Câu 1 : Theo em, Hồ Quý Ly vừa có công vừa có tội .
Có công ở chỗ :
- Hồ Quý Ly chấm dứt nhà Trần, đó dứt khoát là một công lao. Điều này sử gia phong kiến chê trách, nhưng với cách nhìn mới, thấy rõ Hồ Quý Ly là một anh hùng đã xuất hiện để chấm dứt một triều đại mạt vận, từ lúc xuất hiện hiển hách mà sau hơn 100 năm, đã suy vi, mất vai trò dẫn dắt dân tộc. Giữa lúc nhà Trần không còn quan tâm đến đời sống nhân dân , không chăm lo sản xuất nông nghiệp để cho vỡ đê, lụt lớn , nạn đói xảy ra rất nhiều .Vương hầu quý tộc thì nắm trong tay nhiều ruộng đất , nhà nước thu thuế nặng nề .Vì thế , việc thay thế một vị minh quân là rất cần thiết .
- Hồ Quý Ly không làm được việc “danh chính”, đặt tên nước không hợp lòng dân. Khi lấy Quốc hiệu “Đại Ngu”, hàm ý hướng về họ Ngu Thuấn ở Nam Trung Quốc, quê hương gốc gác họ Hồ. Tên nước này chệch khỏi truyền thống Bách Việt, có ý vong bản, nên lòng dân không phục, nhất là các trí thức quan lại có ý thức dân tộc không theo. Quốc hiệu không phải vấn đề mà nhà vua quá coi nhẹ, quá riêng tư như vậy.
- Ông đã đưa ra nhiều biện pháp cải cách :
+ Về chính trị : Cải tổ hàng ngũ võ quan, thay thế dần các võ quan cao cấp của tôn thất nhà trần bằng những người tài giỏi thực sự .
+ Đặt lệ cửa các quan ở triều đình về các lộ thăm hỏi đời sống nhân dân và tìm hiểu tìnhh hình làm việc của quan lại .
+ Ban hành chinhsách hạn chế số nô tì được nuôi
+ Ông cũng sửa dổi cả chế độ thi của , học tập
+ Ông còn thực hiện một số biện pháp nhằm tămg cường củng cố quân sự và quốc phòng .
-> Những cải cách này đã đưa nước ta thoát khỏi tình trạng khùng hoảng , điều đó chửng tỏ ông là nhà cải cách có tài và là người yêu nước thiết tha.
Nhưng khi tìm hiểu sâu vào thì ta lại thấy Hồ Quý Ly cũng rất có tội vì :
- Tội lớn nhất của Hồ Quý Ly là không khoan thư sức dân, không lấy dân làm gốc. Bài học Diên Hồng của nhà Trần bị nhà Hồ lãng quên. Khi nhà Trần suy vị, chế độ nông nô đã phân hóa xã hội, nguồn lực trong nước cạn kiệt, thì khi nhà Hồ lên ngôi, thuế má vẫn hết sức nặng nề. Ví dụ, nhà Trần đánh thuế ruộng tư 3 thăng thóc, nhà Hồ nâng 5 thăng; thuế đinh là 3 quan, nay nhà Hồ đánh thuế đinh 3 hạng là 3, 4 hoặc 5 quan. Tóm lại, thuế khóa nhà Hồ nặng nề hơn nhà Trần, trong khi xã hội suy vi, dân tình khổ hơn, nhân khẩu tăng lên. Nhà Hồ tăng bắt lính, tăng cường xây dựng thành lũy, tính kế dời đô… Tất cả những công việc đó, đều đổ lên đầu dân chúng. Thuế cao, lao dịch nặng nề, dân chúng dần dần cùng kiệt.
- Tội rất lớn của nhà Hồ là thất bại quân sự, để mất nước vào tay giặc. Bất luận điều gì tìm kiếm để giảm nhẹ “nỗi oan” của Hồ Quý Ly, thì việc thất bại của nhà Hồ là rành rành, không thể chối cãi. Nhà Hồ do không có quan điểm thân dân, mà ỷ lại vào phòng tuyến và quân đội, nên đã không học bài học của nhà Trần. Có thể nói, nhà Trần là chiến tranh nhân dân. Nhà Hồ học tập nhà Lý, dàn quân chặn giặc, nhưng không hiểu sao, Hồ Quý Ly không thấy xã hội thời Hồ đã khác căn bản xã hội thời Lý. Triều đại nhà Lý khi đó đang cực thịnh, còn nhà Hồ đang tiếp quản nhà Trần quá suy vi.
- ội lớn của Hồ Quý Ly là một ông vua bạo chúa. Hồ Quý Ly có thể là một con người có tâm với đất nước, với dân tộc, có tài kinh bang tế thế, nhưng ông ta là một nhà cầm quyền độc đoán, là bạo chúa. “Việt Nam sử lược” hạ một câu: “đã nhường ngôi rồi, nhưng việc gì cũng quyết đoán một mình cả.
- Hồ Quý Ly dẫu là người chủ của nước Đại Ngu, xuất phát từ Đại Việt, nhưng lại là con người không bền chí. Khi cha con họ Hồ bị bắt, thì cả hai cha con đều cam tâm phục vụ cho nhà Minh
Vậy em có nhận xét rằng Hồ Quý Ly là một người có những tham vọng, hoài bão. Ông là người xuất hiện đúng lúc nhà Trần mạt vận, có những cải cách nhất định, nhưng kết quả của các cải cách của ông chỉ là con số 0, bởi vì cái gốc của vấn đề là không dựa vào dân, chỉ chăm chú lo củng cố thế lực, tăng cường lợi ích cho gia tộc. Các biện pháp trị nước của Hồ Quý Ly cũng sai lầm, dẫn đến thất bại trong chống ngoại xâm
Câu 2 : Adolf Hitler sinh ngày 20/4/1889 tại thị trấn Braunau am Inn của Áo gần biên giới với Đức. Ông là con thứ 3 từ cuộc hôn nhân thứ 3 giữa Alois Hitler và bà Klara Poelzl. Hitler lớn lên trong bối cảnh chính trị rối loạn của Áo những năm đầu thế kỷ 20 khi vương triều Áo đang chết lịm sau nhiều thế kỷ thống trị châu Âu, các nhóm dân tộc thiểu số như, Slav, Czech, Slovak, Serbi.. đều đòi quyền bình đẳng hay ít ra là quyền tự trị.
Lúc Hitler 24 tuổi. Trong con mắt của mọi người, ông ta chỉ là một gã lông bông, không bạn bè, gia đình, vô nghề nghiệp. Nhưng ông ta có một thứ, lòng tin sắt đá về sứ mệnh hồi sinh Đế chế Đức.
Năm 1914, Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ, Hitler đầu quân cho một trung đoàn của vương quốc Bayern, một phần của Đế chế Đức. Việc gia nhập quân đội đã thỏa ước vọng phục vụ nước Đức của gã trai trẻ và bước đầu hình thành con đường chính trị về sau.
Xuất phát điểm trên con đường chính trị của Hitler là con số "0" nhưng ông ta có một kỹ năng trời phú đó là tài hùng biện. Tháng 9/1919, Hitler được mời gia nhập đảng Lao động Đức (tiền thân của đảng Quốc xã) do Anton Drexler và Karl Harrer thành lập. Ông ta tham gia với tư cách Ủy viên Trung ương thứ 7.
Nhờ tài hùng biện siêu đẳng, Hitler đã lôi kéo nhiều chính trị gia lập dị, những triết gia nổi tiếng và nhiều nhân vật chủ chốt ở Đức tham gia đảng Quốc xã. Bên cạnh đó, ông ta nhanh chóng thiết lập quyền lãnh đạo độc tôn của đảng và mở rộng phong trào ra khắp nước Đức.
Sự kiện Đức đầu hàng quân Đồng minh và ký Hòa ước Versailles đã đẩy nền kinh tế, chính trị Đức xuống "vực thẳm". Bối cảnh chính trị rối ren đã tạo cơ hội cho Hitler "đầu độc" tư tưởng người dân Đức.
Trong các bài diễn thuyết, gã trai trẻ thao thao bất tuyệt về viễn cảnh trong tương lai của người dân Đức. Hitler khẳng định rằng, phong trào Quốc xã sẽ hồi sinh nước Đức trở thành Đế chế thứ Ba hùng mạnh (Đế chế thứ Nhất là Đế quốc La Mã, tiếp đến là Đế chế Bismarck, 2 đế chế mang lại uy quyền cho dân tộc Đức).
Tuy nhiên, con đường bước lên vũ đài chính trị của Hitler không hề đơn giản mà cũng trải qua chông gai. Có lần ông bị bắt sau cuộc bạo loạn bất thành nhưng sau đó được ân xá vì có tài hùng biện thuyết phục mọi người
* Nhận xét : Ông có nhiều tố chất đặc biệt, mỗi tố chất phụ trợ và kết hợp với những tố chất khác giúp cho ông đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, đánh bại hoặc dẹp tan những thể chế chính trị:
Tinh thần này vừa giúp Hitler chiếm được con tim của người dân Đức và sử dụng được sự ủng hộ của quân đội. Ban đầu, các nước Đồng Minh chỉ nhận ra khía cạnh "ái quốc" trong con người Hitler, còn khía cạnh "cực đoan" thì được che giấu bởi tài hùng biện. Như đã nói, ông ta tự coi mình là người kế thừa của vua Friedrich II Đại Đế - một vị vua lớn của Vương quốc Phổ xưa dù chế độ độc tài của ông ta thực ra chẳng mấy giống với vua Friedrich II Đại Đế
Bản chất này đã bộc lộ ngay trong giai đoạn Hitler mới gia nhập Đảng Lao động Đức, tiền thân của Quốc xã. Cũng nói là làm, Hitler đã trình bày rất rõ ý định thiết lập một nước Đức dưới chế độ chuyên chế, độc đảng, và đảng này dưới quyền một lãnh tụ chuyên chế.
Tố chất này không đi ngược lại mà là bổ sung việc thi hành những gì đã nói. Có nghĩa là Hitler sẵn sàng lừa dối để nhằm thi hành những điều chủ chốt trong tư tưởng của ông. Cũng nhờ những tố chất này, Hitler đã chinh phục được giới thương mại và công nghiệp trong nước. Riêng hai cường quốc Anh và Pháp, ban đầu muốn trấn áp Đức nhưng kế tiếp lại muốn xoa dịu Hitler, mở đường cho ông thôn tính Áo và Tiệp Khắc. Đến khi Hitler hung hăng xâm lăng Ba Lan thì họ mới nhận ra tham vọng vô bờ bến của Hitler, nhưng đã quá muộn: Chiến tranh thế giới thứ hai xảy ra là điều tất yếu.
Đây là một vũ khí rất lợi hại của Hitler. Nhờ tài hùng biện cộng với tính lừa dối, Hitler đã chinh phục được người dân Đức, giới quân đội, ngay cả giới truyền thông và các nhà lãnh đạo nước ngoài.
Một khi đã định hình tư tưởng, xuyên suốt qua cương lĩnh đảng, quyển sách Mein Kampf và những bài phát biểu, Hitler đều mang ra thực hiện những gì ông nói. Cũng có nhiều điều ông không làm như đã hứa, nhưng đấy là chiến thuật mị dân trong bước đầu khi Quốc xã muốn chiếm quyền lực bằng lá phiếu dân chủ. Còn lại, Hitler đều thi hành những sách lược chủ chốt đúng như ông đã nó
-> Ông là một người tài giỏi nhưng lại độc quyền và độc tài, ép tổng thống Đức phải nhường toàn bộ quyền lực cho mình. Ông đã tàn sát những người dân vô tội đặc biệt là người Do Thái.