Vòng 2

Tôi là con cháu của cụ bà Lê Thị Đào nhiều đời trước - chắc các bạn cũng biết đây là "chị Dậu" trong tác phẩm văn học Tắt đèn của nhà văn Ngô Tất Tố, một tác phẩm rất hay có trong chương trình Ngữ văn trung học hiện này. Cho tôi xin kể lại câu chuyện nhiều năm về trước và gọi tổ tiên của mình đúng theo tác phẩm hiện hành.

Năm ấy gia đình nhà chị Dậu đúng thật là bị chèn ép, anh Dậu thì cũng bị đánh tơi tả đến chết. Nhưng chị Dậu vẫn quyết định không bán con, mà một mình tự tay chăm sóc, nuôi nấng, dưỡng dục cả ba đứa nhỏ. Cuộc sống vẫn cứ bấp bênh, ban ngày bốn mẹ con vào rừng kiếm rau, kiếm củi. Ban tối thì đi làm nón, làm tương cho các gia đình giàu có, phú hộ thời bấy giờ. Nói đến đây, tôi lại nhớ đến cuộc sống của chính mình, hiện tại tôi đang là con của một góa phụ. Mẹ tôi cũng tần tảo sớm hôm, hi sinh hết mức, một mình gánh vác và nuôi ba đứa con. Số phận của mẹ tôi và tổ tiên sao lại giống nhau đến như thế? Quay lại một chút về chị Dậu, cuộc sống vẫn diễn ra thường nhật, vẫn đi làm thuê làm mướn, vẫn bị chèn ép và đóng sưu thuế cay nghiệt. Phải chăng có bớt khổ đi một chút nhưng ông trời vẫn đi trêu ngươi còn người? 

Được một thời gian chị Dậu đưa ba đứa nhỏ trốn làng đi tới vùng đất Bắc Kạn bây giờ. Lúc ấy, cuộc sống tuy có khó khăn nhưng cũng vẫn đỡ hơn trước. Ba đứa nhỏ dần lớn lên và cũng phụ mẹ được rất nhiều thứ. Tôi nhớ mang máng theo lời kể của bà cố thì người con lớn của chị Dậu còn làm giáo viên nữa đấy. Ông trời không làm khổ ai quá lâu, người ở hiền ắt sẽ gặp lạnh, gieo nhân nào thì gặp quả nấy, phúc đức để lại muôn đời. Cụ thể là vào một buổi chiều mùa hạ, có một người bà con xa lâu ngày lại tìm chị và giới thiệu chị một công việc khó khăn nhưng lại cho nhiều phúc lợi. Đó chính là làm lái thương. Nghe có vẻ khó nhưng lại đơn giản đối với người phụ nữ có tổ tiên là dân miền biển như chị. Nhưng...sao lại làm được lái thương? Chẳng phải...làm lái thương cũng cần vốn liếng sao? Tất nhiên là cần rồi, và thật may là người này chính là người biết được bí mật động trời gia đình nhà chị. Chuyện là bà cụ thân sinh ra chị có giấu một hũ vàng nho nhỏ ờ núi Cấm, có ghi chép lại địa điểm cụ thể và nhờ người phụ nữ này trao thông tin cho chị. Vậy là từ này chị Dậu sẽ được đổi đời? 

Thật ra thì không, năm đó đi làm lái thương, chị Dậu làm ăn lụng bại lại còn hay gặp tâm linh trên các sông hồ,...nên chỉ làm được nửa năm rồi nghỉ. Tuy nhiên, đối với chị đó là một trải nghiệm thật sự quý báu. Và cũng nhờ công việc đó, chị tìm được người chồng sau của mình - anh ấy tên là Sửu, hơn chị tám tuổi, có rất nhiều kinh nghiệm và cũng yêu thương con riêng của vợ mình. Không những thế, ba đứa con sau này thành đạt, trở thành người có ích cho xã hội, đó là niềm vui lớn nhất của cuộc đời chị. 

Qua đó, các bạn có thể thấy, ông trời chẳng phụ lòng người, sau cơn mưa thì trời lại sáng. Giữa cái lúc ăn không đủ lại có thông tin là nhà mình có vàng. Giữa lúc làm góa phụ lại kiếm được người đi tiếp cùng mình quãng đời còn lại. Điều chúng ta rút ra được là hãy đấu tranh cho cuộc sống và quyền lợi của chính mình, hãy thật thoải mái và lạc quan. Luôn trải nghiệm những điều mới mẻ để tích lũy kinh nghiệm. Hạnh phúc sẽ tìm tới mình nếu mình thật sự xứng đáng. 

Tôi được bà cố kể lại mà câu chuyện đọng lại trong tôi thật nhiều thứ. Tuy nó không có kịch tính hay có nhiều xung đột nhưng cho tôi nhiều cảm xúc, muốn được một lần gặp được người phụ nữ ấy - chị Dậu - tổ tiên nhiều đời trước của tôi.

Điểm  18.34

Nhận xét: Sáng tạo á anh Anh chấp nhận: Anh Dậu phải mất Nên từ đó đoạn sau dễ dàng viết hơn, tươi sáng hơn được Anh viết nó chân thật, mộc mạc có lẽ do thiếu thời gian và độ dài em chưa cảm nhận được quá nhiều ở bài văn này,,, Điểm: 13,2+5,14