinh thái B. Điểm cư trú C. Nơi ở D. Giới hạn sinh thái Câu 15. Khẳng định nào sau đây đúng về “Nơi ở” và “Ổ sinh thái”? A. Một nơi ở chỉ duy nhất có 1 ổ sinh thái của loài đó. B. Nơi ở không được trùng mới ổ sinh thái của loài đó. C. Một ổ sinh thái có thể có nhiều nơi ở của loài đó. D. Một ổ sinh thái chỉ duy nhất có 1 nơi ở của loài đó. Câu 16. Khẳng định nào sau đây không đúng về “Nơi ở” và “Ổ sinh thái”? A. Nơi ở là địa điểm cư trú thường xuyên của loài. B. Ổ sinh thái trùm lên nơi ở của loài. C. Một loài có nhiều nơi ở trong cùng ổ sinh thái. D. Nơi ở và ổ sinh thái không trùng lên nhau. Câu 17. Khẳng định nào sau đây là đúng về nhân tố sinh thái? A. Nhân tố sinh thái bao gồm cả nhân tố vô sinh và hữu sinh. B. Nhân tố sinh thái có tác động nhưng không chi phối đời sống sinh vật. C. Ở mọi giai đoạn phát triển của sinh vật thì tác động của nhân tố sinh thái là như nhau. D. Giới hạn sinh thái càng rộng thì sự phân bố của sinh vật càng hạn chế. Câu 18. Nhân tố sinh thái nào có vai trò quyết định đối với thảm thực vật dưới tán rừng? A. Ánh sáng B. Độ ẩm C. Nhiệt độ D. Vật kí sinh Câu 19. Những loài sống ở tầng sâu của đáy đại dương A. Không thể chịu đựng được áp suất cao B. Có giới hạn sinh thái rộng về lượng muối [BIO TEAM – THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU] T r a n g 3 | 9 C. Ổ sinh thái của những loài này khá hẹp D. Có giới hạn sinh thái rộng về nhiệt độ Câu 20. Với T là tổng nhiệt hữu hiệu; x là nhiệt độ môi trường; k là nhiệt độ ngưỡng của sự phát triển; n là số ngày hoàn thành một chu trình sống (hoặc một giai đoạn) của sinh vật. Công thức tính tổng nhiệt hữu hiệu của sinh vật biến nhiệt được viết bằng biểu thức A. T = (x – k).n B. n = (T – k).x C. T = (k – x).n D. T = (n – k).x Câu 21. Khẳng định nào sau đây là không đúng về nhóm động vật hằng nhiệt A. Chim và thú là động vật hằng nhiệt. B. Động vật hằng nhiệt phân bố kém rộng khắp hơn động vật biến nhiệt. C. Nhiệt độ sinh vật ổn định, không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. D. Ở vùng lạnh, động vật hằng nhiệt có lớp mỡ dày hoặc thường đi trú đông. Câu 22. Có bao nhiêu biểu không đúng khi nói về một hệ sinh thái? 1. Trong hệ sinh thái sự thất thoát năng lượng qua mỗi bậc dinh dưỡng là rất lớn. 2. Trong hệ sinh thái, sự biến đổi năng lượng có tính tuần hoàn. 3. Trong hệ sinh thái càng lên bậc dinh dưỡng cao năng lượng càng giảm dần. 4. Trong hệ sinh thái sự biến đổi vật chất diễn ra theo chu trình. 5. Quá trình chuyển hóa năng lượng trong hệ sinh thái không được xem là chu trình sinh địa hóa vì không có sự trao đổi giữa cơ thể với môi trường. 6. Trong một hệ sinh thái, tất cả các dạng năng lượng được hấp thụ cuối cùng đều được chuyển cho các sinh vật phân giải. A. 2 B. 3 C. 4 D. 6 Câu 23. Khi nói về chu trình cacbon, có bao nhiêu phát biểu nào sau đây không đúng? 1. Cacbon tồn tại trong sinh quyển dưới các dạng chất vô cơ, hữu cơ và trong cơ thể sinh vật. 2. Cacbon tham gia vào chu trình cacbon ở bước khởi đầu là cacbon monooxit có trong khí quyển. 3. Trong chu trình cacbon, tất cả nguồn cacbon quay trở lại môi trường dưới dạng khí CO2. 4. Nguồn cacbon trong khí quyển rất ít, chủ yếu cacbon nằm ở dạng trầm tích với thời gian đổi mới khoảng 100 triệu năm. 5. Trong quá trình vận động, cacbon ở nhóm sinh vật sản xuất, các chất hữu cơ tổng hợp được, chỉ một phần được sử dụng làm thức ăn cho sinh vật tiêu thụ còn phần lớn tích tụ ở dạng sinh khối thực vật (như rừng, thảm mục rừng...). 6. Nhờ hoạt động nghề cá, một lượng lớn cacbon sẽ được trã lại cho khí quyển, bên cạnh đó trong chuỗi thức ăn tự nhiên, các loài chim (ăn cá, tôm...) cũng phần nào đóng góp vào việc giải phóng cacbon vào khí quyển. A. 2 B. 3 C. 4 D. 6 Câu 24. Cho các phát biểu sau về hệ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu đúng? [BIO TEAM – THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU] T r a n g 4 | 9 1. Chức năng của hệ sinh thái không giống với chức năng của cơ thể vì chúng có mối quan hệ bên trong không sự trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường bên ngoài. 2. Kích thước của một hệ sinh thái rất đa dạng có thể bé như một giọt nước ao, nhưng cũng có thể vô cùng lớn như trái đất. 3. Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và môi trường vô sinh của quần xã, trong đó các cá thể sinh vật trong quần xã luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với thành phần vô sinh của quần xã. 4. Hệ sinh thái không biểu hiện chức năng của một tổ chức sống. 5. Tất cả các loài vi sinh vật đều được xếp vào nhóm sinh vật phân giải. 6. Sinh vật đóng vai trò quan trọng nhất trong việc truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào trong hệ sinh thái là nhóm sinh vật phân giải như vi khuẩn, nấm. 7. Trong hệ sinh thái, vật chất được truyền một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường và không được tái sử dụng. 8. Trong hệ sinh thái quá trình "đồng hóa" do các sinh vật tự dưỡng thực hiện còn quá trình "dị hóa" do các sinh vật phân giải thực hiện. A. 4 B. 2 C. 1 D. 3 Câu 25. Khi nói về dòng năng lượng trong hệ sinh thái, xét các kết luận sau đây: 1. Trong chu trình dinh dưỡng, năng lượng được truyền từ bậc dinh dưỡng cao đến bậc dinh dưỡng thấp liền kề. 2. Ở mỗi bậc dinh dưỡng, năng lượng chủ yếu bị mất đi do hoạt động hô hấp của sinh vật. 3. Ở bậc dinh dưỡng càng cao thì tổng năng lượng được tích lũy trong sinh vật càng giảm. 4. Năng lượng được truyền theo một chiều và được giải phóng vào môi trường dưới dạng nhiệt. Có bao nhiêu kết luận đúng? A. 2 B. 4 C. 3 D. 1 Câu 26. Ở hệ sinh thái dưới nước, quần thể thực vật phù du dư thừa để cung cấp thức ăn cho quần thể giáp xác. Cho các nhận xét dưới đây: 1. Tốc độ sinh sản của giáp xác nhanh hơn so với thực vật phù du. 2. Sinh khối của giáp xác lớn hơn thực vật phù du. 3. Tháp năng lượng của hệ sinh thái này có dạng đáy lớn đỉnh nhỏ. 4. Hệ sinh thái này là hệ sinh thái kém ổn định. 5. Số lượng cá thể của quần thể thực vật phù du lớn hơn so với quần thể giáp xác. 6. Tháp sinh khối của hệ sinh thái này có dạng đáy lớn đỉnh nhỏ. 7. Tháp số lượng của hệ sinh thái này có dạng chuẩn. 8. Tháp năng lượng của hệ sinh thái này có dạng đáy lớn đỉnh nhỏ còn tháp số lượng và sinh khối có dạng ngược lại. Số nhận xét đúng là [BIO TEAM – THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU] T r a n g 5 | 9 A. 5 B. 3 C. 7 D. 4 Câu 27. Những hoạt động nào sau đây của con người là giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng hệ sinh thái? 1. Bón phân, tưới nước, diệt cỏ dại đối với các hệ sinh thái nông nghiệp. 2. Khai thác triệt để các nguồn tài nguyên tái sinh. 3. Loại bỏ các loài tảo độc, cá dữ trong các hệ sinh thái ao hồ nuôi tôm, cá. 4. Xây dựng các hệ sinh thái nhân tạo một cách hợp lí. 5. Bảo vệ các loài thiên địch. 6. Tăng cường sử dụng các chất hoá học để tiêu diệt các loài sâu hại. Số phưong án đúng là: A. 5 B. 3 C. 7 D. 4 Câu 28. Những giải pháp, hành động của chúng ta góp phần làm hạn chế sự biến đổi khí hậu toàn cầu là: 1. Bảo tồn đa dạng sinh học. 2. Khai thác tối đa và triệt để các nguồn tài nguyên thiên nhiên. 3. Ngăn chặn nạn phá rừng, nhất là rừng nguyên sinh và rùng đầu nguồn. 4. Sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên. 5. Hưởng ứng chiến dịch "Giờ trái đất" tổ chức vào tháng 3 hàng năm. 6. Tăng cường sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, các chất diệt cỏ, các chất kích thích sinh trưởng,... trong sản xuất nông, lâm nghiệp. Số đáp án đúng là: A. 5 B. 3 C. 7 D. 4 Câu 29. Các hình thức sử dụng tài nguyên thiên nhiên: 1. Sử dụng năng lượng gió để sản xuất điện. 2. Sử dụng tiết kiệm nguồn nước. 3. Tăng cường trồng rừng để cung cấp đủ nhu cầu cho sinh hoạt và phát triển công nghiệp. 4. Thực hiện các biện pháp: tránh bỏ hoang đất, chống xói mòn và chống ngập mặn cho đất. 5. Tăng cường khai thác than đá, dầu mỏ, khí đốt phục vụ cho phát triển kinh tế. Trong các hình thức trên, có bao nhiêu hình thức sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên? A. 5. B. 3. C. 2. D. 4. Câu 30. Cho các phát biểu sau khi nói về dòng năng lượng trong hệ sinh thái: 1. Sinh vật đóng vai trò quan trọng nhất trong việc truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào chu trình dinh dưỡng là các sinh vật phân giải như vi khuẩn, nấm. 2. Năng lượng được truyền trong hệ sinh thái theo chu trình tuần hoàn và được sử dụng trở lại. 3. Ở mỗi bậc dinh dưỡng, phần lớn năng lượng bị tiêu hao qua hô hấp, tạo nhiệt, chất thải,... chỉ có khoảng 10% năng lượng truyền lên bậc dinh dưỡng cao hơn. [BIO TEAM – THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU] T r a n g 6 | 9 4. Trong hệ sinh thái, năng lượng được truyền một chiều từ vi sinh vật qua các bậc dinh dưỡng tới sinh vật sản xuất rồi trở lại môi trường. Số phát biếu đúng là: A. 4 B. 3 C. 2 D. 1 Câu 31. Sinh vật nào dưới đây không phù hợp với bậc dinh dưỡng của nó? 1. Vi khuẩn quang hợp – sinh vật sản xuất sơ cấp. 2. Châu chấu – sinh vật tiêu thụ sơ cấp. 3. Động vật phù du – sinh vật sản xuất sơ cấp. 4. Đại bang – sinh vật tiêu thụ bậc 3. 5. Nấm – sinh vật phân giải chất hữu cơ. Số phương án đúng là A. 4 B. 3 C. 2 D. 1 Câu 32. Khi nói về chu trình nitơ trong hệ sinh thái, có một số nhận định sau: 1. Thực vật hấp thụ nitơ dưới dạng muối, như muối am ôn (NH4+), nitrat (NO3-), nitrit (NO2-). 2. Một số loài vi khuẩn có khả năng cố định nitơ (N2) trong không khí ví dụ như các loài của giống Rhizobium sống cộng sinh ở nốt sần rễ cây họ Đậu hoặc vi khuẩn lam cộng sinh trong bèo hoa dâu… 3. Các tia lửa điện (sấm chớp) cố định phần lớn nitơ trong không khí thành đạm. 4. Khi sinh vật chết, cacbohidrat có trong xác sinh vật lại được tiếp tục được phân giải thành đạm của môi trường. 5. Trồng cây họ Đậu góp phần cải tạo đất, làm tăng hàm lượng đạm trong đất và nâng cao năng suất cây trồng. 6. Nhờ chu trình nitơ mà nitơ phân bố dưới nhiều dạng và nhiều khu vực khác nhau trên hành tinh. 7. Chu trình nitơ gồm các bước sau: sự cố định đạm; sự amôn hóa; sự nitrat hóa và phản nitrat. Số phương án đúng là: A. 4 B. 3 C. 2 D. 5 Câu 33. Khi nói về chu trình photpho trong hệ sinh thái, có một số nhận định sau: 1. Photpho là một trong những chất tham gia vào chu trình chất lắng đọng có khối lượng lớn dưới dạng quặng. 2. Sau khi đi vào chu trình, photpho thường thất thoát hoặc theo các dòng sông ra biển, lắng động xuống đáy sâu. 3. Trên quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, phân chim trộn với đá vôi san hô trong điều kiện “dầm” mưa nhiệt đới cũng đã hình thành mỏ phân lân quan trọng. 4. Chất thải của chim biển hàng nghìn năm dọc bờ tây của Nam Mỹ (Chi lê, Peru) lại là mỏ phân photphat cực lớn. [BIO TEAM – THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU] T r a n g 7 | 9 5. Hằng năm, con người vẫn phải sản xuất hàng trăm triệu tấn phân lân để cung cấp cho đồng ruộng. 6. Hoàn thành chu trình sinh địa hóa của photpho thường diễn ra rất nhanh. Số nhận định sai trong số các nhận định trên là A. 4 B. 0 C. 2 D. 1 Câu 34. Khi nói về chu trình nước trong hệ sinh thái, có một số nhận định sau: 1. Nước đóng vai trò rất quan trọng trong hệ sinh thái toàn cầu. 2. Chu trình nước là chu trình tuần hoàn nguyên tố hóa học. 3. Trong môi trường vô cơ, nước tuần hoàn dưới dạng H+ và OH-. 4. Nước mưa trở lại khí quyển dưới dạng hơi nước thông qua hoạt động thoát hơi nước của lá cây và bốc hơi nước trên mặt đất và đại dương. 5. Ở những nơi rừng bị tàn phá, vào mùa mưa lượng nước từ thượng nguồn đổ về xuôi nhiều gây nên lũ lụt, nhưng vào mùa khô lượng nước đổ về ít gây nên hạn hán. 6. Nguồn nước sạch là vô tận, vì vậy chúng ta cần phải bảo vệ nguồn nước sạch. 7. Chu trình nước còn có tên gọi là chu trình nhiệt - ẩm. 8. Sử dụng tiết kiệm nguồn nước bề mặt, cũng như nguồn nước ngầm, tránh cạn kiệt nguồn nước. Trong số các nhận định trên, có bao nhiêu nhận định không đúng? A. 4 B. 3 C. 2 D. 1 Câu 35. Chu trình nước : 1. Liên quan tới các yếu tố vô sinh của hệ sinh thái. 2. Là quá trình tái sinh toàn bộ vật chất trong hệ sinh thái. 3. Là quá trình tái sinh một phần vật chất trong hệ sinh thái. 4. Là quá trình tái sinh một phần năng lượng trong hệ sinh thái. Số nhận định sai là: A. 4 B. 3 C. 2 D. 1 Câu 36. Cho các phát biểu sau: 1. Hệ sinh thái tồn tại và phát triển được là nhờ vào nguồn năng lượng mặt trời. 2. Ánh sáng mặt trời phân bố không đồng đều trên trái đất. 3. Sự biến đổi của năng lượng Mặt Trời thành hóa năng trong quá trình quang hợp là điểm khởi đầu của dòng năng lượng trong các hệ sinh thái. 4. Năng lượng được biến đổi và vận chuyển theo dòng qua các xích thức ăn rồi thoát khỏi hệ dưới dạng nhiệt. Số nhận xét đúng là A. 4 B. 3 C. 2 D. 1 Câu 37. Khi nói về thành phần hữu sinh của hệ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu đúng trong số các phát biểu sau? [BIO TEAM – THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU] T r a n g 8 | 9 1. Tất cả các loài vi khuẩn đều là sinh vật phân giải, chúng có vai trò phân giải các chất hữu cơ thành các chất vô cơ. 2. Sinh vật tiêu thụ gồm các động vật ăn thực vật, động vật ăn động vật và các vi khuẩn. 3. Nấm là một nhóm sinh vật có khả năng phân giải các chất hữu cơ thành các chất vô cơ. 4. Thực vật là nhóm sinh vật duy nhất có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ. A. 4 B. 3 C. 2 D. 1 Câu 38. Khi đề cập đến năng suất sinh học của hệ sinh thái, có một số nhận xét sau được đưa ra: 1. Hệ sinh thái rừng và hệ sinh thái trên cạn có năng suất sinh học cao nhất. 2. Năng suất sinh học của các hệ sinh thái nước ngọt dao động rất lớn, tùy theo nguồn nước nghèo hay giàu chất dinh dưỡng và nơi phân bố. 3. Ba vùng ở đại dương có năng suất cao là: ven biển, rạn san hô, nước trồi. 4. Năng suất sinh học của hệ sinh thái ñồng ruộng phụ thuộc vào cây trồng, ñiều kiện khí hậu và kỹ thuật canh tác 5. Ruộng mía đặc biệt có năng suất sinh học rất cao. 6. Trong tổng sinh khối ñộng vật, sinh khối các ñộng vật không xương sống chiếm tới 90-95%. Số nhận định sai là : A. 4 B. 3 C. 2 D. 0 Câu 39. Cho một số nhận xét sau: 1. Dòng năng lượng xảy ra đồng thời với vòng tuần hoàn vật chất của hệ sinh thái. 2. Năng lượng cung cấp cho hoạt động của các hệ sinh thái trên Trái đất là nguồn năng lượng Mặt Trời. 3. Trong hệ sinh thái, năng lượng được truyền từ bậc dinh dưỡng cao đến bậc dinh dưỡng thấp. 4. Vật chất chỉ được sử dụng một lần, trong khi năng lượng được sử dụng lặp đi, lặp lại nhiều lần. 5. Trong hệ sinh thái, khi chuyển từ bậc dinh dưỡng cao xuống bậc dinh dưỡng thấp liền kề, trung bình năng lượng mất đi 10%. 6. Tháp năng lượng luôn có dạng chuẩn. 7. Chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái thường không dài, thường là 4-5 bậc đối với hệ sinh thái dưới nước, 6-7 bậc đối với hệ sinh thái trên cạn. 8. Bức xạ quang hợp khi đi vào hệ sinh thái thì hầu hết được thực vật chuyển hóa thành hóa năng chứa trong các mô. Trong số các nhận xét trên, có bao nhiêu nhận xét đúng? A. 4 B. 3 C. 5 D. 6 Câu 40. “Hiệu ứng nhà kính là một lớp lá chắn bằng các hỗn hợp của các khí CO, CO2 , NOx , SOx , CH4, N2 … hơi nước và bụi nằm ở tầng đối lưu của khí quyển.” Có một số nhận xét sau nói về hiệu ứng nhà kính, có bao nhiêu nhận xét đúng? 1. Lớp lá chắn này có vai trò giữ nhiệt và làm Trái Đất ấm lên. [BIO TEAM – THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU] T r a n g 9 | 9 2. Nếu không có hiệu ứng nhà kính thì nhiệt độ trung bình của Trái Đất sẽ rất thấp và mọi sinh vật khó có thể tồn tại được. 3. Sự tích tụ quá nhiều CO2 và các khí thải công nghiệp khác đã làm tăng hiệu ứng nhà kính tới mức báo động. 4. Nguyên nhân làm tăng hiệu ứng nhà kính: Do sự gia tăng tích tụ quá nhiều CO2 và các khí thải công nghiệp khác. 5. Hiệu kính nhà ứng tăng đã làm một phần băng ở các đỉnh núi và băng ở 2 cực tan chảy ra thành nước, làm cho nước đại dương và mực nước biển sẽ dâng lên. Số nhận xét đúng là: A. 5 B. 3 C. 2 D. 4 - Hết - Đề thi gồm có 9 trang Giám thị coi thi không giải thích gì them LỘ TRÌNH LUYỆN ĐỀ THÁNG 9 Thứ Ngày Giờ Mục tiêu Hai 23/09/2019 08:00 Đăng đề số 1 – Nội dung: Chương VII: Sinh thái học Ba 24/09/2019 08:00 Đăng đáp án đề số 1 Tư 25/09/2019 08:00 Đăng đề số 2 – Nội dung: Chương VII: Sinh thái học Năm 26/09/2019 08:00 Đăng đáp án đề số 2 Sáu 27/09/2019 08:00 Đăng đề số 3 – Nội dung: Chương VII: Sinh thái học Bảy 28/09/2019 08:00 Đăng đáp án đề số 3 Chủ nhật 29/09/2019 08:00 Đăng đề số 4 – Nội dung: Chương VII: Sinh thái học 20:00 Đăng đáp án đề số 4
00:00:00