Cảnh báo

Bạn cần đăng nhập mới làm được đề thi này

Nội dung:

[BIO TEAM – THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU] T r a n g 1 | 7 BIO TEAM – THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2020 Môn thi thành phần: SINH HỌC Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian phát đề) MÃ ĐỀ: 6 – 001 NỘI DUNG: CHƯƠNG VI – TIẾN HÓA: CÁC BẰNG CHỨNG TIẾN HÓA Câu 1: Cánh chim tương đồng với cơ quan nào sau đây? A. Cánh ong. B. Cánh dơi. C. Cánh bướm. D. Vây cá chép. Câu 2: Cặp cơ quan nào sau đây là cơ quan tương đồng? A. Mang cá và mang tôm. B. Cánh chim và cánh côn trùng. C. Cánh dơi và tay người. D. Gai xương rồng và gai hoa hồng. Câu 3: Cho những ví dụ sau: (1) Cánh dơi và cánh côn trùng. (2) Vây ngực của cá voi và cánh dơi. (3) Mang cá và mang tôm. (4) Chi trước của thú và tay người. Những ví dụ về cơ quan tương đồng là A. (1) và (2). B. (1) và (3). C. (2) và (4). D. (1) và (4). Câu 4: Để xác định quan hệ họ hàng giữa các loài sinh vật, người ta không dựa vào A. Bằng chứng phôi sinh học. B. Cơ quan tương đồng. C. Bằng chứng sinh học phân tử. D. Cơ quan tương tự. Câu 5. Cặp cơ quan nào sau đây ở các loài sinh vật là cơ quan tương tự? A. Cánh chim và cánh bướm. B. Ruột thừa của người và ruột tịt ở động vật. C. Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của người. D. Chi trước của mèo và tay của người. Câu 6: Bằng chứng nào sau đây phản ánh sự tiến hoá hội tụ (đồng quy)? A. Trong hoa đực của cây đu đủ có 10 nhị, ở giữa hoa vẫn còn di tích của nhụy. B. Chi trước của các loài động vật có xương sống có các xương phân bố theo thứ tự tương tự nhau. C. Gai cây hoàng liên là biến dạng của lá, gai cây hoa hồng là do sự phát triển của biểu bì thân. D. Gai xương rồng, tua cuốn của đậu Hà Lan đều là biến dạng của lá. Câu 7: Khi nói về các bằng chứng tiến hóa, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Cơ quan thoái hóa cũng là cơ quan tương đồng vì chúng được bắt nguồn từ một cơ quan ở một loài tổ tiên nhưng nay không còn chức năng hoặc chức năng bị tiêu giảm. B. Những cơ quan thực hiện các chức năng như nhau nhưng không được bắt nguồn từ một nguồn gốc được gọi là cơ quan tương đồng. C. Các loài động vật có xương sống có các đặc điểm ở giai đoạn trưởng thành rất khác nhau thì thể có các giai đoạn phát triển phôi giống nhau. D. Những cơ quan ở các loài khác nhau được bắt nguồn từ một cơ quan ở loài tổ tiên, mặc dù hiện tại các cơ quan này có thể thực hiện các chức năng rất khác nhau không được gọi là cơ quan tương tự. Câu 8: Khi nói về bằng chứng tiến hoá, phát biểu nào sau đây đúng? A. Những cơ quan thực hiện các chức năng khác nhau được bắt nguồn từ một nguồn gốc gọi là cơ quan tương tự. B. Cơ quan thoái hoá phản ánh sự tiến hoá đồng quy (tiến hoá hội tụ). [BIO TEAM – THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU] T r a n g 2 | 7 C. Những loài có quan hệ họ hàng càng gần thì trình tự các axit amin hay trình tự các nuclêôtit càng có xu hướng khác nhau và ngược lại. D. Tất cả các vi khuẩn và động, thực vật đều được cấu tạo từ tế bào. Câu 9: Hiện nay, tất cả các cơ thể sinh vật từ đơn bào đến đa bào đều được cấu tạo từ tế bào. Đây là một trong những bằng chứng chứng tỏ A. Quá trình tiến hoá đồng quy của sinh giới (tiến hoá hội tụ). B. Nguồn gốc thống nhất của các loài. C. Sự tiến hoá không ngừng của sinh giới. D. Vai trò của các yếu tố ngẫu nhiên đối với quá trình tiến hoá. Câu 10: Bằng chứng nào sau đây không được xem là bằng chứng sinh học phân tử? A. Prôtêin của các loài sinh vật đều được cấu tạo từ khoảng 20 loại axit amin. B. ADN của các loài sinh vật đều được cấu tạo từ 4 loại nuclêôtit. C. Mã di truyền của các loài sinh vật đều có đặc điểm giống nhau. D. Các cơ thể sống đều được cấu tạo bởi tế bào. Câu 11: Bằng chứng tiến hóa nào sau đây là bằng chứng sinh học phân tử? A. Prôtêin của các loài sinh vật đều cấu tạo từ 20 loại axit amin. B. Xương tay của người tương đồng với cấu trúc chi trước của mèo. C. Tất cả các loài sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào. D. Xác sinh vật sống trong các thời đại trước được bảo quản trong các lớp băng. Câu 12: Các tế bào của tất cả các loài sinh vật hiện nay đều sử dụng chung một loại mã di truyền, đều dùng cùng 20 loại axit amin để cấu tạo nên prôtêin. Đây là bằng chứng chứng tỏ A. Các loài sinh vật hiện nay đã được tiến hoá từ một tổ tiên chung. B. Prôtêin của các loài sinh vật khác nhau đều giống nhau. C. Các gen của các loài sinh vật khác nhau đều giống nhau. D. Tất cả các loài sinh vật hiện nay là kết quả của tiến hoá hội tụ. Câu 13: Một trong những bằng chứng về sinh học phân tử chứng minh rằng tất cả các loài sinh vật đều có chung nguồn gốc là A. Sự giống nhau về một số đặc điểm giải phẫu giữa các loài. B. Tất cả các loài sinh vật hiện nay đều chung một bộ mã di truyền. C. Sự tương đồng về quá trình phát triển phôi ở một số loài động vật có xương sống. D. Sự giống nhau về một số đặc điểm hình thái giữa các loài phân bố ở các vùng địa lý khác nhau. Câu 14. Cho biết gen mã hóa cùng một loại enzim ở một số loài chỉ khác nhau ở trình tự nuclêôtit sau đây: Loài Trình tự nucleotit khác nhau của gen mã hóa enzim đang xét Loài A XAG GTX AGT T Loài B XXG GTX AGG T Loài C XAG GAX ATT T Loài D XXG GTX AAG T Phân tích bảng dữ liệu trên, có thể dự đoán về mối quan hệ họ hàng giữa các loài trên là A. A và C là hai loài có mối quan hệ họ hàng gần gũi nhất, B và D là hai loài có mối quan hệ xa nhau nhất. B. B và D là hai loài có mối quan hệ họ hàng gần gũi nhất, B và C là hai loài có mối quan hệ xa [BIO TEAM – THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU] T r a n g 3 | 7 nhau nhất. C. A và B là hai loài có mối quan hệ họ hàng gần gũi nhất, C và D là hai loài có mối quan hệ xa nhau nhất. D. A và D là hai loài có mối quan hệ họ hàng gần gũi nhất, B và C là hai loài có mối quan hệ xa nhau nhất. Câu 15. Sự giống nhau trong quá trình phát triển phôi của nhiều loài động vật có xương sống là một trong những bằng chứng chứng tỏ rằng các loài này A. Không chịu tác động của chọn lọc tự nhiên. B. Được tiến hoá theo cùng một hướng. C. Xuất hiện vào cùng một thời điểm. Câu 16. Nói về bằng chứng phôi sinh học (phôi sinh học so sánh), phát biển nào sau đây là đúng? A. Phôi sinh học so sánh chỉ nghiên cứu những đặc điểm khác nhau trong quá trình phát triển phôi của các loài động vật. B. Phôi sinh học so sánh chỉ nghiên cứu những đặc điểm giống nhau trong quá trình phát triển phôi của các loài động vật. C. Phôi sinh học so sánh nghiên cứu những đặc điểm giống nhau và khác nhau trong quá trình phát triển phôi của các loài động vật. D. Phôi sinh học so sánh nghiên cứu những đặc điểm khác nhau trong giai đoạn đầu, giống nhau ở giai đoạn sau trong quá trình phát triển phôi của các loài. Câu 17. Hiện tượng lại tổ là: A. Trường hợp cơ quan thoái hoá lại phát triển mạnh và biểu hiện ở một cá thể nào đó B. Trường hợp cơ quan tương đồng lại phát triển mạnh và biểu hiện ở một cá thể nào đó C. Trường hợp cơ quan tương tự lại phát triển mạnh và biểu hiện ở một cá thể nào đó D. Trường hợp cơ quan thoái hoá lại phát triển mạnh ở một phôi người nào đó Câu 18. Bằng chứng tiến hoá nào cho thấy sự đa dạng và thích ứng của sinh giới? A. Bằng chứng giải phẫu học so sánh B. Bằng chứng phôi sinh học so sánh C. Bằng chứng về tế bào học D. Bằng chứng sinh học phân tử Câu 19. Cơ quan tương đồng có ý nghĩa gì trong tiến hoá: A. Phản ánh sự tiến hoá đồng quy B. Phản ánh chức năng quy định cấu tạo C. Phản ánh nguồn gốc chung D. Phản ánh sự tiến hoá phân ly Câu 20. Giá trị đầy đủ của bằng chứng tế bào học là: A. Mọi sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào. Tế bào là đơn vị tổ chức cơ bản của cơ thể sống. B. Các tế bào đều được sinh ra từ các tế bào sống trước đó. Tế bào là đơn vị tổ chức cơ bản của cơ thể sống. C. Mọi sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào. Các tế bào đều được sinh ra từ các tế bào sống trước nó. D. Mọi sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào, các tế bào đều được sinh ra từ các tế bào sống trước nó. Tế bào là đơn vị tổ chức cơ bản của cơ thể sống. Câu 21. Bằng chứng tiến hoá nào dễ được xác định bằng phương pháp thực nghiệm A. Bằng chứng giải phẫu học so sánh B. Bằng chứng phôi sinh học so sánh [BIO TEAM – THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU] T r a n g 4 | 7 C. Bằng chứng tế bào học D. Bằng chứng sinh học phân tử Câu 22. Trình tự các Nu trong mạch mang mã gốccủa 1 đoạn gen mã hoá của nhóm enzim dehidrogenase ở người và các loài vượn người: - Người: - XGA-TGT-TTG-GTT-TGT-TGG- - Tinh tinh: - XGT-TGT-TGG-GTT-TGT-TGG- - Gôrila: - XGT-TGT-TGG-GTT-TGT-TAT- - Đười ươi: - TGT-TGG-TGG-GTX-TGT-GAT- Từ các trình tự Nu nêu trên có thể rút ra những nhận xét gì về mối quan hệ giữa loài người với các loài vượn người A. Tinh tinh có quan hệ họ hằng gần với người nhất, tiếp đến Gôrila, sau cùng là đười ươi. B. Đười ươi có quan hệ họ hằng gần với người nhất, tiếp đến Gôrila, sau cùng là tinh tinh C. Tinh tinh có quan hệ họ hằng gần với người nhất, tiếp đến đười ươi, sau cùng là Gôrila. D. Gôrila có quan hệ họ hằng gần với người nhất, tiếp đến tinh tinh, sau cùng là đười ươi. Câu 23. Cơ quan tương đồng(cơ quan cùng nguồn) là: A. Những cơ quan nằm ở vị trí tương ứng trên cơ thể, có nguồn gốc khác nhau trong quá trình phát triển phôi cho nên có cấu tạo giống nhau. B. Những cơ quan nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau C. Những cơ quan nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có cùng nguồn gốc trong quá trình phát triển phôi, cho nên có kiểu cấu tạo giống nhau D. Những cơ quan nằm ở những vị trí khác nhau trên cơ thể, có cùng nguồn gốc trong quá trình phát triển phôi Câu 24. Bằng chứng tiến hoá nào có sức thuyết phục nhất: A. Bằng chứng giải phẫu học so sánh B. Bằng chứng phôi sinh học so sánh C. Bằng chứng về tế bào học D. Bằng chứng sinh học phân tử Câu 25. Kiểu cấu tạo giống nhau của các cơ quan tương đồng phản ánh A. Tiến hoá đồng quy B. Tiến hoá thích ứng C. Tiến hoá phân li D. Nguồn gốc chung của chúng Câu 25. Phôi của các động vật có xương sống thuộc những lớp khác nhau, trong những giai đoạn phát triển đầu tiên đều: A. Giống nhau về hình dạng chung nhưng khác nhau về quá trình phát sinh các cơ quan B. Giống nhau về hình dạng chung cũng như về quá trình phát sinh các cơ quan C. Khác nhau về hình dạng chung nhưng giống nhau về quá trình phát sinh các cơ quan D. Khác nhau về hình dạng chung cũng như quá trình phát sinh các cơ quan Câu 26. Sở dĩ ngày nay thú có túi chỉ có ở lục địa Úc vì: A. Lục địa đã tách rời lục địa châu Á vào cuối Đại trung sinh và đến đầu kỉ Thứ tư thì tách khỏi lục địa Nam Mĩ. Vào thời điểm đó chưa xuất hiện thú có nhau B. Lục địa đã tách rời lục địa châu Á vào kỉ thứ 3.Vào thời điểm đó chưa xuất hiện thú có nhau C. Lục địa đã tách rời lục địa châu Á vào cuối Đại trung sinh và đến đầu kỉ Thứ ba thì tách khỏi lục địa Nam Mĩ. Vào thời điểm đó chưa xuất hiện thú có nhau D. Lục địa đã tách rời lục địa châu Á và lục địa Nam Mĩ vào cuối Đại Trung sinh. Vào thời điểm đó chưa xuất hiện thú có nhau Câu 27. Cơ quan thoái hoá là: [BIO TEAM – THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU] T r a n g 5 | 7 A. Cơ quan phát triển không đầy đủ ở cơ thể trưởng thành. Do điều kiện sống của loài đã thay đổi, cơ quan này thay đổi chức năng ban đầu, tiêu giảm dần và chỉ để lại vết tích xa xưa của chúng. B. Cơ quan phát triển không đầy đủ ở giai đoạn phôi. Do điều kiện sống của loài đã thay đổi, cơ quan này thay đổi chức năng ban đầu, tiêu giảm dần và chỉ để lại vết tích xa xưa của chúng. C. Cơ quan phát triển không đầy đủ ở cơ thể trưởng thành. Do điều kiện sống của loài không thay đổi, cơ quan này thay đổi chức năng ban đầu, tiêu giảm dần và chỉ để lại vết tích xa xưa của chúng. D. Cơ quan phát triển không đầy đủ ở cơ quan trưởng thành. Cơ quan phát triển không đầy đủ ở cơ thể trưởng thành. Do điều kiện sống của loài đã thay đổi, cơ quan này thay đổi chức năng ban đầu, tiêu giảm dần và chỉ để lại vết tích xa xưa của chúng. Câu 28. Giá trị đầy đủ của những dẫn liệu địa sinh vật học là: A. Mỗi loài động vật hay thực vật đã phát sinh trong một thời điểm nhất định, tại một vùng nhất định. B. Mỗi loài động vật hay thực vật đã phát sinh tại một vùng nhất định. C. Mỗi loài động vật hay thực vật đã phát sinh trong một thời kì lịch sử nhất định D. Mỗi loài động vật hay thực vật đã phát sinh trong một thời kì lịch sử nhất định, tại một vùng nhất định và các loài có nguồn gốc chung Câu 29. Bằng chứng tiến hoá nào được xem là một trong những thành tựu khoa học lớn nhất ở thế kỉ XIX A. Bằng chứng phôi sinh học so sánh B. Bằng chứng giải phẫu học so sánh C. Bằng chứng sinh học phân tử D. Bằng chứng tế bào học Câu 30. Những cơ quan nào dưới đây là cơ quan tương tự A. Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt B. Mang cá và mang tôm C. Gai xương rồng và tua cuốn của đậu Hà lan D. Vòi hút của bướm và đôi hàm dưới của các loài sâu bọ khác Câu 31. Ý nào sau đây nói chưa đúng về cơ quan thoái hoá? A. Ở loài trăn hai bên lỗ huyệt còn có 2 mấu xương hình móng vuốt nối với xương chậu, điều nầy nói lên rằng bò sát không chân đã xuất phát từ bò sát có chân B. Cá voi là động vật có vú, do thích nghi với đời sống dưới nước, các chi sau đã bị tiêu giảm, hiện chỉ còn di tích của xương đai hông, xương đuùi và xương chày, hoàn toàn dính với cột sống C. Ở các loài động vật có vú, trên cơ thể hầu hết các con đực đều có di tích các tuyến sữa không hoạt động. D. Trong hoa đực của cây đu đủ có 10 nhị, ở giữa vẫn còn di tích nhuỵ Câu 32. Cơ quan tương tự có ý nghĩa gì trong tiến hoá A. Phản ánh sự tiến hoá phân ly B. Phản ánh chức năng quy định cấu tạo C. Phản ánh sự tiến hoá đồng quy D. Phản ánh nguồn gốc chung Câu 33. Tỷ lệ % các aa sai khác nhau ở chuỗi polypeptid anpha trong phân tử Hemoglobin được thể hiện ở bảng sau: Cá mập Cá chép Kỳ nhông Chó Người Cá mập 0 59,4 61,4 56,8 53,2 Cá chép 0 53,2 47,9 48,6 Kỳ nhông 0 46,1 44,0 [BIO TEAM – THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU] T r a n g 6 | 7 Chó 0 16,3 Người 0 Từ bảng trên cho thấy mối quan hệ giữa các loài theo trật tự nào A. Người , chó, kỳ nhông, cá chép, cá mập B. Người, cho, cá chép, kỳ nhông, cá mập C. Người, chó, cá mập, cá chép, kỳ nhông D. Người, chó, kỳ nhông, cá mập, cá chép Câu 34. Những cơ quan nào dưới đây là cơ quan tương đồng? A. Cánh sâu bọ và cánh dơi B. Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt C. Mang cá và mang tôm D. Chân chuột chũi và chân dế dũi Câu 35. Cơ quan tương tự (cơ quan cùng chức) là A. Những cơ quan có nguồn gốc giống nhau đảm nhiệm những chức năng giống nhau nên có hình thái tương tự B. Những cơ quan có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức năng giống nhau nên hình thái tương tự C. Những cơ quan có nguồn gốc khác nhau tuy đảm nhiệm những chức năng khác nhau nên có hình thái tương tự D. Cơ quan có nguồn gốc khác nhau tuy đảm nhiệm những chức năng giống nhau nhưng có hình thái khác nhau Câu 36. Học thuyết tế bào cho rằng: A. Tất cả các cơ thể sinh vật từ đơn bào đến nấm, thực vật đều được cấu tạo từ tế bào B. Tất cả các cơ thể sinh vật từ đơn bào đến đa bào đều được cấu tạo từ tế bào C. Tất cả các cơ thể sinh vật, từ đơn bào đến động, thực vật đều được cấu tạo từ tế bào D. Tất cả các cơ thể sinh vật từ đơn bào đến động vật, nấm đều được cấu tạo từ tế bào Câu 37. Sự giống nhau trong phát triển phôi của các loài thuộc các nhóm phân loại khác nhau phản ánh A. Nguồn gốc chung của sinh vật B. Sự tiến hoá phân ly C. Mức độ quan hệ giữa các nhóm loài D. Quan hệ giữa phát triển cá thể và phát triển loài Câu 38. Những sai khác về chi tiết về các cơ quan tương đồng: A. Do sống trong những môi trường sống khác nhau B. Để thực hiện những chức năng khác nhau C. Do thực hiện những chức năng khác nhau D. Để thích ứng với những môi trường sống khác nhau Câu 39. Ý nào không phải là bằng chứng sinh học phân tử A. Sự thống nhất về chức năng và cấu tạo của ADN của các loài B. Sự thống nhất về chức năng và cấu tạo của Protein của các loài C. Sự thống nhất về chức năng và cấu tạo của mọi gen của các loài D. Sự thống nhất về chức năng và cấu tạo của mã di truyền của các loài [BIO TEAM – THPT CHUYÊN THOẠI NGỌC HẦU] T r a n g 7 | 7 Câu 40. Đặc điểm nổi bật của động, thực vật ở đảo lục địa ? A. Có toàn các loài du nhập từ nơi khác đến B. Giống hệt với hệ động, thực vật ở vùng lục địa gần nhất C. Có toàn những loài đặc hữu D. Có hệ động thực vật phong phú hơn ở đảo đại dương - Hết - Đề thi gồm có 7 trang Giám thị coi thi không giải thích gì thêm LỘ TRÌNH LUYỆN ĐỀ THÁNG 9 Thứ Ngày Giờ Mục tiêu Hai 09/09/2019 08:00 Đăng đề số 1 – Nội dung: Các bằng chứng tiến hóa Ba 10/09/2019 08:00 Đăng đáp án đề số 1 Tư 11/09/2019 08:00 Đăng đề số 2 – Nội dung: Học thuyết Đacuyn và học thuyết hiện đại Năm 12/09/2019 08:00 Đăng đáp án đề số 2 Sáu 13/09/2019 08:00 Đăng đề số 3 – Nội dung: Các nhân tố tiến hóa Bảy 14/09/2019 08:00 Đăng đáp án đề số 3 Chủ nhật 15/09/2019 08:00 Đăng đề số 4 – Nội dung: Các nhân tố tiến hóa 20:00 Đăng đáp án đề số 4
00:00:00