Bài 18 : Thời tiết, khí hậu, nhiệt độ không khí

Bài 1 (SGK trang 57)

Hướng dẫn giải
Khác nhau: Thời tiết : là sự diễn ra các hiện tượng khí tượng như gió, mưa,... trong một thời gian ngắn giới hạn tại một khu vực nào đó . Khí hậu : khí hậu cũng là sự diễn ra các hiện tượng thời tiết lặp lại trong một thời gian dài tại một khu vực, một vùng miền . (Trả lời bởi Trần Hải Yến)
Thảo luận (3)

Bài 2 (SGK trang 57)

Hướng dẫn giải

Có sự khác nhau giữa khí hậu đại dương và khí hậu lục địa là do:Đặc tính hấp thu nhiệt của đất và nước khác nhau. Điều này dẫn đến sự khác nhau về nhiệt độ giữa đất và nước, làm cho không khí ở bề mặt lục địa và bề mặt đại dương khác nhau.

(Trả lời bởi Linh Diệu)
Thảo luận (3)

Bài 3 (SGK trang 57)

Hướng dẫn giải

- Mặt Trời là nguồn cung cấp ánh sáng và nhiệt cho Trái Đất. Khi các tia bức xạ của mặt trời đi qua khí quyển, chúng chưa trực tiếp làm cho không khí nóng lên. Mặt đất hấp thụ lượng nhiệt của mặt trời, rồi bức xạ lại vào không khí. Lúc đó, không khí mới nóng lên. Điều đó giải thích tại sao Tại sao không khí trên mặt đất không nóng nhất vào lúc 12 giờ trưa (lúc bức xạ mặt trời mạnh nhất) mà lại nóng nhất vào lúc 13 giờ.

(Trả lời bởi Hoang Hung Quan)
Thảo luận (3)

Bài 4 (SGK trang 57)

Hướng dẫn giải

- Để tính nhiệt độ trung bình tháng người ta cộng trị số của nhiệt độ các ngày trong tháng rồi chia cho sổ ngày trong tháng. Trị số trung bình này là nhiệt độ trung bình tháng .

- Để tính nhiệt độ trung bình năm, người ta cộng trị số trung bình của nhiệt độ các tháng trong năm rồi chia cho 12 tháng. Trị số trung bình này là nhiệt độ trung bình năm.

(Trả lời bởi Trần Hải Yến)
Thảo luận (3)

Câu C1 (SGK trang 55)

Hướng dẫn giải

Nhiệt độ trung bình ngày hôm đó:

\(t^o_{trung-bình}=\dfrac{20+24+22}{3}=22\left(^oC\right)\)

Vậy: Nhiệt độ trung bình ngày hôm đó ở Hà Nội là 22oC

Cách tính: Cộng tổng nhiệt độ của các lần đo được / số lần đo

(Trả lời bởi Ngọc Lan)
Thảo luận (3)

Câu C2 (SGK trang 56)

Hướng dẫn giải

Khi đo nhiệt độ không khí, người ta phải để nhiệt kế trong bóng râm và cách mặt đất 2 mét vì:

- Đẻ trong bóng râm thì nhiệt kế mới không bị phơi ra ánh sáng mặt trời. Khi đó, thuỷ ngân trong nhiệt kế không bị dãn nở mạnh do đó không làm sai lệch kết quả đo.

- Phải để cách mặt đất 2 mét để tránh ảnh hưởng của nhiệt độ mặt đất.



(Trả lời bởi Ngọc Lan)
Thảo luận (3)

Câu C3 (SGK trang 56)

Hướng dẫn giải

Câu trả Lời:

- Do đặc tính hấp thụ nhiệt của nước và đất là khác nhau: mặt đất nóng lên nhanh và nguội đi nhanh hơn nước. Khi nước biển nóng lên thì bốc hơi, mà càng bốc hơi thì nhiệt độ càng giảm đi, vì hơi nước trong không khí hâp thụ bức xạ mặt trời làm giảm lượng bức xạ mặt trời tới mặt nước. Mặt khác, có tới 60% nhiệt lượng trên các biển ở nhiệt đới chi cho việc bốc hơi nước. Vì thế ở biển và đại dương, nhiệt độ lên xuống chậm hơn trên đất liền. Ket quả là vào mùa hạ, những miền gần biển có không khí mát hơn trong đất liền, ngược lại về mùa đông, những miền gần biển lại ấm hơn trong đất liền vì những miền gần biên chịu ảnh hưởng của nhiệt độ không khí ở biên và đại dương.

(Trả lời bởi Otaku Anime)
Thảo luận (3)

Câu C4 (SGK trang 56)

Hướng dẫn giải

- Sự chênh lệch nhiệt độ giữa hai địa điểm này :

\(25-19=6\left(^oC\right)\)

Sự chênh lệch độ cao:

\(h=\dfrac{6.100}{0,6}=1000\left(m\right)\)

(Trả lời bởi Ngọc Lan)
Thảo luận (2)