I. Đọc hiểu ( 25 điểm )
Có thể nói rằng, nếu không có cây cối thì cũng không có sự sống trên Trái Đất. Đây là sự thật, vì cây cối hút khí cacbonic để quang hợp rồi giải phóng ra một lượng lớn khí oxy, rất cần cho sự sống của con người... Quá trình quang hợp của cây xanh giúp Trái Đất tích lũy được một lượng oxy rất lớn, chiếm hàm lượng xấp xỉ 21% thể tích không khí. Đồng thời cây cối còn hấp thụ 1 lượng lớn cacbonic không ngừng tăng cao, làm trong sạch bầu khí quyển.
Trích ''Cây xanh quang hợp như thế nào?''
C1: Cơ quan chính của quá trình quang hợp ở thực vật ? (5p)
-> Chất diệp lục ở trong lục lạp.
C2: Quang hợp lấy gì và thải gì ra khỏi môi trường ? ( 5p )
-> Lấy khí cacbonic và thải khí oxi.
C3: Phương trình tổng quát quang hợp ? ( Điều kiện của quang hợp ? ) ( 5p )
C4: Sơ đồ pha sáng của quá trình quang hợp ? ( 2,5p )
C5: Chất kết hợp với CO2 đầu tiên là một phân tử hữu cơ và đó là chất gì ? ( 2,5p )
-> Chất kết hợp với CO2 đầu tiên là một phân tử hữu cơ có 5 cacbon. Đó là RiDP.
C6: Nêu ra 3 ý nghĩa của quá trình quang hợp ( 5p )
- Sản phẩm quang hợp là nguồn chất hữu cơ làm thức ăn cho mọi sinh vật, là nguyên liệu cho công nghiệp và thuốc chữa bệnh cho con người.
- Năng lượng ánh sáng mặt trời được hấp thụ và chuyển hóa thành hóa năng trong các liên kết hóa học. Đây là nguồn cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống của sinh giới.
- Quang hợp hấp thụ CO2 và giải phóng O2 giúp điều hòa không khí, giảm hiệu ứng nhà kính, cung cấp dưỡng khí cho các sinh vật khác.
II. Vận dụng ( 25 điểm )
C1 ( 5p ) Nam nặng 60 kg. Vân Anh nặng 55 kg. Tính lượng máu trong cơ thể họ và cho biết ai có lượng máu nhiều hơn ?
( Biết Nam là nam, Vân Anh là nữ, lượng máu tính bằng đơn vị '' lít '' ).
Lượng máu trong cơ thể của Nam là:
80. 60 = 4800 (ml) = 4,8 (lít)
Lượng máu trong cơ thể của Vân Anh là:
70. 55 = 3850 (ml) = 3,85 (lít)
Vì 4,8l > 3,85l nên lượng máu của Nam nhiều hơn Vân Anh.
C2: (5p ) Cấu tạo của tim? Vì sao tim hoạt động suốt đời mà không bị mệt mỏi ?
* Cấu tạo ngoài:
- Màng tim: bao bọc bên ngoài tim bằng mô liên kết.
- Động mạch vành: làm nhiệm vụ dẫn máu nuôi tim.
* Cấu tạo trong:
- Tim có 4 ngăn.
- Tâm thất trái có thành cơ tim dày nhất, tâm nhĩ phải có thành cơ mỏng nhất.
- Giữa các ngăn tim và giữa tim với cách mạch máu đều có van đển đảm bảo máu chỉ vận chuyển theo 1 chiều nhất định.
* Tim hoạt động suốt đời mà không bị mệt mỏi vì:
- Cơ tim có sự dẻo dai giúp tim hoạt động bền bỉ hơn
- Tim hoạt động được do điều khiển bởi hệ thần kinh thực vật
- Lượng máu nuôi tim rất nhiều (chiếm 10% lượng máu trong cơ thể)
- Chu kì co dãn cơ tim đồng đều: Chu kì tim hoạt động đều có thời gian cao, nghỉ xen kẽ nhau. Nhờ đó mà tim hoạt động đồng đều và liên tục.
+ Chu kì co dãn của tim là khoảng 0.8s
+ Pha co tâm nhĩ: 0,1s (thời gian nghỉ là 0,7s)
+ Tâm thất co: 0,3s (thời gian nghỉ là 0,5s)
+ Pha dãn chung: 0,4s (thời gian nghỉ là 0,4s)
+ Nhịp tim bình thường bằng 75 chu kì trong thời gian 1 phút.
Nhờ có chu kì co dãn, hoạt động của tim và thời gian nghỉ ngơi đều đặn. Hơn nữa cấu tạo của tim khá đặc biệt và bền bỉ của cơ tim nên lượng máu cung cấp để nuôi tim luôn dồi dào. Có thể thấy khoảng thời gian nghỉ ngơi và hoạt động của tim gần như bằng nhau.
-> Do thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý.
3.2 Viết sơ đồ mối quan hệ giữa gen và tính trạng .
Gen (1 đoạn AND) -> m ARN -> Protein -> Tính trạng.
C4: ( 5p ) Lớp thú hiện nay ghi nhận bao nhiêu loài ? Việt Nam chúng ta có bao nhiêu ?
Hiện nay, lớp thú ghi nhận khoảng 4600 loài.
Việt Nam là nơi cư trú của hơn 275 loài thú.
III. Vận dụng - Trắc nghiệm ( 10 điểm )
C1: ( 2p ) Ở người , bệnh bạch tạng do gen lặn a nằm trên NST thường quy định . Tại 1 huyện miền núi tỉ lệ người mắc là 4/100 . Cho rằng quần thể đang cân bằng về mặt di truyền . 1 cặp vợ chồng ở huyện này không bị bạch tạng , dự định sinh 2 con . Xác suất chỉ để 1 đứa con của họ bị bạch tạng là ?
A. 1/24
B. 5/36
C. 1/9
D. 1/48
C2: (2p ) Tính trạng nhóm máu của người do 3 alen quy định . 1 quần thể đang cân bằng về di truyền có tần số IA = 0,2 ; IB = 0,7 . Lấy ngẫu nhiên 1 người, xác suất có nhóm máu AB là :
A.21%
B. 28%
C. 14%
D.15%
C3: ( 2p ) Cho phép lai : P : AaBbDd (♂) x AabbDd (♀) . Tỉ lệ đời con có KH giống mẹ là bao nhiêu ?
A. 9/32
B.9/16
C. 3/8
D. 3/32
C4: ( 2p ) Ở ruồi giấm , 2 gen A và B nằm cùng trên 1 nhóm liên kết cách nhau 40cM . Ở phép lai : AB/ab ♂ x Ab/aB ♀ thu được F1 . Lấy ngẫu nhiên F1 , xác suất thu được con AB / Ab là :
A. 0,13
B.0,12
C.0,15
D.0,10
C5: (2p ) Một quần thể đang ở trạng thái cân bằng có tần số gen A = 0,4 . Tỉ lệ KG AA chiếm bao nhiêu ?
A. 0,2
B.0,8
C.0,16
D.1,6
IV . Vận dụng - Tự luận ( 40 điểm )
Câu 1: Vì sao các loại quả lại có vị khác nhau ? Lấy ví dụ ? ( 15đ )
- Vì trong mỗi tế bào của chúng có các chất hoá học khác nhau.
- Ví dụ:
+ Vị ngọt, thường không thể tách rời các loại đường. Trong nhiều loại hoa quả, rau xanh đều chứa đường gluco, đường mạch nha, đường glucoza, đường saccaroza. Đặc biệt đường saccaroza ngọt lịm, trong mía, trong củ cải đường đều chứa đường saccaroza. Có một số thứ mặc dù bản thân chúng không có vị ngọt, nhưng khi ăn vào lại ngọt. Ví dụ, tinh bột vốn không ngọt, nhưng chịu sự phân giải men tinh bột trong nước bọt sẽ chuyển hóa thành đường mạch nha và đường glucoza có vị ngọt.
+ Vị chua thì thường không tách rời loại axit – axit acetic, axit malic, axit citric, acid tactaric… chúng thường có trong tế bào thực vật. Nho chua có rất nhiều axit tactaric, còn quả chanh rõ ràng là một kho chứa axit citric.
+ Vị đắng: rất nhiều loại thực vật có vị đắng, như thuốc Đông y, đa phần là đắng không thể chịu được. Vị đắng thường do một số kiềm sinh vật tạo thành. Như cây hoàng liên nổi danh chứa kiềm hoàng liên. Vỏ cây canhkina có thể chữa được bệnh sốt rét cũng là một loại “thuốc đắng” có chứa kiềm canhkina.
+ Vị cay: ớt cay bởi vì nó có chứa chất cay của ớt. Thuốc lá là do có chứa nicotin. Củ cải sống có khi cũng rất cay bởi vì nó chứa dầu hạt cải dễ bay hơi.
+ Vị chát, đều là do chất tananh gây ra. Cây hồng tươi có rất nhiều chất tananh cho nên chát đến nỗi ăn vào mồm không mở ra được. Ngoài ra các cây trám, lá chè, cây lê… cũng đều có chất tananh, cho nên đều hơi chát.”
Câu 2: Cơ chế co lại của cây xấu hổ ? Đó có phải là cơ chế thần kinh không ? ( 15đ )
Do “Tác dụng sức căng” ở cây xấu hổ.
Ở cuối cuống lá có một mô tế bào mỏng gọi là bọng lá, bên trong chứa đầy nước. Khi bạn đụng tay vào, lá bị chấn động, nước trong tế bào bọng lá lập tức dồn lên hai bên phía trên. Thế là phần dưới bọng lá xẹp xuống như quả bóng xì hơi, còn phía trên lại như quả bóng bơm căng. Điều đó làm cuống lá sụp xuống, khép lại.
Khi một lá khép lại, nó sẽ đưa tín hiệu kích thích lan rộng đến các lá khác, khiến chúng cũng lần lượt khép lại. Nhưng chỉ ít phút sau, bộ phận dưới bọng lá lại dần đầy nước, lá lại xoè ra nguyên dạng như cũ.
Không phải là cơ chế thần kinh.
Câu 3: Vì sao một số cây đu đủ lại không ra quả ? ( 10đ )
- Giống cây không chuẩn, nhiệt độ, độ ẩm không phù hợp, không được chăm sóc chu đáo, kĩ lưỡng, cẩn thận dẫn đến thiếu chất dinh dưỡng, ảnh hướng tới việc phát triển, tạo quả,... của cây.
- Một số cây đu đủ chỉ ra toàn hoa đực, còn hoa cái không phát triến hay bị thoái hóa đi, những cây này chỉ còn làm được chức năng thụ phấn mà tự nó không ra quả được.