Cảnh báo

Bạn cần đăng nhập mới làm được đề thi này

Nội dung:

HOC24.VN 1 ĐỀ LUYỆN THI THPT QUỐC GIA 2017 – ĐỀ SỐ 08 MÔN: GDCD Thời gian làm bài: 50 phút Câu 1: Pháp luật do nhà nước ta ban hanh thể hiện ý chí, nhu cầu lợi ích của: A. Giai cấp công nhân B. Đa số nhân dân lao động C. Giai cấp vô sản D. Đảng công sản Việt Nam Câu 2: Phương pháp quản lí XH một cách dân chủ và hiệu quả nhất là quản lí bằng: A. Giáo dục B. Đạo đức C. Pháp luật D. Kế hoạch Câu 3: Pháp luật là: A. Hê ̣thống các văn bản và nghi ̣định do các cấp ban hành và thực hiện. B. Những luật và điều luật cụ thể trong thực tế đời sống. C. Hê ̣thống các quy tắc sử xự chung do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng quyền lực nhà nước. D. Hê ̣thống các quy tắc sử xự được hình thành theo điều kiện cụ thể của từng điạ phương. Câu 4: Bản chất xã hội của pháp luật thể hiện ở: A. Pháp luật được ban hành vì sự phát triển của xã hội. B. Pháp luật phản ánh những nhu cầu, lợi ích của các tầng lớp trong xã hội. C. Pháp luật bảo vê ̣quyền tự do, dân chủ rộng rãi cho nhân dân lao động. D. Pháp luật bắt nguồn từ xã hội, do các thành viên của xã hội thực hiện, vì sự phát triển của xã hội. Câu 5: Trong các văn bản quy phạm pháp luật sau, văn bản nào có hiệu lực pháp lí cao nhất? A. Hiến pháp B. Bộ luật C. Hiến pháp đã bổ sung và sửa đổi D. Luật Câu 6: Một trong những đặc điểm để phân biệt pháp luật với quy phạm đạo đức là: A. Pháp luật có tính quyền lực, bắt buộc chung. B. Pháp luật có tính quyền lực. C. Pháp luật có tính bắt buộc chung. D. Pháp luật có tính quy phạm. Câu 7: Cá nhân, tổ chức thi hành pháp luật tức là thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật: A. Quy định B. Cho phép làm C. Quy định làm D. Quy định phải làm. Câu 8: Chị C không đội mũ bảo hiểm khi đi xe trên đường, trong trường hợp này chị C đã: A. Không sử dụng pháp luật. B. Không thi hành pháp luật. C. Không tuân thủ pháp luật. D. Không áp dụng pháp luật. Câu 9: Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới ……….. A. Các quy tắc quản lý nhà nước. B. Các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân. C. Các quan hệ lao động, công vụ nhà nước. D. Tất cả các phương án trên. HOC24.VN 2 Câu 10: Những hành vi xâm phạm đến các quan hệ lao động, quan hệ công vụ nhà nước…, do pháp luật lao động quy định, pháp luật hành chính bảo vệ được gọi là vi phạm: A. Hành chính B. Pháp luật hành chính C. Kỉ luật D. Pháp luật lao động. Câu 11: Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý là: A. Công dân ở bất kỳ độ tuổi nào vi phạm pháp luật đều bị xử lý như nhau. B. Công dân nào vi phạm quy định của cơ quan, đơn vị, đều phải chịu trách nhiệm kỷ luật. C. Công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lý theo quy định của pháp luật. D. Công dân nào do thiếu hiểu biết về pháp luật mà vi phạm pháp luật thì không phải chịu trách nhiệm pháp lý. Câu 12: Ông A không tham gia buôn bán, tàng trữ và sử dụng chất ma túy, trong trường hợp này công dân A đã: A. Sử dụng pháp luật. B. Thi hành pháp luật. C. Tuân thủ pháp luật. D. Áp dụng pháp luật. Câu 13: Trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật thể hiện qua việc: A. Quy định quyền và nghĩa vụ công dân trong Hiến pháp và Luật. B. Tạo ra các điều kiện bảo đảm cho công dân thực hiện quyền bình đẳng trước pháp luật. C. Không ngừng đổi mới và hoàn thiện hệ thống pháp luật. D. Tất cả các phương án trên. Câu 14: Công dân bình đẳng về ……(1)….. Là bình đẳng về hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội theo qui định của PL. Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ công dân A. quyền và trách nhiệm B. trách nhiệm và nghĩa vụ C. quyền và nghĩa vụ D. nghĩa vụ pháp lí Câu 15: Vợ, chồng có quyền ngang nhau đối với tài sản chung là: A. Những tài sản hai người có được sau khi kết hôn. B. Những tài sản có trong gia đình. C. Những tài sản hai người có được sau khi kết hôn và tài sản riêng của vợ hoặc chồng. D. Tất cả phương án trên. Câu 16: Nội dung nào sau đây thể hiện bình đẳng trong lao động: A. Cùng thực hiện đúng nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước B. Tự do lựa chọn các hình thức kinh doanh C. Có cơ hội như nhau trong tiếp cận việc làm D. Tự chủ trong kinh doanh để nâng cao hiệu quả cạnh tranh. Câu 17: Nội dung cơ bản của bình đẳng trong lao động là: A. Bình đẳng trong việc thực hiện quyền lao động. B. Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động. C. Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ. HOC24.VN 3 D. Tất cả các phương án trên. Câu 18. Theo quy định của Bộ luật lao động, người lao động ít nhất phải đủ: A. 18 tuổi B. 15 tuổi C. 14 tuổi D. 16 tuổi Câu 19: Số lượng các dân tộc cùng sinh sống trên lãnh thổ VN là: A. 54 B. 55 C. 56 D. 57 Câu 20: Yếu tố quan trọng để phân biệt sự khác nhau giữa tín ngưỡng với mê tín dị doan là: A. Niềm tin B. Nguồn gốc C. Hậu quả xấu để lại D. Nghi lễ. Câu 21: Hành vi nào sau đây thể hiện tín ngưỡng? A. Thắp hương trước lúc đi xa B. Yếm bùa C. Không ăn trứng trước khi đi thi D. Xem bói Câu 22. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc được hiểu là: A. Các dân tộc được nhà nước và pháp luật tôn trọng B. Các dân tộc được nhà nước và pháp luật bảo vệ C. Các dân tộc được nhà nước tôn trọng, bảo vệ và pháp luật tạo điều kiện phát triển D. Các dân tộc được nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ Câu 23. Tôn giáo được biểu hiện: A. Qua các đạo khác nhau B. Qua các tín ngưỡng C. Qua các hình thức tín ngưỡng có tổ chức D. Qua các hình thức lễ nghi. Câu 24: Bắt người trong trường hợp khẩn cấp được tiến hành: A. Khi có căn cứ để cho rằng người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. B. Khi có người chính mắt trông thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần bắt ngay để người đó không trốn. C. Khi thấy ở người hoặc tại chỗ ở của một người nào đó có dấu vết của tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn. D. Tất cả các phương án trên. Câu 25: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở có nghĩa là: A. Trong mọi trường hợp, không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý. B. Công an có quyền khám chỗ ở của một người khi có dấu hiệu nghi vấn ở nơi đó có phương tiện, công cụ thực hiện tội phạm. C. Chỉ được khám xét chổ ở của một người khi được pháp luật cho phép và phải có lệnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. D. Tất cả các phương án trên đều đúng. Câu 26: Do mâu thuẫn, cãi vã to tiếng rồi chửi nhau, học sinh A nóng giận mất bình tĩnh nên đã ném bình hoa ở lớp vào mặt học sinh B. Học sinh B tránh được nên bình hoa trúng vào đầu học sinh C đang đứng ngoài lên tiếng bênh vực học sinh A. Hành vi của học sinh A đã vi phạm quyền gì đối với học sinh B? HOC24.VN 4 A. Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân. B. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ của công dân. C. Được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân. D. Không vi phạm gì. Câu 27: Hiến pháp nước ta quy định người có quyền bầu cử và ứng cử vào cơ quan đại biểu của nhân dân có độ tuổi là: A. Đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và ứng cử. B. Đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử. C. Nam đủ 20 tuổi trở lên và nữ đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và ứng cử. D. Đủ 20 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử và bầu cử. Câu 28: Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội là quyền của công dân tham gia: A. Thảo luận vào các công việc chung của đất nước trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. B. Kiến nghị với các cơ quan nhà nước về xây dựng bộ máy nhà nước. C. Kiến nghị với các cơ quan nhà nước xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội. D. Tất cả các phương án trên. Câu 29: "Quyền bầu cử và quyền ứng cử là các quyền dân chủ cơ bản của công dân trong lĩnh vực............, thông qua đó, nhân dân thực thi hình thức dân chủ gián tiếp ở từng địa phương và trong phạm vi cả nước." A. Xã hội B. Chính trị C. Kinh tế D. Văn hoá Câu 30: Điền vào chỗ trống Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội của công dân là các quyền gắn liền với việc thực hiện …………………… A. Quy chế hoạt động của chính quyền cơ sở. B. Trật tự, an toàn xã hội. C. Hình thức dân chủ gián tiếp ở nước ta. D. Hình thức dân chủ trực tiếp ở nước ta. Câu 31: Ở phạm vi cả nước, nhân dân thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội chủ yếu bằng cách: A. Tham gia thảo luận, góp ý kiến xây dựng các văn bản pháp luật quan trọng, liên quan đến quyền và lợi ích cơ bản của mọi công dân. B. Đóng góp ý kiến, phản ánh kịp thời với Nhà nước về những vướng mắc, bất cập, không phù hợp của chính sách, pháp luật để Nhà nước sửa đổi, hoàn thiện. C. Thảo luận và biểu quyết các vấn đề trọng đại khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân. D. Tất cả các phương án trên. Câu 32: Nguyên tắc nào không phải là nguyên tắc bầu cử A. Phổ thông B. Bình đẳng C. Công khai D. Trực tiếp Câu 33: Người có quyền tố cáo là: A. Mọi cá nhân, cơ quan, tổ chức B. Những cơ quan nhà nuớc có thẩm quyền C. Mọi công dân D. Những cán bộ công chức nhà nước HOC24.VN 5 Câu 34: Vai trò của PL đối với sự phát triển bền vừng của dất nước được thể hiện: A. Trong lĩnh vực văn hóa B. Chủ yếu trong lĩnh vực kinh tế C. chủ yếu trong lĩnh vực bảo vệ mội trường D. Trong tất cả các lĩnh vực của đời sống XH. Câu 35: Những vấn đề cần được ưu tiên giải quyết trong quá trình hướng tới mục tiêu phát triển bền vững là: A. Kinh tế, văn hóa, xã hội, mội trường và quốc phòng an ninh. B. Kinh tế, văn hóa, dân số, môi trường và quốc phòng an ninh. C. Kinh tế việc làm, bình đẳng giới, văn hóa xã hội. D. Kinh tế, văn hóa, xã hội, bình đẳng giới và quốc phòng an ninh. Câu 36: Pháp luật quy định các mức thuế khác nhau đối với các doanh nghiệp, căn cứ vào: A. Uy tín của người đứng đầu doanh nghiệp B. Ngành, nghề, lĩnh vực và địa bàn kinh doanh. C. Thời gian kinh doanh của doanh nghiệp D. Khả năng kinh doanh của doanh nghiệp Câu 37: Nhà nước sử dụng các công cụ chủ yếu nào để khuyến khích các hoạt động kinh doanh trong những ngành nghề có lợi cho sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước: A. Tỉ giá ngoại tệ B. Thuế C. Lãi suất ngân hàng D. Tín dụng Câu 38: Vai trò của pháp luật trong bảo vệ môi trường là: A. Ngăn ngừa, hạn chế tác động xấu của con người trong quá trình khai thác, sử dụng tài nguyên, thiên nhiên. B. Xác định trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân trong hoạt động sản xuất kinh doanh. C. Điều hòa lợi ích giữa phát triển kinh tế, tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi tường sinh thái. D. Tất cả các phương án trên. Câu 39: Luật nghĩa vụ quân sự quy định độ tuổi gọi nhập ngũ trong thời bình là: A. Từ 18 đến 27 tuổi. B. Từ 17 tuổi đến 27 tuổi. C. Từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi. D. Từ đủ 17 tuổi đến hết 25 tuổi. Câu 40: Pháp luật bảo vệ môi trường quy định: A. Bảo vệ môi trường phải gắn hài hòa với phát triển kinh tế, tiến bộ xã hội để phát triển bền vững đất nước. B. Bảo vệ môi trường phải phù hợp quy luật, đặc điểm lịch sử, phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội. C. Bảo vệ môi trường là việc làm thường xuyên, ngăn ngừa và khắc phục ô nhiễm, cải thiện chất lượng môi trường. D. Tất cả các phương án trên. ------HẾT-----
00:00:00