Thực hành tiếng Việt trang 59 - 60

Câu 1 (SGK Cánh diều - Tập 1 - Trang 59)

Hướng dẫn giải

- Chân

a, Bộ phận của thân thể người và động vật dùng để đi và đứng

b, Phần ở dưới, để làm trụ giữ thăng bằng cho vật

c, Chỉ bộ phận dưới cùng của ngọn núi

- Chạy

a, Di chuyển nhanh, bằng bước chân

b, Phương tiện giao thông di chuyển trên đường

c, Giúp đỡ lo liệu cho mọi việc nhanh chóng xong xuôi

d, Trải dài, nằm trải ra thành một dải dài bất tận.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (2)

Câu 2 (SGK Cánh diều - Tập 1 - Trang 59)

Hướng dẫn giải

- Chân: Chân bàn, chân tường, chân đồi,...

- Lưỡi: Lưỡi cày, lưỡi liềm, lưỡi dao,...

- Miệng: Miệng hố, miệng giếng, miệng hang,...

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu 3 (SGK Cánh diều - Tập 1 - Trang 59)

Hướng dẫn giải

a.

Chín (1): Tính từ chỉ từ quả xanh đã chuyển sang chín có thể ăn được

Chín (2): Tính từ chỉ sự giỏi giang thành thạo.

è Chín (1) chín (2) là từ đa nghĩa

Chín (2): Tính từ chỉ sự giỏi giang thành thạo.

Chín (3): Số từ chỉ số lượng, chỉ nhiều

è Chín (2) chín (3) là từ đồng âm

b.

Cắt (1): Chỉ một loài chim, nhanh nhẹn

Cắt (2): Động từ chỉ việc làm đứt một vật gì đó

Cắt (3): Tách ra lược bỏ bớt một phần nào đó.

Cắt (4): Chen ngang, thay phiên nhau làm gì đó

è Cắt (1), cắt (2), cắt (3), cắt (4) là từ đồng âm

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu 4 (SGK Cánh diều - Tập 1 - Trang 60)

Hướng dẫn giải

a. ô tô : tiếng pháp

b. xu: tiếng pháp

c. tuốc nơ vít: tiếng pháp

d. ti vi: tiếng anh

e. các tông: tiếng pháp

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu 5 (SGK Cánh diều - Tập 1 - Trang 60)

Hướng dẫn giải

Theo em là không bởi ngôn ngữ gốc Việt không có đủ vốn từ vựng để định nghĩa cho tất cả các khái niệm và việc chuyển ngữ từ vựng từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác để là xu thế tất yếu trong quá trình hội nhập của một nền văn hóa.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)

Câu 6 (SGK Cánh diều - Tập 1 - Trang 60)

Hướng dẫn giải

 Trong bài viết “Về từ ngọt” khái niệm “ngọt” trong tiếng Việt đã được nhận thức qua năm giác quan. Đầu tiên nhất đó là vị giác một cảm nhận mà không ai là không biết. “Ngọt” còn được cảm nhận qua khứu giác qua mùi thơm của các loại đồ ăn. “Ngọt” còn được cảm nhận qua thị giác khi ngắm nhìn ngày xuân ngọt nắng. Đôi khi chúng ta còn cảm nhận được sự “ngọt” ở giọng nói “ngọt như mía lùi” khi này từ “ngọt” đã được cảm nhận bằng thính giác. Như vậy có thể thấy rằng nghĩa của từ ngọt thật đa dạng và phong phú.

(Trả lời bởi datcoder)
Thảo luận (1)