Cảnh báo

Bạn cần đăng nhập mới làm được đề thi này

Nội dung:

ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT HÓA 10 CHƯƠNG V : HALOGEN A.TRẮC NGHIỆM Câu 1: Nước Gia – ven là hỗn hợp của: A. HCl, HClO, H2O. B. NaCl, NaClO3, H2O. C. NaCl, NaClO, H2O. D. NaCl, NaClO4 , H2O. Câu 2: Dãy axit nào dưới đây được xếp theo tính axit giảm dần: A. HI > HBr > HCl > HF. C. HCl > HBr > HI > HF. B. HF > HCl > HBr > HI. D. HCl > HBr > HF > HI. Câu 3: Đặc điểm chung của các nguyên tố nhóm halogen là: A. Ở điều kiện thường là chất khí. C. Tác dụng mạnh với H2O. B. Là chất oxi hoá mạnh. D. Vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử Câu 4: Đổ dung dịch AgNO3 vào dung dịch muối nào sau đây sẽ không có phản ứng A. NaF B. NaCl C. NaBr D. NaI Câu 5: Dung dịch axit nào sau đây không thể chứa trong bình thuỷ tinh? A. HCl B. H2SO4 C. HNO3 D. HF Câu 6: Các nguyên tố nhóm halogen đều có cấu hình electron lớp ngoài cùng là: A. ns1np6 B. ns2np5 C. ns3np4 D. ns2np4 Câu 7: Kim loại nào sau đây khi tác dụng với HCl và Clo cho cùng một muối clorua kim loại: A. Cu B. Ag C. Fe D. Zn Câu 8: Hiện tượng quan sát được khi cho khí clo vào dung dịch KI có chứa sẵn một ít hồ tinh bột ? A. không có hiện tượng gì. B. Có hơi màu tím bay lên. C. Dung dịch chuyển sang màu vàng. D. Dung dịch có màu xanh đặc trưng. Câu 9: Brom bị lẫn tạp chất là clo. Để thu được brom cần làm cách nào sau đây: A. Dẫn hỗn hợp đi qua dung dịch H2SO4 loãng B. Dẫn hỗn hợp đi qua nước C. Dẫn hỗn hợp đi qua dung dịch NaBr D. Dẫn hỗn hợp đi qua dung dịch NaI Câu 10: Trong các dãy sau đây dãy nào tác dụng với dung dịch HCl: A. AgNO3, MgCO3, BaSO4, MnO2 C. Fe2O3, MnO2, Cu, Al B. Fe, CuO, Ba(OH)2, MnO2 D. CaCO3, H2SO4, Mg(OH)2, MnO2 Câu 11: Cho 16,25 gam một kim loại M hoá trị II tác dụng vừa đủ với 250ml dung dịch HCl 2M. Nguyên tử khối của kim loại M là: A. 64 B. 65 C. 27 D. 24 Câu 12: Để nhận biết 5 lọ mất nhãn đựng HCl, KOH, Ca(NO3)2, BaCl2, thuốc thử cần dùng là : A. Quỳ tím và AgNO3 B. AgNO3 C. Quỳ tím và H2SO4 D. Quỳ tím B. PHẦN TỰ LUẬN Bài 1: Hoàn thành chuỗi phương trình sau: KMnO4 r Cl2 r HCl r FeCl2 r AgCl Bài 2: Hòa tan MnO2 bằng một lượng vừa đủ dung dịch HCl 3M, sau phản ứng thu được 3,36 lít khí ( đktc ) a. Tính khối lượng MnO2 b. Tính thể tích dung dịch HCl đã dùng Bài 3: Nhúng 0,65 gam Zn vào 100 ml dung dịch AgNO3 0,1M, sau khi phản ứng kết thúc, lấy thanh Zn ra cân nặng m (gam) a. Tính khối lượng thanh Zn đã phản ứng b. Tìm m Bài 4 ( 1 điểm ): Hòa tan hoàn toàn 14,6 gam hỗn hợp X gồm Al và Sn bằng dung dịch HCl dư thu được 5,6 lít khí H2 ( đktc ). Tính thể tích khí O2 ( đktc ) cần dùng để phản ứng hoàn toàn với 14,6 gam hỗn hợp X trên.
00:00:00