Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ Chưa có thông tin , Chưa có thông tin
Số lượng câu hỏi 0
Số lượng câu trả lời 4
Điểm GP 1
Điểm SP 4

Người theo dõi (0)

Đang theo dõi (0)


Câu trả lời:

I. Mở bài: nêu vấn đề cần nói
“ Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”
Đây là những câu tục ngữ nói về lòng hiếu thảo của con người. không chỉ chúng ta có lòng biết ơn đối với cha mẹ mà lòng biết ơn còn được thể hiện với ông bà và đất nước. hiếu thảo là là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta từ xưa đến nay. Lòng hiếu thảo còn là một phẩm chất tốt đẹp của con người Việt Nam ta. Chúng ta cùng đi tìm hiểu lòng hiểu thảo của con người Việt Nam.

II. Thân bài
1. Hiếu thảo là gi?

Hiếu thảo là hành động đối xử tốt với ông bà cha mẹ, luôn yêu thương họ
Lòng hiếu thảo là phụng dưỡng ông bà cha mẹ khi ốm yếu và già cả
2. Biểu hiện của lòng hiếu thảo như thế nào?

Những người có lòng hiếu thảo là người luôn biết cung kính và tôn trọng ông bà, cha mẹ Biết vâng lời và làm cho cha mẹ được vui vẻ, tinh thần được yên tâm. Luôn biết sống đúng chuẩn mực với đạo đức xã hội, thực hiện lễ nghi hiếu nghĩa đối với các bậc sinh thành. Lòng hiếu thảo là hành vi vô cùng ý nghĩa mang lại danh tiếng tốt cho ông bà cha mẹ và tôt tiên

3. Vì sao cần phải có long hiếu thảo với ông bà cha mẹ?

Ông bà cha mẹ là người đã sinh ra ta, đã mang lại cuộc sống này cho chúng ta Hiếu thảo là một chuẩn mực đạo đức của xã hội Sống hiếu thảo với ông bà cho mẹ là thể hiện sống có trách nhiệm của mỗi người Người có lòng hiếu thảo luôn được mọi người yêu mến và quý trọng Khi bạn hiếu thảo thì con cái của bạn sau này sẽ hiếu thảo với bạn Giá trị của bạn sẽ được nâng cao nếu sống có hiếu thảo Lòng hiếu thảo gắn kết các thành viên trong gia đình với nhau, thể hiện tình yêu thương gia đình

4. Cần làm gi để có được lòng hiếu thảo?

Bạn cần phải biết kính trọng và yêu thương ông bà cha mẹ Bạn cần chăm sóc, phụng cha mẹ ông bà khi về già Cư xử tốt với ông bà cha mẹ, không cải lại Yêu thương an hem trong nhà cũng là thể hiện lòng hiếu thảo

5. Phê phán những người không hiếu thảo
Trong xã hội hiện nay có nhiều người sống bất hiếu, vô lễ, thậm chí còn đánh đập đối xử tàn nhẫn, bỏ rơi cha mẹ già. Đó là một lối sống vô ơn, một nhân cách kém cỏi. Những người như thế thật đáng chê trách.

III. Kết bài

Phải sống hiếu thảo với ông bà cha mẹ Cần thể hiện lòng hiếu thảo đối với ông bà cha mẹ ngay từ hôm nay.

Câu trả lời:

I. Mở bài:
Nguyễn Du là thiên tài văn học, là nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn. “Truyện Kiều” của ông được coi là kiệt tác ngàn đời trong kho tàng văn chương dân tộc. Một trong những yếu tố làm nên giá trị của tác phẩm chính là giá trị nhân đạo. Ở vị trí mở đầu của tác phẩm, đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” đã thể hiện sâu sắc tấm lòng nhân đạo của đại thi hào Nguyễn Du.
II. Thân bài
1. Khái quát:
- Trong đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”, tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du được thể hiện qua sự ngưỡng mộ vẻ đẹp của hai người con gái đầu lòng họ Vương; đặc biệt là sự trân trọng vẻ đẹp tinh thần, tài năng của Thúy Vân,Thúy Kiều. Tấm lòng nhân đạo ấy còn được thể hiện trong dự cảm về số phận nàng Kiều qua bức chân dung được khắc họa.
2. Ca ngợi vẻ đẹp ,tài năng của con người:
- Với bút pháp ước lệ tượng trưng, tác giả đã gợi tả vẻ đẹp duyên dáng, thanh tao, trong trắng của người thiếu nữ ở hai chị em Thúy Kiều: “Mai cốt cách, tuyết tinh thần”.
- Vóc dáng mảnh mai, tao nhã như mai, tâm hồn trong trắng như tuyết. Đó là vẻ đẹp hoàn hảo cả hình thức lẫn tâm hồn. Hai chị em đều tuyệt đẹp với vẻ đẹp “Mười phân vẹn mười” song mỗi mỗi người lại mang nét đẹp riêng khác nhau.
+ Gợi tả vẻ đẹp của Thúy Vân, tác giả viết:
“Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
"Hoa cười ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da,”
Chỉ hai chữ “trang trọng” đã gợi tả ở Vân một vẻ đẹp cao sang, quí phái. Vẻ đẹp ấy được so sánh với cái đẹp chuẩn mực của thiên nhiên như “trăng”,”hoa”,”mây”,”tuyết”,”ngọc”. Dưới ngòi bút cả thi nhân, chân dung Thúy Vân hiện ra toàn vẹn từ khuôn mặt, nét ngài, làn da, mái tóc đến nụ cười giọng nói: khuôn mặt đầy đặn, tươi sáng như trăng đêm rằm, lông mày sắc nét như mày ngài, miệng cười tươi thắm như hoa, giọng nói trong trẻo thốt ra từ hàm răng ngọc ngà là những lời đoan trang. Mái tóc của nàng đen mượt hơn mây, da trắng mịn màng hơn tuyết. Vân đẹp hơn những gì mỹ lệ của thiên nhiên – một vẻ đẹp tạo sự hòa hợp, êm đềm với xung quanh. Từ thông điệp nghệ thuật này, ắt hẳn Vân sẽ có cuộc đời bình yên, không sóng gió.
+ Gợi tả vẻ đẹp của Thúy Kiều, tác giả đã khái quát:
“Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn.”
Như vậy, Nguyễn Du đã miêu tả Thúy Vân trước để làm nổi bật Thúy Kiều theo thủ pháp nghệ thuật đòn bẩy. Tả kĩ, tả đẹp để Vân trở thành tuyệt thế giai nhân, để rồi khẳng định Kiều còn hơn hẳn. Từ “càng” đứng trước hai từ láy liên tiếp “sắc sảo”,”mặn mà” làm nổi bật vẻ đẹp của Kiều: sắc sảo về trí tuệ, mặn mà về tâm hồn.
+ Vẫn là những hình tượng nghệ thuật ước lệ được nhà thơ sử dụng để gợi tả nhan sắc nàng Kiều:
“Làn thu thủy, nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh
Một hai nghiêng nước, nghiêng thành,
Sắc đành đòi một tài đành họa hai”
Song thi nhân không thiên về cụ thể như tả Thúy Vân mà ở đây, ông chỉ đặc tả đôi mắt theo lối “điểm nhãn”– vẽ hồn của chân dung. “Làn thu thủy nét xuân sơn” – những hình ảnh ẩn dụ gợi đôi mắt trong sáng, lóng lánh, thăm thẳm như làn nước mùa thu; đôi long mày thanh tú như dáng núi mùa xuân. Đôi mắt – cửa sổ tâm hồn thể hiện phần tinh anh của trí tuệ, của tâm hồn.Vẻ đẹp của Kiều khiến hoa phải ghen, liễu phải hơn, nước phải nghiêng, thành phải đổ. Thi nhân không tả trực tiếp vẻ đẹp mà tả sự đố kị, ghen ghét với vẻ đẹp ấy,tả sự ngưỡng mộ, mê say trước vẻ đẹp ấy. “Nghiêng nước nghiêng thành” là cách nói sáng tạo điển cố để cực tả giai nhân. Rõ ràng, cái đẹp của Kiều có chiều sâu, có sức quyến rũ làm mê mẩn lòng người.
+ Tạo hóa không chỉ ban cho nàng vẻ đẹp tuyệt vời mà còn phú cho nàng trí tuệ thông minh tuyệt đối:
“Thông minh vốn sẵn tính trời
Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm
Cung thương lầu bậcngũ âm
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương.
Khúc nhà tay lựa nên chương.
Một thiên Bạc mệnh lại càng não nhân.”
Tài năng của Kiều đạt tới mức lý tưởng theo quan niệm thẩm mĩ phong kiến, đủ cả cầm – kì – thi – họa. Đặc biệt, tài đàn của nàng vượt trội hơn cả “ làu bậc ngũ âm”. Nàng đã soạn riêng một khúc Bạc mệnh mà ai nghe cũng não lòng. Đây chính là biểu hiện của một con người có trái tim đa sầu, đa cảm. Tả sắc, tài của Thúy Kiều là Nguyễn Du muốn ngợi ca cái tâm đặc biệt của nàng. Vẻ đẹp của Kiều là sự kết hợp: sắc – tài – tình đều đạt đến mức tuyệt vời.
- Thúy Vân, Thúy Kiều dưới ngòi bút của Nguyễn Du không chỉ nhan sắc tuyệt vời mà còn đức hạnh khuôn phép. Dù đã đến tuổi cài trâm, búi tóc nhưng hai chị em vẫn:
“Êm đềm trướng rủ màn che,
Tường đông ong bướm đi về mặc ai”.
-> Ngợi cả vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều, Nguyễn Du đã trân trọng, đề cao giá trị phẩm giá con người như nhan sắc, tài hoa, phẩm hạnh. Sự ngưỡng mộ, người ca người phụ nữ trong xã hội “trọng nam khinh nữ”chính là biểu hiện sâu sắc của cảm hứng nhân đạo.
3. Dự cảm về cuộc đời tài hoa:
- Dưới ngòi bút của đại thi hào Nguyễn Du, chân dung Thúy Kiều là bức chân dung mang tính cách số phận. Vẻ đẹp “chim sa cá lặn” của nàng khiến cho tạo hóa ghen hờn, đố kị. Tài hoa, trí tuệ thiên bẩm và tâm hồn đa sầu, đa cảm khiến nàng khó tránh khỏi định mệnh nghiệt ngã. Thi nhân dự báo số phận Thúy Kiều sẽ phải chịu nhiều éo le, đau khổ bởi “Lạ gì bỉ sắc tư phong/Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen”. Nhất là cung bàn bạc mệnh đầy khổ đau, sầu não do Kiều soạn riêng cho mình như báo trước cuộc đời hồng nhan, bạc phận. Dự cảm về kiếp người tài hoa, bạc mệnh cũng là biểu hiện của tấm lòng thương cảm sâu sắc đối với con người, là biểu hiện của cảm hứng nhân văn mà Nguyễn Du dành cho nhân vật Thúy Kiều ngay từ những vần thơ mở đầu tác phẩm – đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”.
III. Kết bài:
- Nguyễn Du – nhà thơ thiên tài của dân tộc ta đã dành toàn bộ tâm huyết, sức lực tài năng để sáng tạo bức chân dung chị em Thúy Kiều. Với sự kết hợp tài tình giữa bút pháp ước lệ tượng trưng, sử dụng sáng tạo nghệ thuật so sánh, nhân hóa và ngôn ngữ thơ tinh luyện, tả ít gợi nhiều, Tố Như đã vẽ nên bức chân dung toàn mĩ về “hai ả tố nga” bằng thơ sáng giá nhất trong nền văn học trung đại để biểu hiện sâu sắc cảm hứng nhân đạo của mình. Cảm hứng nhân đạo trong đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” đã góp phần đem đến giá trị tư tưởng đặc sắc và giá trị nhân bản của kiệt tác “Truyện Kiều”. Đọc đoạn trích,đọc tác phẩm chúng ta tự hào về Nguyễn Du, về một trái tim chan chứa yêu thương, đồng cảm với tâm tư số phận con người, một tài năng về thi ca rạng rỡ văn học nước nhà.

Câu trả lời:

Thế là một năm bận rộn đã qua đi, để lại cho ta bao cảm giác mới lạ và không khí se lạnh vào ngày đầu tiên của năm mới. Vậy là mùa xuân đã đến.

Thời tiết tuy lạnh nhưng trời lại hửng lên, mang theo hơi ấm của mùa xuân. Nhìn ra cửa sổ, bầu trời trong xanh, những cô mây, cậu mây bồng bềnh như những que kẹo bông đang chơi đùa với gió. Ông mặt trời vàng rực chiếu những tia nắng vàng ấm áp, mượt mà xuống mặt đất. Hai bên đường, hàng cây trơ trụi lá không còn nữa, thay vào đó là những chồi non mơn mởn. Trên cây, những chú chim họa mi hót líu lo như muốn chào đón nàng tiên mùa xuân. Khu phố em ở đã được quét dọn và sơn mới. Nó vui vẻ, hãnh diện khi có bộ cánh mới đón tết. Nhà nào cũng treo những lá cờ đỏ sao vàng bay phất phới. Không khí phấn khởi, náo nức chuẩn bị đón tết bao trùm khắp không gian. Mọi vật đều thay đổi. Ai cũng hân hoan và vui vẻ, gạt bỏ những âu lo, bộn bề trong năm. Không còn vẻ mặt đăm chiêu hay những tiếng gắt gỏng. Ra đường mọi người cùng chúc nhau năm mới may mắn, vạn sự như ý. Tất cả trở nên tình cảm hơn. Bọn trẻ em được bố mẹ mừng tuổi và mua quần áo mới, trông đứa nào cũng đẹp, cũng xinh. Những tiếng nô đùa, reo hò làm không khí ngày xuân thêm tưng bừng. Những cửa hàng bánh, mứt chật kín người. Những cành hoa đào, mai được bày bán khắp phố. Mọi người tấp nập đi sắm tết.

Ngày xuân làm mọi người thêm gần nhau hơn, làm cho không khí thêm náo nhiệt, nhộn nhịp. Những người đi xa trở về quê hương, nhà nào cũng sum họp bên nhau đông đủ. Em rất thích mùa xuân.

Câu trả lời:

Cuộc sống ở làng quê, ở đồi xóm là một cuộc sống mà không ít người mong muốn. Và còn kì diệu hơn nữa khi cuộc sống ấy gắn liền với một dòng sông êm đềm, dịu dàng, mát lành – một dòng sông của sự tươi trẻ, của sức sống. Quê tôi, nơi đã chứng kiến cả tuổi thơ của tôi, cũng có một dòng sông xanh mát. Liệu còn điều gì sung sướng hơn khi trên một miền quê xa xăm, hẻo lánh lại có một dòng sông chảy qua, dòng sông đã từng cho tôi một tuổi thơ thật tuyệt vời. Tôi yêu dòng sông quê hương tôi như yêu chính gia đình tôi, như chính tình yêu mà tôi dành cho nơi xóm làng quen thuộc. Cứ mỗi khi nhớ đến dòng sông ấy, kí ức về tuổi thơ lại hiện lên, rõ ràng, rành rọt như một chuyện mới xảy ra, dường như chính dòng nước mát lành của dòng sông đã gột bỏ những lớp bụi. Tôi nhớ, trong kỷ niệm của tôi, con sông đặc biệt ấy uốn mình quanh làng xóm, rồi chập vào một nhánh sông khác, đổ ra biển. Chẳng thể nào quên được cái cảm giác ấy, một sự choáng ngợp, một sự ngạc nhiên đã ập đến trong tôi vào lần đầu tiên nhìn thấy nó. Con sông quê tôi chỉ rộng chừng hai chục thước nhưng chiều dài của nó chẳng thể nào bao quát hết được, vẫn tiếp tục chảy ở phía đường chân trời. Chẳng hiểu tại sao dường như con sông đã in trong kí ức tôi một thông điệp kì lạ – bất cứ khi nào tôi nhớ tới dòng sông, lại nhớ tới quê hương, xóm làng. Tôi còn nhớ những lần tập bơi bên bờ sông, còn nhớ lần đầu tiên được vùng vẫy trong làn nước đỏ au đó, một cảm giác mát lành, sung sướng dịu ngọt đã ập đến với tôi một cách ngẫu nhiên, khiến tôi cảm thấy như được đến với một nơi tràn ngập những sự vui vẻ. Rồi tôi nhớ tới những lần chèo thuyền trên sông, nhớ tới những lần đi chăng lưới đánh cá trên sông cùng bố. Con sông quê tôi thật lạ kì, nước sông đỏ au vì phù sa nhưng cũng một phần đỏ vì màu hồng của cá diếc, cá chép. Những bầy cá đông nhung nhúc tụ tập dưới làn nước mát lành. Mỗi khi nắng đổ lên sông, mặt nước lại ánh lên như được dát bạc. Rồi những suy nghĩ thơ dại cũng qua đi, tôi lại tiếp tục sống bên dòng sông tôi yêu quý. Những kỷ niệm vê dòng sông luôn khiến tôi bồi hồi, xúc động. Đó là những lần mò trai cùng lũ bạn, những lần mà cát vàng như bám đầy chân tay, hay những lần tôi tức giận, làn nước mát mẻ ấy lại vỗ vê tôi, xoa dịu những giận hờn trong tôi, cho tôi được sống trong sự dịu dàng, ngọt ngào của tuổi thơ, sẽ chẳng bao giờ tôi quên được cái vị mặn mặn, ngòn ngọt của nước sông quê tôi, chẳng thể quên được bầy cá chép, cá diếc đông đúc ấy. Tôi sẽ chẳng thể nào có một tuổi thơ trong sáng, ngọt ngào, dịu dàng nếu không có dòng sông yêu quý ấy. Làm sao mà tôi không yêu, không quý một dòng sông như thế, một dòng sông đã cho tôi tuổi thơ đầy ngọt ngào, một kí ức chẳng thể nào quên.