I. Đọc hiểu
C1: Lá là cơ quan chính của quá trình quang hợp ở thực vật
C2: Lấy khí Cacbonic và thải ra khí Oxy
C3: Phương trình tổng quát: CO2 + H2O + Năng lượng ánh sáng → (CH2O) + O2
(điều kiện: ánh sáng, nước, hàm lượng khí cacbonic, nhiệt độ)
C4: Sơ đồ tóm tắt pha sáng:
Sắc tố quang hợp
Ánh sáng + H2O + NADP+ + ADP + Pvc --------------------> NADPH + ATP + O2
C5: Là RiDP
C6: - Tổng hợp chất hữu cơ: thông qua quang hợp, cây xanh tạo ra nguồn chất hữu cơ là tinh bột là đường glucose.
- Tích lũy năng lượng: mỗi năm, cây xanh tích lũy một nguồn năng lượng khổng lồ.
- Điều hoà không khí: cây xanh khi quang hợp giúp điều hòa lượng hơi nước, CO2 và O2 trong không khí, góp phần điều hòa nhiệt độ không khí.
II. Vận dụng
C1: Lượng máu của:
Nam là 60 x 80 = 4800 (ml) = 4,8 (l)
Vân Anh là 55 x 70 = 3850 (ml) = 3,85 (l)
=> Lượng máu của Nam nhiều hơn
C2: * Cấu tạo của tim:
- Vị trí: Tim nằm giữa 2 lá phổi, hơi lệch sang bên trái
- Hình dạng: tim hình chóp, đỉnh quay xuống dưới, đáy hướng lên trên
- Cấu tạo ngoài
+ Màng tim: bao bọc bên ngoài tim bằng mô liên kết
+ Động mạch vành: làm nhiệm vụ dẫn máu nuôi tim
- Cấu tạo trong
+ Tim có 4 ngăn:
+ Tâm nhĩ trái và phải bơm máu tới tâm thất trái và phải tương ứng. Tâm thất trái bơm máu cho động mạch chủ đi nuôi cơ thể, tâm thất phải bơm máu cho động mạch phổi đi trao đổi khí ở phổi.
+ Tâm thất trái có thành cơ tim dày nhất, tâm nhĩ phải có thành cơ mỏng nhất
+ Giữa các ngăn tim và giữa tim với cách mạch máu đều có van để đảm bảo máu chỉ vận chuyển theo 1 chiều nhất định.
* Tim hoạt động suốt đời mà không bị mệt mỏi là nhờ có chu kì co dãn, hoạt động của tim và thời gian nghỉ ngơi đều đặn. Hơn nữa cấu tạo của tim khá đặc biệt và bền bỉ của cơ tim nên lượng máu cung cấp để nuôi tim luôn dồi dào. Có thể thấy khoảng thời gian nghỉ ngơi và hoạt động của tim gần như bằng nhau.
C3:
3.1. Cho các cây mang tính trạng trội ở F1 tự thụ phấn :
2(Aa x Aa) + (AA x AA) = (2AA : 4Aa : 2aa) + (AA) = 3AA : 4Aa : 2aa
Như vậy, tỉ lệ cây con đồng hợp trội ở cây con là: 3/(3+4+2) = 3/9 = 1/3
3.2. Gen (ADN) → mARN → Pôlipeptit → Prôtêin → Tính trạng
C4: Lớp thú hiện nay ghi nhận 5416 loài. Việt Nam chúng ta có 231 loài
III. Vận dụng - Trắc nghiệm
C1: D
C2: B
C3: A
C4: C
C5: C
IV . Vận dụng - Tự luận
C1: Là vì trong mỗi tế bào của chúng có các chất hóa học khác nhau.
Vị ngọt, thường không thể tách rời các loại đường. VD: Lê, chuối, xoài,...
Vị chua thì thường không tách rời loại axit. VD: Dứa, chanh, bưởi,...
Vị đắng thường do một số kiềm sinh vật tạo thành. VD: Cà tím, hạnh nhân, bí ngô,...
Vị cay là do các chất như etanol và capsaicin gây ra một cảm giác cháy bằng cách gây một phản ứng thần kinh trigeminal cùng với mùi vị tiếp nhận thông thường. Những cảm giác nóng là do thực phẩm kích thích thần kinh tác động lên các tế bào thụ cảm. VD: Ớt,...
Vị chát, đều là do chất tanin gây ra. VD: Sung, hồng, ổi,...
C2: - Khi bị đụng, cây xấu hổ nó lập tức khép những cánh lá lại. Điều này có liên quan tới "tác dụng sức căng" của lá xấu hổ. Ở cuối cuống lá có một mô tế bào mỏng gọi là bọng lá, bên trong chứa đầy nước. Khi bạn đụng tay vào, lá bị chấn động, nước trong tế bào bọng lá lập tức dồn lên hai bên phía trên. Thế là phần dưới bọng lá xẹp xuống như quả bóng xì hơi, còn phía trên lại như quả bóng bơm căng. Điều đó làm cuống lá sụp xuống, khép lại. Khi một lá khép lại, nó sẽ đưa tín hiệu lan rộng đến các lá khác, khiến chúng cũng lần lượt khép lại. Nhưng chỉ ít phút sau, bộ phận dưới bọng lá lại dần đầy nước, lá lại xoè ra nguyên dạng như cũ.
Đó không phải là cơ chế thần kinh
C3: Vì một số cây đu đủ chỉ ra toàn hoa đực, còn hoa cái không phát triển hay bị thoái hóa đi, những cây này chỉ còn làm được chức năng thụ phấn mà tự nó không ra quả được.