Bài 1:
Gọi v0 là vận tốc thang cuốn, v1 là vận tốc của người ở lần đi đầu, v2 là vận tốc của người ở lần đi thứ hai. Theo bài ta có: 2v1 = v2
Gọi n là số bậc của thang cuốn khi thang đứng yên, t1 , t2 lần lượt là vận tốc của người đó ở hai lần đi thang cuốn
Vì khi đi với vận tốc lớn hơn thì bước nhiều bậc hơn nên người đó đi cùng chiều với thang
Ta có:
Lần đi đầu: \(n=v_0t_1+v_1t_1=\left(v_0+v_1\right)t_1\Rightarrow t_1=\dfrac{n}{v_0+v_1}\)
Lần đi thứ hai: \(n=v_0t_2+v_2t_2=v_0t_2+2v_1t_2=t_2\left(v_0+2v_1\right)\Rightarrow t_2=\dfrac{n}{v_0+2v_1}\)
Số bậc bước lần đi đầu là: \(n_1=v_1t_1=v_1.\dfrac{n}{v_0+v_1}=\dfrac{n}{\dfrac{v_0}{v_1}+1}\)
\(\Rightarrow\dfrac{n}{n_1}=\dfrac{v_0}{v_1}+1\) (1)
Số bậc bước lần hai là: \(n_2=v_2t_2=2v_1.\dfrac{n}{v_0+2v_1}=\dfrac{n}{\dfrac{v_0}{2v_1}+1}\)
\(\Rightarrow\dfrac{n}{n_2}=\dfrac{v_0}{2v_1}+1\) (2)
Từ (1) và (2) ta có: \(n=\dfrac{n_1n_2}{2n_1-n_2}=\dfrac{50.60}{2.50-60}=75\)
Vậy khi thang đứng yên thì người đó cần đi hết 75 bậc thì mới hết thang.
Bài 3:
a) Vì ảnh của cả hai vật nằm cùng một vị trí trên trục chính xy nên sẽ có một trong hai vật sáng cho ảnh nằm khác phía với vật \(\Rightarrow\) thấu kính phải là thấu kính hội tụ. Ta có hình vẽ sau:
(em không vẽ được hình nên cái này lấy trên google drive của thầy, cái chỗ góc bị khuất ngoài cùng là chữ y nha chị)
b)Xét các cặp tam giác đồng dạng trong trường hợp vật A1B1 cho ảnh A1'B1' ta có: \(OA_1'=\dfrac{d_1f}{d_1+f}\)
Xét các cặp tam giác đồng dạng trong trường hợp vật A2B2 cho ảnh A2'B2' ta có:\(OA_2'=\dfrac{d_2f}{f-d_2}\)
Theo bài ta có: OA1'=OA2'\(\Rightarrow\dfrac{d_1f}{d_1+f}=\dfrac{d_2f}{f-d_2}\Rightarrow f=20\)
(thay số theo dữ kiện đề bài)
Vậy tiêu cự thấu kính là 20cm
c)Thay f vào một trường hợp trên được OA1' = OA2'=12 cm; từ đó: A1'B1'\(=\dfrac{h.OA_1'}{d_1}=\dfrac{2.12}{30}=0.8\) và\(A_2'B_2'=\dfrac{h.OA_2'}{d_2}=\dfrac{2.12}{7.5}=3.2\).
Vì vật \(A_2B_2\) và thấu kính cố định nên ảnh của nó qua thấu kính vẫn là A2'B2'. Bằng phép vẽ ta xác định vị trí đặt gương OI và có các nhận xét sau:
+ Ảnh của A2B2 qua gương là ảnh ảo, ở vị trí đối xứng với vật qua gương và cao bằng A2B2 (ảnh A3B3 )
+ Ảnh ảo A3B3 qua thấu kính sẽ cho ảnh thật A4B4,ngược chiều và cao bằng ảnh A2'B2'
+ Vì A4B4 > A3B3 nên vật ảo A3B3 phải nằm trong khoảng từ f đến 2f => điểm I cũng thuộc khoảng này
+ Vị trí đặt gương là trung điểm đoạn A2A3 , nằm cách thấu kính một đoạn OI = OA2 + \(\dfrac{1}{2}\) A2 A3
Do A4B4 song song và bằng A2'B2' nên tứ giác A4B4A2'B2' là hình bình hành\(\Rightarrow\) FA4 = FA2' = f + OA2 ' = 20 + 12 = 32 => OA4 = 32
Dựa vào hai tam giác đồng dạng OA4B4 và OA3B3 ta tính được OA3 => A2A3 => vị trí đặt gương
Bài 2:
Ampe kế chỉ dòng điện chạy qua R1 và R3: IA = I1+I3. Mạch điện có dạng như hình vẽ.
I1=\(\dfrac{U}{R_1}=\dfrac{24}{12}=2\left(A\right)\)\(\Rightarrow I_3=I_A-I_1=3-2=1\left(A\right)\)
Ta có: I3 = I4 = 1 (A) =\(\dfrac{I_2}{2}\Rightarrow I_2=2\left(A\right)\)
Gọi R3 là x. Ta có:
R234=R2+\(\dfrac{R_3R_4}{R_3+R_4}=\)9+\(\dfrac{x.6}{x+6}\)(ohm)
I2 = \(\dfrac{U}{R_{234}}=\dfrac{24}{9+\dfrac{6x}{x+6}}=2\Rightarrow x=6\)
Vậy R3 = 6ohm, I1 = 2(A), I2 = 2(A)
Bài 5:
Chọn mốc thế năng tại mặt đất.
Cơ năng của vật tại vị trí ném là: W0 = Wđ0 + W0 =\(\dfrac{1}{2}mv^2_0\left(J\right)\)
a) Khi vật đạt độ cao cực đại, vận tốc vật là v3 ,21 = 0 => Wđ1 = \(\dfrac{1}{2}mv^2_1=0\) (j)
W1 = Wđ1 + Wt1 = mghmax (J)
Áp dụng định luật bảo toàn cơ năng: W1 = W0\(\Leftrightarrow mgh_{max}=\dfrac{1}{2}mv^2_0\Leftrightarrow\)\(10.h_{max}=\dfrac{1}{2}.40^2\Leftrightarrow h_{max}=160\left(m\right)\)
Vậy độ cao cực đại mà vật đạt được là 160 m
Em làm bài này theo ví dụ, không biết đúng hay sai.
Bài 3 em định làm tiếp nhưng máy tính hết pin rồi, mong chị thông cảm