Đề thi vòng 3:
Phần 1: Tiếng Việt
1. Đoạn văn trên trích từ tác phẩm Cô bé bán diêm của nhà văn người Đan Mạch Hans Christian Andersen sáng tác.
2. Đoạn văn trên sử dụng phương thức biểu đạt: Tự sự, Biểu cảm, Miêu tả.
3. Một số câu văn sử dụng yếu tố miêu tả là:
- Ngọn lửa lúc đầu xanh lam, dần dần biếc đi, trắng ra, rực hồng lên quanh que gỗ, sáng chói trông đến vui mắt.
-Em tưởng chừng như đang ngồi trước một lò sưởi bằng sắt có những hình nổi bằng đồng bóng nhoáng.
Một số câu văn sử dụng yếu tố biểu cảm:
-Chà ! Ánh sáng kỳ diệu làm sao !
- Chà ! Khi tuyết phủ kín mặt đất, gió bấc thổi vun vút mà được ngồi hàng giờ như thế, trong đêm đông rét buốt, trước một lò sưởi, thì khoái biết bao!
Nhà văn đã sử dụng hai yếu tố miêu tả và biểu cảm để làm rõ nhân vật em bé. Đầu tiên chính là khát vọng được sưởi ấm, được ăn no. Những khát vọng tuổi thơ ấy cứ sáng lên, sáng lên đẹp đẽ, kì ảo làm sao và đau khổ làm sao!.
4. Từ ngữ ''Đánh liều'' theo nghĩa được biết chính đành chấp nhận phải liều để làm cho được một việc gì (vì không còn cách nào khác). Chỉ là một cô bé bán diêm mà cũng phải ''đánh liều'' cho thấy rõ cái hoàn cảnh khốn khỏ, đói rét cực cùng của cô bé. Về gia cảnh, gia đình cô mới sa sút (bà chết, gia sản tiêu tan, dời chỗ ở đẹp đẽ, ấm cúng ngày trước…); phải ở với người cha nghiện rượu trên gác sát mái nhà, gió lùa rét buốt. Không những thế, về vật chất trên người cô bé cũng chẳng có gì đáng giá. Đầu trần, chân đất (đỏ ửng lên rồi tím bầm lại vì lạnh); quần áo thì cũ kỉ, đựng đầy diêm mang đi bán, tay còn cầm thêm một bao nữa; rồi cô lại phải lo âu vì không bán được diêm, không có tiền, không dám về vì sợ bố đánh.
Chắc có lẽ cũng bởi một số lí do trên mà ''từ đánh liều'', cô đã '' quẹt tất cả những que diêm còn lại trong bao''. Không những thế, cứ mỗi lầ quẹt diêm thì hiện ra trước mắt cô những điều mà cô hằng mong ước. Đó chính là những khát vọng tuổi thơ ấy cứ sáng lên, sáng lên đẹp đẽ, kì ảo làm sao! Rồi mỗi lần quẹt que diêm cô lại cảm thấy vui, cảm thấy sung sướng; thấy vui như ngồi trước lò sưởi; thấy vui như ngồi trước bữa ăn ngon; thích thú như trước cây thông Nô-en rực rỡ; hay sung sướng thấy bà đang mỉm cười với cô. Cô đã chấp nhận dù có bị cha đánh để được chạm đến những khát vọng cuối cùng trong cuộc đời.
5.
Với một tấm lòng nhân ái của nhà văn, ông đã sử dụng câu “Họ đã về chầu thượng đế” với một ý nghĩa sâu sắc. Câu văn đã sử dụng nghệ thuật nói giảm nói tránh nhằm giảm bớ nỗi đau về cái chết, giảm nhẹ sự đau buồn thương tâm về một sinh linh bé nhỏ. Nó cũng đã phơi bày cả một xã hội vô tình, lạnh lùng trước cái chết của một đứa trẻ nghèo mô côi. Và còn cho thấy cái nhìn đầy cảm thông cùng tấm lòng nhân hậu và lãng mạn của tác giả viết lại câu chuyện thương tâm này khiến người đọc bớt đi cảm giác bi thương để đưa tiễn cô bé lên trời với niềm vui, hy vọng chợt bùng, lóe sáng sau những lần đánh diêm.
Cũng có một thắc mắc rằng: ''Tại sao nhà văn lại cho cô bé đi bán diêm mà không phải bán một mặt hàng khác?'' Thực ra, nhà văn đã có dụng ý trong đó cả. ''Bán Diêm'' chính là bán đi cái ngọn lửa, bán đi cái ánh sáng. Và ''diêm' chính là một vật dụng tạo nên ngon lửa. Nó thể hiện cái ước muốn, cái khao khát đốt lên ngọn lửa, tạo ra hơi ấm xua tan đi giá lạnh, rét buốt đêm đông. Thể hiện ước mơ về một ngọn lửa ấm áp, một thế giới đầy ánh sáng, một cuộc sống tươi đẹp, hạnh phúc của cô bé nghèo đang sống trong hoàn cảnh bi đát. Qua đó cũng cho chúng ta thấy rõ tấm lòng nhân ái của nhà văn!
6.
Truyện Cô bé bán diêm của nhà văn người Đan Mạch Hans Christian Andersen đã có sức lay động lòng người sâu sắc. Câu truyện có nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, kết hợp hài hòa sự kì diệu ,đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng, với các chi tiết tương phản, diễn biến hợp lí. Câu truyện truyền cho chúng ta lòng thương cảm đối với một em bé bất hạnh, lay động trong chúng ta tình thương và niềm tin ở con người. Đó cũng chính là tình thương, niềm tin mãnh liệt về con người và khát vọng những điều tốt đẹp nhất cho con người. Một học giả phương Tây từng có câu: '' Một ánh lửa sẻ chia là ánh lửa lan tỏa. Một đồng tiền kinh doanh là đồng tiền sinh lợi. Đôi môi có hé mở mới thu nhận nụ cười; bàn tay có mở rộng trao ban, tâm hồn mới tràn ngập hạnh phúc. Cô bé bán diêm đã chết. An-đéc-xen cũng không còn. Nhưng chắc chắn một điều rằng, cả cô bé bán diêm và nhà văn đã biết cách cảm động trái tim con người bằng tình thương và lòng nhân ái.''. Ngọn lửa diêm mà cô bé thắp lên qua ngòi bút của An-đéc-xen sẽ đốt lên trong lòng mỗi người đọc chúng ta niềm tin mãnh liệt về tình người, về tình tương thân, tương ái!
Phần 2: Tập làm văn:
Từ thuở sơ khai, văn chương và nghệ thuật đã ra đời. Bắt nguồn từ cuộc sống, văn chương chứa đựng trong mình những gì mà cuộc sống vốn có, mở ra những thế giới chưa có và hướng con người đi đến tương lai; cung cấp cho con người một lượng kiến thức hay . Văn chương bồi đắp cho cuộc sống ấy thêm tươi xanh và đẹp đẽ. Việc đọc văn và học văn từ đó mà trở nên ý nghĩa vô cùng.
Để hiểu vấn đề một cách sâu rộng hơn, trước hết ta cần tìm hiểu văn học là gì, và học văn để làm gì? Văn học là sáng tạo của con người, vì lợi ích và đời sống của con người. Một ác phẩm hay, tốt, trước hết là ''bồi dưỡng tình đời'' cho mỗi chúng ta, giúp ta có thái độ sống cho đúng đắn. Văn học còn là tấm gương phản ánh hiện thực xã hội. Thông qua văn học, chúng ta nhận thức được nhiều điều bổ cihs về con người và cuộc sống trong quá khứ cũng như trong hiện tại. Văn học giúp chứng ta hiểu cuộc sống một cách đầy đủ hơn. Văn học chính là món ăn tinh thần không thể thiếu trong mỗi con người. nó làm cho tâm hồn, tư tưởng, tình cảm thêm phong phú, nhạy cảm trước cái đẹp, cái thiện, cái thực của cuộc đời.