Chúng ta thường sử dụng các vật liệu thông dụng (kim loại, nhựa, gỗ, cao su,...) để tạo ra các sản phẩm phục vụ cuộc sống. Vậy vật liệu đó có những tính chất và ứng dụng nào quan trọng?
Chúng ta thường sử dụng các vật liệu thông dụng (kim loại, nhựa, gỗ, cao su,...) để tạo ra các sản phẩm phục vụ cuộc sống. Vậy vật liệu đó có những tính chất và ứng dụng nào quan trọng?
Kể tên một số loại vật liệu trong cuộc sống mà em biết.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiMột số loại vật liệu trong cuộc sống mà em biết: nhôm, sắt, thép, gang, đồng, gỗ, thủy tinh, xi măng, cát,...
(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Liệt kê các loại đồ vật hoặc công trình xây dựng được làm từ những vật liệu trong hình 11.1
Thảo luận (2)Hướng dẫn giải- Hình 11.1a: dây sắt, thủy tinh
- Hình 11.1b: vật liệu thép: nhà cửa, trường học, bệnh viện
- Hình 11.1c: vật liệu gốm: bát, bình hoa, đĩa, …
- Hình 11.1d: vật liệu xi măng: đường đi, nhà cửa, …
(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Quan sát mẩu dây điện, phin cà phê, đồ chơi lego, dây phanh xe đạp, tủ quần áo ở hình 11.2, em hãy cho biết các sản phẩm đó được làm từ vật liệu gì? Tích dấu V để hoàn thành theo mẫu bảng 11.1
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảia) Dây điện: nhựa, đồng, nhôm.
b) Phin pha cà phê: nhôm
c) Đồ chơi lego: nhựa
d) Dây phanh xe đạp: nhựa, sắt
e) Lốp xe đạp: cao su, bên trong có lõi thép (sắt)
g)Tủ quần áo: gỗ.
(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Từ quan sát thực tế, em hãy cho biết một số tính chất của các vật liệu: kim loại, cao su, nhựa, gỗ, thuỷ tinh và gốm. Tích dấu V để hoàn thành theo mẫu bảng 11.2
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải
Em hãy mô tả hiện tượng quan sát được ở thí nghiệm 1.
Thí nghiệm 1: Rót một ít giấm ăn vào các cốc thuỷ tinh lần lượt chứa các vật liệu sau: đinh sắt, miếng kính, miếng nhựa, miếng cao s
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiĐinh sắt, mẩu đá vôi bị tan ra 1 phần, có dấu hiệu bị ăn mòn. Miếng kính, miếng nhựa, cao su, mẩu sành không bị tan ra, không có hiện tượng gì.
(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Quan sát thí nghiệm 2, em hãy cho biết vật liệu nào dễ cháy và vật liệu nào dẫn nhiệt (cảm nhận qua dấu hiệu kẹp sắt bị nóng khi đốt).
Thí nghiệm 2: Lần lượt đốt nóng các vật liệu sau trên ngọn lửa đèn cồn (sử dụng kẹp sắt để kẹp vật liệu khi đốt): đinh sắt, dây đồng, mẩu gỗ, mẩu nhôm, miếng nhựa và mẩu sành. Chú ý khi kẹp sắt có dấu hiệu nóng thì không đốt nữa và cho vật liệu vào chậu nước tránh bị bỏng.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiVật liệu dễ cháy: mẩu gỗ, miếng nhựa.
Vật liệu dẫn nhiệt: đinh sắt, dây đồng, mẩu nhôm, mẩu sành
(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Quan sát hình 11.3,11.4 và 11.5, em hãy cho biết những vật liệu nào dễ bị ăn mòn, bị hoen gỉ dẫn đến hư hỏng công trình, vật dụng. Nêu nguyên nhân dẫn đến sự hư hỏng đó.
/
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảinguyên liệu dễ bị hư mòn, ăn gỉ là sắt, kẽm, thép
nguyên nhân: do kim loại là vật dễ bị ăn mòn
(Trả lời bởi Nguyễn Lê Phước Thịnh)
Đập quả bóng cao su xuống mặt đường hoặc ném vào tường sẽ xảy ra hiện tượng gì?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiKhi đập quả bóng cao su xuống mặt đường hoặc ném vào tường thì quả bóng sẽ nẩy ngược trở lại.
(Trả lời bởi 9323)
Kéo căng một sợi dây cao su rồi buông tay, em có nhận xét gì?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiKhi kéo căng một sợi dây cao su, sợi dây dãn ra. Khi buông tay, sợi dây trở lại như ban đầu
(Trả lời bởi 9323)