Câu 1: a, Tại sao châu Á có sản lượng lúa lớn nhất thế giới?
Bởi vì:
- Là nơi có địa hình thuận lợi, Đồng Bằng rộng lớn, đất đai ,phù sa màu mỡ, dễ canh tác, trồng trọt,... thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp.
- Là nơi tiếp giáp với biển nên cũng chịu nhiều ảnh hưởng từ biển: Khí hậu nóng ẩm, ấm áp.
- Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa và khí hậu xích đạo nên nguyên liệu dồi dào, phù hợp cho việc phát triển nông sản nhiệt đới( đặc biệt là lúa )
- Nhân dân có nhiều kinh nghiệm trồng lúa, nguồn lao động dồi dào.
- Các con sông chảy qua cung cấp nhiều chất dinh dưỡng ( nước, phù sa,..).
b, Hãy cho biết hoạt động, hậu quả và cách phòng chống bão ở nước ta.
1. Hoạt động
+ Mưa bão bắt đầu từ tháng VI đến tháng XI.
+ Hoạt động chậm dần từ Bắc vào Nam.
+ Tháng có nhiều bão nhất là vào tháng 9 và tập trung dồn dập vào các tháng 8, 9, 10. Đây là 3 tháng chiếm tới 70% số cơn bão trong mùa.
+ Ven biển miền Trung, đặc biệt là ven biển Bắc Trung Bộ là nơi gánh chịu ảnh hưởng mạnh từ những cơn bão.
+ Trung bình mỗi năm có 3-4 cơn bão đổ bộ vào nước ta ( năm nhiều lên đến 8-10 cơn, ít có 1-2 cơn ).
2. Hậu quả.
- Gây mưa lớn và gió mạnh.
- Lượng mưa của cơn bão thường đạt 300-400 mmm, có khi tới trên 500-600 mm gây ngập úng đồng ruộng, phá hoại mùa màng, cuốn trôi nhà cửa, tài sản,...
- Bão gây sóng lớn có thể lật úp tàu thuyền, gây ngập mặn vùng ven biển.
- Bão lớn, gió giật mạnh đã tàn phá cả những công trình vững chắc như nhà cửa, công sở,...
- Làm ngập lụt trên diện rộng.
- Thiệt hại về tài sản, tính mạng con người và đời sống sản xuất.
- Gây ô nhiễm môi trường do rác thải kéo về, tắc nghẽn giao thông, mang theo dịch bệnh tràn lan cho con người và động vật.
3.Biện pháp phòng chống.
- Dự báo chính xác về quá trình hình thành, hướng di chuyển và tốc độ của bão.
- Thông báo cho các tàu thuyền trên biển phải gấp rút trở về đất liền hoặc tìm nơi trú ẩn.
- Vùng ven biển cần củng cố công trình đê biển.
- Chống lụt, ngập úng ở Đồng Bằng và chống lũ, chống xói mòn, sạt lở đất ở miền núi.
- Làm thông các cống rãnh ở trên đường để tránh cho việc đi lại khó khăn.
Câu 2:a, Nhận xét sự tăng trưởng và giải thích nguyên nhân.
Xử lí số liệu: ( đơn vị %)
Năm | 1990 | 2000 | 2005 | 2010 | 2012 |
Dầu thô | 100 | 118,1 | 131,2 | 147,1 | 150,0 |
Than | 100 | 92,4 | 217,6 | 300,0 | 338 |
Khí tự nhiên | 100 | 180,0 | 326,7 | 626,7 | 713,3 |
Điện | 100 | 218,4 | 402,6 | 677,5 | 795,2 |
→Nhận xét: - Sản lượng dầu thô, than, khí tự nhiên, điện của Trung Quốc đều có xu hướng tăng lên qua các năm.
- Tốc độ tăng trưởng sản lượng giữa dầu thô, than, khí tự nhiên và điện có sự khác nhau:
+ Điện và khí tự nhiên tăng lên liên tục qua các năm, trong đó điện tăng nhanh nhất.
+ Tiếp theo là than ,tăng trưởng không ổn định, tốc độ tăng trung bình.
+ Cuối cùng là dầu thô, tăng trưởng đều qua các năm nhưng tốc độ tăng trưởng chậm.
→ Giải thích: - Sản lượng công nghiệp năng lượng( than, dầu thô, khí tự nhiên, điện ) có xu hướng tăng do: cơ sở nguyên - nhiên liệu phong phú, khá dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn, cung cấp nguyên liệu cho khoa học sản xuất,...
+ Dầu thô: phát triển chậm do giá cả thị trường xuất khẩu không cao.
+ Điện tăng nhanh nhất do phục vụ nhu cầu ngày càng cao của sản xuất và sinh hoạt- đời sống con người, cung cấp phục hồi các nhà máy điện cũ, xây dựng và đưa vào hoạt động nhiều nhà máy điện mới, phát triển gắn liền với tiến bộ khoa học- tiến thuật.
+ Than là nguồn năng lượng truyền thống, sự tăng trưởng không ổn định do sự bất ổn định về xuất khẩu than.
+ Khí tự nhiên: tăng trưởng muộn hơn điện, sử dụng làm nhiên- nguyên liệu đầu vào cho các ngành chế biến hóa học, là một nhiên liệu gia dụng, gắn liền với đời sống con người.
b, Cơ cấu diện tích và sản lượng lúa cả năm ( ĐƠN VỊ %) là:
Vùng | Diện tích | sản lượng |
Cả nước | 100 | 100 |
Trung du và miền Bắc Bộ | 9,5 | 8,2 |
ĐB Sông Hồng | 14,8 | 16,5 |
Bắc Trung Bộ | 9,2 | 8,4 |
Duyên hải Nam Trung Bộ | 7 | 6,9 |
Tây Nguyên | 2,9 | 2,6 |
Đông Nam Bộ | 3,9 | 5,8 |
ĐB Sông Cửu Long | 52,7 | 54 |
Máy tính mk gặp trục trặc nên ko vẽ được sơ đồ.
Câu 3: a, →Thuận lợi: - Thau chua, rửa mặn đất đồng bằng.
- Kèm theo phù sa tự nhiên , màu mỡ, mở rộng diện tích đồng bằng.
- Giao thông trên các kênh rạch phát triển,, giao thông thủy.
- Cung cấp nguồn lợi hải sản.
- Tạo ra nơi du lịch sinh thái trên kênh rạch và rừng ngập mặn.
→Khó khăn:
- Gây ngập úng ở đồng bằng và lũ quét, sạt lở ở miền núi.
- Gây ngập lụt trên diện rộng và kéo dài.
- Gây thiệt hại về tài sản, nhà cửa.
- Ô nhiễm môi trường.
- Gây ra các bệnh cho người và động vật.
- Ảnh hưởng đến tính mạng và tài sản con người, động vật.
b, Gía trị của sông ngòi nước ta là :
- Cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt.
- Khai thác, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
- Là môi trường sống cho nhiều loài sinh vật.
- Tạo ra giao thông trên sông ngòi.
- Mang lại rất nhiều Phù Sa màu mỡ, tự nhiên cho đồng ruộng, mở rộng đồng bằng về phía biển.
- Là nguồn cung cấp thức ăn thủy sản cho con người.
- Xây dựng các nhà máy thủy điện.
Câu 4: Nếu tình trạng suy thoái tài nguyên đất và các biện pháp bảo vệ đất ở vùng đồi núi và đồng bằng nước ta:
* Tình trạng: - Năm 2005: 12,7 triệu ha đất có rừng.
- 9,4 triệu ha đất sử dụng trong nông nghiệp.
- 5,35 triệu ha đất chưa sử dụng.
- Nhiều diện tích đất bị đe dọa hoang mạc Hóa.
* Biện pháp:
+ Đồi núi: +Biện pháp canh tác thủy lợi hợp lý
- làm ruộng bậc thang.
- Tiến hành nông -lâm kết hợp
- Đào hố vảy cá.
+Biện pháp định canh, định cư.
+ ĐÒng bằng:
- Quản lí chặt chẽ và có kế hoạch mở rộng diện tíc đất nông nghiệp.
- Thâm canh, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, cần canh tác hợp lí.
- Chống bạc màu, nhiễm mặn, nhiễm phèn,bón phân, cải tạo đất thích hợp, chống ô nhiễm đất do chất hóa học như thuốc trừ sâu/ diệt cỏ, nước thải công nghiệp chứa chất độc hại, chất bẩn chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh hại cho cây trồng.