Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 46
Số lượng câu trả lời 1146
Điểm GP 40
Điểm SP 544

Người theo dõi (54)

Cao ngocduy Cao
Bae Suzy
Hàn Chính Thiên
nguyenthihuong

Đang theo dõi (98)

Petrichor
Đỗ Hữu Phú
Thời Sênh
minh nguyet
Phùng Hà Châu

Câu trả lời:

Câu 2: Khi gặp người bị gãy xương chúng ta cần làm gì?

Đầu tiên là cần sơ cứu ban đầu:

Trong sơ cứu gãy xương ban đầu, điều quan trọng là bất động ổ gãy xương, vì di động nơi xương gãy gây đau, chảy máu và tổn thương thêm mô mềm xung quanh, như làm tổn thương mạch máu và thần kinh, làm việc điều trị càng phức tạp hơn.

Do vậy, khi nghi ngờ có gãy xương thì không di chuyển bệnh nhân khi chưa có chuẩn bị phương tiện an toàn.

Xương gãy cần cố định, nâng đỡ, cố định tạm thời để hạn chế di động ổ gãy. Phương tiện sử dụng đa dạng có thể là thanh gỗ, bìa cứng các tông, che chắn cho êm. Thường phải cố định cả hai khớp phía trên và phía dưới xương gãy. Đôi khi chỉ cố định đơn giản bằng băng đeo vòng cổ với trường hợp gãy ở vùng vai hay xương đòn.

Nếu được thì ổ gãy nên để cao hơn vị trí trái tim và chườm lạnh để giảm đau và giảm sưng. Sau đó gọi xe cấp cứu. Lưu ý không được ăn hay uống gì cho đến khi gặp bác sĩ vì có thể cần phải mổ cấp cứu.

Với trường hợp gãy xương hở cần tuân thủ nghiêm các nguyên tắc vô khuẩn trong sơ cứu, bao gồm:

Rửa vết thương bằng nước muối sinh lý Chỉ sát khuẩn xung quanh vết thương, không đổ thuốc sát khuẩn hay kháng sinh vào vết thương Không thăm dò vết thương, không nắn đẩy đầu xương chồi. Băng vô khuẩn 4 lớp: một lớp gạc tẩm ướt nước muối sinh lý đặt trực tiếp lên vết thương, sau đó là lớp bông thấm nước, tiếp là một lớp bông dày không thấm nước, ngoài cùng là 1 lớp băng ép. Bất động trong tư thế gãy. Tiêm phòng SAT, kháng sinh toàn thân, hồi sức.

Sau khi sơ cứu thì nhanh chóng đưa người bị thương đến bệnh viện gần nhất.