Bài 2. Hình chữ nhật. Hình thoi. Hình bình hành - Hình thang cân

Hoạt động 1 (SGK Chân trời sáng tạo trang 80)

Hướng dẫn giải

a) Các cạnh đối diện của hình chữ nhật bằng nhau (AB = CD = 4,5 cm, BC = AD = 2,5 cm).

Các góc của hình chữ nhật đều bằng nhau và bằng \( 90^0\)

b) AB và CD song song với nhau.

AD và BC song song với nhau.

c) AC và BD bằng nhau (cùng bằng 5,1 cm).

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Thực hành 1 (SGK Chân trời sáng tạo trang 81)

Hướng dẫn giải

OM, ON, OP và OQ bằng nhau (cùng bằng 2,3 cm).

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Vận dụng 1 (SGK Chân trời sáng tạo trang 81)

Thực hành 2 (SGK Kết nối tri thức với cuộc sống trang 81)

Hướng dẫn giải

Vẽ đoạn thẳng AB = 4cm.

Sử dụng êke để kẻ đường vuông góc với AB tại A. Trên đường vuông góc này lấy điểm D sao cho đoạn thẳng AD = 3 cm.

Sử dụng êke để kẻ đường vuông góc với AB tại B; kẻ đường vuông góc với AD tại D. Nối hai đường vuông góc này thấy hai đường này cắt nhau tại C.

Ta được, ABCD là hình chữ nhật cần vẽ.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Vận dụng 2 (SGK Chân trời sáng tạo trang 81)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:

- Gấp đôi tờ giấy A4 lại;

- Tiếp tục gập đôi nửa tờ giấy A4 đó.

- Sau đó dùng kéo cắt theo các nếp gấp ta được 4 hình chữ nhật có cùng chiều dài và chiều rộng.

(Trả lời bởi Kiều Sơn Tùng)
Thảo luận (1)

Hoạt động 2 (SGK Chân trời sáng tạo trang 81)

Hướng dẫn giải

a) Các cạnh của hình thoi bằng nhau.

b) Kẻ đường thẳng qua B và vuông góc với BC. Đặt êke có góc vuông tại điểm cắt nhau giữa đường thẳng vừa kẻ và AD, đặt một cạnh góc vuông của êke trùng với đường thẳng ta thấy cạnh góc vuông còn lại của êke trùng khít với cạnh AD.

Khi đó BC và AD song song với nhau.

Tương tự AB và CD song song với nhau.

c) Tương tự như phần b, ta đặt đầu có góc vuông tại điểm O, đặt một cạnh góc vuông trùng với OB thì cạnh góc vuông còn lại trùng với OC hoặc OA. Khi đó AC và BD vuông góc với nhau.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Thực hành 3 (SGK Chân trời sáng tạo trang 82)

Hướng dẫn giải

- Dùng êke đặt phần có góc vuông tại điểm O đặt một cạnh góc vuông của êke trùng với OI khi đó cạnh góc vuông còn lại trùng với OJ. Vậy IK và JL vuông góc với nhau.

 

- Dùng compa đặt một đầu của compa tại điểm O. Đầu còn lại đặt tại điểm I. Giữa nguyên đầu tại điểm O và di chuyển đầu tại điểm I, thấy đầu đó trùng với các điểm J, K, L. Vậy OI = OJ = OK = OL. Hay hai đường chéo IK và JL cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)

Thực hành 4 (SGK Chân trời sáng tạo trang 82)

Hướng dẫn giải

Tham khảo:

- Vẽ đoạn thẳng AC =5 cm.

- Lấy A và C là tâm, vẽ hai đường tròn bán kính 3 cm (hình vẽ), hai đường tròn này cắt nhau tại hai điểm B và D.

- Nối B với A, B với C, D với C.

(Trả lời bởi Kiều Sơn Tùng)
Thảo luận (1)

Vận dụng 3 (SGK Chân trời sáng tạo trang 82)

Hướng dẫn giải

Cách 1: - Vẽ đoạn thẳng MN = 4 cm.

- Lấy M tâm, vẽ đường tròn bán kính 4 cm (hình vẽ).

- Trên đường tròn lấy điểm Q, nối M với Q. Khi đó MQ= 4cm.

- Qua N và Q lần lượt vẽ hai đường tròn bán kính bằng 4 cm, hai đường tròn này cắt nhau tại M và P (P khác M).

- Nối P với N và P với Q ta được hình thoi MNPQ. Các cạnh PN=QP =4cm.

Nhận xét: Hình vẽ có tính chất các cạnh MN=NP=PQ=QM =4cm

Góc \(\widehat {MNQ}\) khác nhau thì sẽ tạo được các hình thoi khác nhau.

Cách 2:

- Vẽ đoạn thẳng MN = 4 cm

- Vẽ đoạn thẳng MQ = 4 cm

- Từ Q vẽ đường thẳng song song với MN, trên đường thẳng đó lấy điểm P sao cho PQ = 4 cm.

- Nối P với N ta được hình thoi MNPQ.

(Trả lời bởi Kiều Sơn Tùng)
Thảo luận (1)

Hoạt động 3 (SGK Chân trời sáng tạo trang 83)

Hướng dẫn giải

a) AB=CD; BC=AD.

b) Hai cặp cạnh AB và CD song song với nhau, BC và AD song song với nhau.

c) Sử dụng thước đo các cạnh ta thấy OA=OC; OB=OD.

(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Thảo luận (1)