Vòng 3

Câu 1: Về sự nghiệp, Hồ Quý Ly là một người có những tham vọng, hoài bão. Ông là người xuất hiện đúng lúc nhà Trần mạt vận, có những cải cách nhất định, nhưng kết quả của các cải cách của ông chỉ là con số 0, bởi vì cái gốc của vấn đề là không dựa vào dân, chỉ chăm chú lo củng cố thế lực, tăng cường lợi ích cho gia tộc. Các biện pháp trị nước của Hồ Quý Ly cũng sai lầm, dẫn đến thất bại trong chống ngoại xâm. Mọi cố gắng của các tác giả gần đây, nhấn quá mạnh đến công việc cải cách chính sách của Hồ Quý Ly, đều là thiên lệch, không đáng phải làm thế. 

------------

Những công lao to lớn đối với đất nước của Hồ Quý Ly:

  1. Hồ Quý Ly chấm dứt nhà Trần, đó dứt khoát là một công lao. Điều này sử gia phong kiến chê trách, nhưng với cách nhìn mới, thấy rõ Hồ Quý Ly là một anh hùng đã xuất hiện để chấm dứt một triều đại mạt vận, từ lúc xuất hiện hiển hách mà sau hơn 100 năm, đã suy vi, mất vai trò dẫn dắt dân tộc. (Nhà Trần sụp đổ , Hồ Quý Ly chấm dứt thời đại nhà Trần )
  2. Hồ Quý Ly có nỗi trăn trở cải cách chế độ “chăn dân, trị nước” cuối thời Trần và trong mấy năm triều đại nhà Hồ. Từ đó, ông đã cho tiến hành một số thay đổi trong quản lý hành chính, trong thiết chế kinh tế. Một thay đổi lớn khiến nhiều tác giả ca tụng, đó là dùng tiền giấy. Đúng là việc này đi trước thời đại, nhưng việc thay đổi này cũng không “vĩ đại” như đánh giá quá đáng. Hồ Quý Ly dâng kế cho vua Trần dùng tiền giấy mấy năm trước khi ông lên ngôi, còn một lý do nữa, là của cải trong nước cùng kiệt, mà cần phải có đồng để đúc súng, phục vụ quân sự. Do đó, mới có chuyện vẫn lưu hành đồng thời đồng tiền giấy và đồng tiền kim loại. Nhà Hồ cũng có cải cách về giáo dục, đặt lệ thi cử không hoàn toàn thi thư, mà thêm toán pháp, đặt ra chế độ khảo quan… v.v.
  3. Hồ Quý Ly có tinh thần giữ nước trong khi cầm quyền. Nhà Hồ tích cực chuẩn bị phòng bị, luyện tập quân đội, làm phòng tuyến, xây thành đắp lũy. Như vậy, Hồ Quý Ly biết rõ âm mưu của nhà Minh, không có ý bán nước, không cam tâm làm tay sai cho ngoại bang. Hồ Quý Ly cũng như nhà Trần, có gốc gác từ vùng Nam Trung Quốc, vùng nước Việt cổ, nên ông kiên quyết chống lại sự Hán hóa. Đây cũng là một công lao mà sử sách phong kiến đánh giá rất khác nhau, hầu như chưa thấy con người dân tộc trong Hồ Quý Ly. Chiến tranh có thành có bại, nhưng động cơ và tâm khảm của người thất bại khác với kẻ vong quốc nô, tha hóa cam tâm chịu Hán hóa.

---------------    Xét về công lao , chúng ta thấy nên khâm phục Hồ Quý Ly ở mấy điểm đó thôi. Hầu hết các công lao của Hồ Quý Ly thuộc về phẩm chất một ông quan tham vọng, có chí lớn. Do vậy, cũng không nên ca tụng quá đáng, mà cần nhìn nhận Hồ Quý Ly có những sai lầm lớn , cần phải rút ra bài học để khắc phục cho đời sau...

-------------------

Những sai lầm của Hồ Quý Ly:

 

  1. Sai lầmlớn  Hồ Quý Ly là không khoan thư sức dân, không lấy dân làm gốc. Bài học Diên Hồng của nhà Trần bị nhà Hồ lãng quên. Khi nhà Trần suy yếu, chế độ nông nô đã phân hóa xã hội, nguồn lực trong nước cạn kiệt, thì khi nhà Hồ lên ngôi, thuế má vẫn hết sức nặng nề. Ví dụ, nhà Trần đánh thuế ruộng tư 3 thăng thóc, nhà Hồ nâng 5 thăng; thuế đinh là 3 quan, nay nhà Hồ đánh thuế đinh 3 hạng là 3, 4 hoặc 5 quan. Tóm lại, thuế khóa nhà Hồ nặng nề hơn nhà Trần, trong khi xã hội suy vi, dân tình khổ hơn, nhân khẩu tăng lên. Nhà Hồ tăng bắt lính, tăng cường xây dựng thành lũy, tính kế dời đô… Tất cả những công việc đó, đều đổ lên đầu dân chúng. Thuế cao, lao dịch nặng nề, dân chúng dần dần cùng kiệt. Do đó, những cải cách kinh tế xã hội của Hồ Quý Ly thực chất là gì? Là củng cố ngai vàng, xây đắp triều đại nhà Hồ, chứ không phải mục tiêu là “khoan thư sức dân để tính kế sâu rễ bền gốc” như lời dặn của Trần Quốc Tuấn di huấn cho Trần Anh tông. Và hậu quả của việc coi dân không như con người, khiến cho nhà Hồ mất một cách thảm hại. Sử liệu ghi rõ, trong tiến quân, Trương Phụ đã làm hịch kể tội họ Hồ, rồi khắc vào ván trôi sông, phát tán khắp nơi. Dân vốn không phục nhà Hồ, nên càng bị “tuyên truyền” mà không nghe Hồ Quý Ly.
  2.  nhà Hồ thất bại về quân sự, để mất nước vào tay giặc. Bất luận điều gì tìm kiếm để giảm nhẹ “nỗi oan” của Hồ Quý Ly, thì việc thất bại của nhà Hồ là rành rành, không thể chối cãi. Nhà Hồ do không có quan điểm thân dân, mà ỷ lại vào phòng tuyến và quân đội, nên đã không học bài học của nhà Trần. Quân Minh không thể mạnh so với quân Hồ như tương quan lực lượng quân Nguyên và quân Trần. Nhưng nhà Trần chọn cách đánh du kích, rút vào dân để bảo toàn lực lượng, rồi dùng cả phong thủy đất nước làm một lực lượng, khi nhà Nguyên không quen, sinh bệnh tật, không thắng nhanh được, thì nhà Trần mới tung quân đánh lại. Có thể nói, nhà Trần là chiến tranh nhân dân. Nhà Hồ học tập nhà Lý, dàn quân chặn giặc, nhưng không hiểu sao, Hồ Quý Ly không thấy xã hội thời Hồ đã khác căn bản xã hội thời Lý. Triều đại nhà Lý khi đó đang cực thịnh, còn nhà Hồ đang tiếp quản nhà Trần quá suy vi. Vũ khí quân Hồ chắc chắn không thua kém quân Minh, đến nỗi sau này, Hồ Nguyên Trừng bị bắt, được nhà Minh cho làm quan, phong thần đúc súng. Nhưng như Hồ Nguyên Trừng đã nói một câu bất hủ: “Thần không ngại đánh, chỉ ngại lòng dân không theo”. Hậu quả của việc thất bại của nhà Hồ, khiến cho đất nước mất đi toàn bộ di sản văn hóa truyền thống, tạo nên cuộc đứt gãy to lớn về văn hóa, để lại di chứng nặng nề trong lịch sử.
  3. Tội lớn của Hồ Quý Ly là một ông vua bạo chúa. Hồ Quý Ly có thể là một con người có tâm với đất nước, với dân tộc, có tài kinh bang tế thế, nhưng ông ta là một nhà cầm quyền độc đoán, là bạo chúa. “Việt Nam sử lược” hạ một câu: “đã nhường ngôi rồi, nhưng việc gì cũng quyết đoán một mình cả. Hồ Hán Thương chỉ làm vua lấy vì mà thôi”. Hành động đưa Hồ Hán Thương lên ngôi, chẳng qua làm vì, thực ra là thực hành một điều dối trá với thiên hạ. Việc Hồ Nguyên Trừng tâu một câu “chỉ sợ lòng dân không theo” cũng là cách nói khéo. Qua đó, có một thông điệp rằng, ngay cả Hồ Nguyên Trừng, con trưởng, cũng chỉ dám nhắc khéo về việc lòng dân không theo, mà không thể nói “thưa bệ hạ, lòng dân đang không theo ta” thì lại là chuyện khác. Hồ Quý Ly xuất thân võ quan, nhưng với kinh nghiệm chính trị dày dặn, đã biết rõ quy luật là nhà Trần đã mạt vận , nhưng lại không nhận ra bài học mạt vận của nhà Trần, chính là vua quan chuyên quyền, không nghe can gián, không trọng trí thức, dẫn đến sự suy sụp về tinh thần về quân và dân...............
  4. Hồ Quý Ly thất bại về ngoại giao trong việc đối phó với nhà Minh. Trong khi dã tâm xâm lược của nhà Minh đã rõ, với Trần Thiêm Bình thì bị quân nhà Hồ giết đi, song lại cắt đất cầu hòa, cầu phong. Coi đất đai của tổ tiên rẻ rúng để giữ vương quyền. Nhà Minh nhân nhượng tức thời, nhưng khinh bỉ và quyết tâm xâm lược. Như vậy, thua xa nhà Trần về mức độ khôn khéo. Tuy rằng nhà Trần nhân nhượng về ngoại giao, nhưng lại có những động tác tỏ rõ nhuệ khí. Ví dụ, khi Sài Thung ngông nghênh vào triều, thì nhà Trần vẫn nhún, nhưng lại cử người đi do thám với thái độ hiên ngang. Trong khi mạn Bắc đang nước sôi lửa bỏng, thì Hồ Quý Ly lại mang quân đánh Chiêm Thành, ngược hắn với vua Nhân tông nhà Trần, đã cấp ngựa, hỗ trợ Chiêm Thành, giao hảo với Chiêm Thành để ấm biên giới phía Nam. Hồ Quý Ly đã lâm vào tình thế không có đồng minh trong cuộc chống ngoại xâm.  

------------  Trên đây là những công lao đồng thời cũng là những sai lầm của Hồ Quý Ly , Hồ Quý Ly đối với em là 1 người có chí lớn, muốn xây dựng đất nước vững mạnh , lấy tên nước là Đại Ngu với mong muốn nhân dân ấm no , hạnh phúc . Tuy nhiên , Hồ Quý Ly vẫn chưa biết lợi dụng tinh thần nhân dân để đánh giặc , đánh giặc nhờ quân triều đình không được nhân dân ủng hộ dẫn đến việc đất nước bị rơi vào tay giặc ............................

Bài 2 :

 Theo tôi nghĩ thắng làm vua thua làm giặc ,bạn thử nghĩ đi nếu trong cuộc chiến đó mà nước ĐỨC chiến thắng thì cả thế giới sẽ nghĩ gì về họ . Các nước khác sẽ ca ngợi họ ra sao . có phải rằng họ sẽ ca ngợi 1 nước Đức hùng mạnh không, 1 ý chí quật cường là niềm kiêu hãnh của châu âu không???. Là niềm tự hào mà tổ tiên của họ từng làm được ở quá khứ không .Nói chung theo tôi cảm nhận hitler là 1 con người rất bản lĩnh từ 1 nước Đức rất yếu kém trong chiến tranh thế giới thứ nhất mà sau này ông đã biến nước thành 1 đất nước hùng mạnh nhất ở Châu âu . Còn về việc nước đức giết người do thái ban có nghĩ tại sao họ làm vậy không ,còn liên xô , và các nước khác đã giết người ra sao cách thức tiến hành ra sao . sao chúng ta lại it biết về những việc làm trong quá khứ .. đây là dẫn chứng vê những viêc làm của họ như các vụ thảm sát dưới chế độ Cộng sản ...........và các vụ thảm sát khác : Thảm sát Katyn Thảm sát Przyszowice 
,nói chung chế độ nào cũng vậy muốn bảo vệ lợi ít của mình thì buộc phăi hạ bệ kẻ thù của mình thôi chính trị mà ; phải nói .Nói 1 lần không hiểu thì nói 2 lần nói 2 lần không hiểu thì nói đến lúc nào người ta hiểu thì thôi 
Chắc hẳn ai cũng đọc tác phẩm Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung rồi tại sao ông phải ca ngợi nhà Thục do lưu bị đứng đầu . Có phải Gia Cát Lượng thực sự tài giỏi như trong truyện không? Còn Quan Công theo các bạn nghĩ sao? Có phải La Quán Trung đã viết câu chuyện lêch theo một hướng khác theo mục đích chính trị mà các thế lực chính trị thời của ông tạo ra không
Nói chung theo tôi thấy chế độ cũng thế đều có mặt tốt và mặt xấu của nó cả .Chế độ phát xít thì đánh nhau với nước khác còn chế độ khác thi tự đánh lẫn nhau nói chung là nội chiến . Tôi rất khâm phục nước Đức và nước Nhật trong chiến tranh thế giới thứ 2 . Họ đã làm cho thế giới có cái nhìn khác về họ . Một sự khâm phục phải không các bạn . họ chiến đấu rất dũng căm cho lý tưởng của mình . Nếu giã sử có nước nào đánh vào Việt Nam mình của muốn trở thành 1 người lính chiến đấu cho đất nước mình giống như các binh linh Nhật chiến đấu cho đất nước họ vậy 
 Tôi biết được hitle từng thi 2 lần vào học viện mỹ thuật Áo nhưng không đậu . sau đó ông vẽ tranh ngoài đường bán tranh kiếm sống rồi sống trong trại tế bần 4 năm . sau đó chiến tranh xảy ra ông đi lính chiến đấu để bảo vệ cho đất nước ông. trong chiến tranh ông từng dính nhiều phát đạn vào ngực hình như là ông lam liên lạc thì phải nhưng may mắn không chết .. rồi sau đó ông bắt đầu diễn thuyết về lý tưởng của tôi và biến nước Đức thành 1 nước hùng mạnh như chúng ta biết . Tài năng lớn của ông chính là diễn thuyết .

Tren đây là bài làm của em về cuộc đời tổng quát của Hitler, bài làm của em đến đây là hết .... 

Câu hỏi đề này rất hay , cảm ơn người ra đề , chúc cuộc thi thành công tốt đẹp....

Điểm  7.5

Nhận xét: Em có đầu tư nhưng cần biết chắt lọc kiến thức trên Internet, đưa vào ý kiến cá nhân dựa trên dữ liệu mà Internet có. Cảm ơn em!