Câu 1: a)Tại sao châu Á có sản lượng lúa gạo lớn nhất thế giới?(3 điểm)
Châu Á có sản lượng lúa gạo lớn nhất thế giới, vì:
– Châu Á có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi cho cây lúa phát triển: có các đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất đai màu mỡ (như đồng bằng Ấn – Hằng, đồng bằng sông Mê Công, đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Hoa Nam,…), nguồn nước dồi dào, khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới gió mùa với lượng mưa lớn,… thích hợp với điều kiện sinh thái của cây lúa gạo (bởi vì lúa gạo là cây trồng của vùng nhiệt đới và cận nhiệt).
– Lúa gạo là cây trồng truyền thống, lâu đời ở châu Á. Ấn Độ và khu vực Đông Nam Á là quê hương của cây lúa gạo (nơi đã thuần hóa và biến nó từ loài cây dại nhiều năm, cây mọc ven các hồ nước nông trở thành cây trồng đầu tiên trên thế giới).
– Lúa gạo đồng thời cũng là cây lương thực chính của nhiều nước ở châu Á và đây cũng là châu lục có dân số đông nhất thế giới với nhiều quốc gia đông dân nên cần phải đẩy mạnh sản xuất lúa gạo đáp ứng nhu cầu trong nước và phục vụ xuất khẩu.
– Nguồn lao động ở châu Á dồi dào, người dân có nhiều kinh nghiệm trong việc thâm canh lúa gạo. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất – kĩ thuật phục vụ cho việc trồng lúa gạo ở nhiều nước châu Á ngày càng hoàn thiện.
– Chính sách ưu đãi cho sản xuất lúa gạo ở nhiều nước châu Á,…
b) Hãy cho biết hoạt động , hậu quả và cách phòng chống bão ở nước ta (3đ)
*Hoạt động của bão:
-Trên toàn quốc, mùa bão bắt đầu từ tháng VI và kết thúc vào tháng XI, bão sớm vào tháng IV và muộn sang tháng XII nhưng cường độ yếu.
- Bão tập trung chủ yếu vào tháng IX, sau đó đến các tháng X và tháng VIII. Tổng số cơn bão của hai tháng này chiếm tới 70% số cơn bão trong mùa.
- Mùa bão ở Việt Nam chậm dần từ Bắc vào Nam. Bão hoạt động mạnh nhất ở vùng ven Trung Bộ.
-Trung bình mỗi năm có 3-4 cơn bão đổ bộ vào vùng biển nước ta, năm nhiều có 8 - 10 cơn.
*Hậu quả của bão:
- Bão thường có gió mạnh và lượng mưa lớn. Lượng mưa trong một cơn bão thường đạt 300 - 400mm, có khi tới lên 500 - 600mm.
- Bão gây sóng to dâng cao 9 - 10m ở trên biển, làm lật úp tàu thuyền.
- Gió bão làm mực nước biển dâng cao tới 1,5 - 2m, gây ngập mặn vùng nước biển. Nước dâng tràn đê kết hợp với nước lũ do mưa lớn trên nguồn dồn về làm ngập lụt trên diện rộng.
- Bão lớn, gió giật mạnh tàn phá cả những công trình vững chắc như nhà cửa, công sở, cầu cống, cột điện cao thế...
- Hằng năm, bão gây nhiều thiệt hại về người và tài sản.
*Biện pháp phòng chống:
- Dự báo chính xác quá trình hình thành và hướng di chuyển của bão.
- Khi có bão, các tàu thuyền trên biển phải gấp rút trở về đất liền hoặc tìm nơi trú ẩn an toàn.
- Vùng ven biển cần củng cố công trình đê biển.
- Khẩn trương sơ tán người dân khi có bão lớn để không có thiệt hại về người.
- Chống bão phải đi đôi với chống lụt, ngập úng ở đồng bằng và chống lũ, chống xói mòn ở miền núi.
Câu 2:
a) * Nhận xét:
Giai đoạn 1990- 2012:
– Sản lượng dầu thô, khí tự nhiên, điện tăng liên tục, riêng sản lượng than từ năm 1990 đến năm 2000 giảm, sau đó tăng liên tục và cao hơn năm 1990. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng sản lượng các sản phẩm công nghiệp này không giống nhau.
– Điện có tốc độ tăng nhanh nhất (tăng 695,2%), tiếp đến là khí tự nhiên (tăng 613,1%), than (tăng 238,0%), dầu thô có tốc độ tăng chậm nhất (tăng 50,0%).
* Giải thích:
– Sản lượng than tăng là do sự phát triển nhanh của các nhà máy nhiệt điện sử dụng nhiên liệu từ than, công nghiệp hóa chất, nhu cầu chất đốt trong đời sống tăng, ngành than được được tổ chức quản lí chặt chẽ, đầu tư nhiều máy móc, thiết bị và sử dụng các phương pháp kĩ thuật hiện đại trong khai thác than,…
– Sản lượng dầu thô tăng là do sự phát triển của các ngành sản xuất, giao thông vận tải, nhiệt điện, hóa chất, hóa dầu,… nên nhu cầu sử dụng dầu mỏ ngày càng tăng. Chính vì vậy, Trung Quốc đã và đang đẩy mạnh việc thăm dò, khai thác thêm nhiều mỏ dầu mới, đầu tư sản xuất các giàn khoan hiện đại, có công suất khai thác lớn,…
– Sản lượng khí tự nhiên tăng nhanh nhất là do nhu cầu chất đốt trong đời sống tăng, sự phát triển của công nghiệp sản xuất khí hóa lỏng, các nhà máy nhiệt điện sử dụng nhiên liệu từ khí, công nghiệp sẵn xuất phân đạm từ khí và các ngành công nghiệp sản xuất các hóa chất khác,… Các máy móc, thiết bị phục vụ cho việc thăm dò, khai thác và chế biến ngày càng hiện đại.
– Sản lượng điện tăng là do Trung Quốc đã xây dựng thêm nhiều nhà máy thủy điện, nhiệt điện, nhà máy điện nguyên tử, do nhu cầu dùng điện tăng trong sản xuất và đời sống người dân.
b) Cơ cấu diện tích và sản lượng lúa cả năm của nước ta năm 2010 (%)
Vùng | Diện tích | Sản lượng |
Cả nước | 100.0 | 100.0 |
Trung du và miền Bắc Bộ | 9.49 | 8.04 |
ĐB Sông Hồng | 14.76 | 16.09 |
Bắc Trung Bộ | 9.21 | 8.22 |
Duyên hải Nam Trung Bộ | 7.00 | 6.78 |
Tây Nguyên | 2.91 | 2.54 |
Đông Nam Bộ | 3.94 | 5.66 |
ĐB Sông Cửu Long | 52.69 | 52.67 |
Biểu đồ: không biết vẽ trên máy tính như thế nào.
Câu 3:a) Hãy nêu những thuận lợi và khó khăn do lũ gây ra ở đồng bằng sông Cửu Long(2,5 điểm)
a) Thuận lợi:
-Nước lũ thau chua, rửa mặn đất đồng bằng.
-Bồi đắp phù sa, mở rộng diện tích đồng bằng.
-Giao thông kênh rạch thuận lợi.
-Phát triển du lịch sinh thái.
b) Khó khăn:
-Gây ngập lụt diện rộng.
-Phá hoại mùa màng.
-Làm thất thoát ngành nuôi trồng thủy sản.
-Gây ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, chết người.
b) Cho biết giá trị của sông ngòi nước ta (2,5 điểm)
- Cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt.
- Xây dựng các nhà máy thủy điện.
- Bồi đắp phù sa, mở rộng đồng bằng về phía biển.
- Khai thác và nuôi trồng thủy sản.
Câu 4:Nêu tình trạng suy thoái tài nguyên đất và các biện pháp bảo vệ đất ở vùng đồi núi và vùng đồng bằng nước ta(3 điểm)
a) Suy thoái tài nguyên đất:
- Trong 5,35 triệu ha đất chưa sử dụng thì ở đồng bằng có khoảng 350 nghìn ha, còn lại 5 triệu ha là đất đồi núi bị thoái hóa nặng (năm 2005).
Diện tích đất đai bị thoái hóa vẫn còn rất lớn. Hiện nay khoảng 9,3 triệu ha đất bị đe dọa thoái hóa (chiếm 28%( diện tích đất đai).
b) Các biện pháp bảo vệ tài nguyên đất:
- Đối với vùng đồi núi:
+ Áp dụng tổng thể các biện pháp thủy lợi canh tác như làm ruộng bậc thang, đào hố vẩy cá, trồng cây theo băng.
+ Cải tạo đất hoang, đồi núi trọc bằng các biện pháp nông - lâm kết hợp.
+ Bảo vệ rừng và đất rừng, tổ chức định canh, định cư.
- Đối với vùng đồng bằng:
+ Cần có biện pháp quản lí chặt chẽ và có kế hoạch mở rộng diện tích đất nông nghiệp.
+ Thâm canh, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, cần canh tác hợp lí, chống bạc màu, gây nhiễm mặn, nhiễm phèn.
+ Bón phân cải tạo đất thích hợp: chúng ô nhiễm đất do chất độc hóa học, thuốc trừ sâu, nước thải công nghiệp chứa chất độc hại, chất chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh hại cây trồng.