Chia sẻ về một lần em lo lắng hoặc tức giận. Khi đó em đã làm gì?
Chia sẻ về một lần em lo lắng hoặc tức giận. Khi đó em đã làm gì?
Chia sẻ về một lần em lo lắng hoặc tức giận. Khi đó em đã làm gì?
1. Lần đầu tiên Hoa biểu diễn tiết mục văn nghệ trước toàn trường. Bạn cảm thấy rất lo lắng, sợ hãi.
Hoa liền hít thở thật sâu để lấy lại bình tĩnh và tự nhủ: “Đừng sợ, mình nhất định sẽ làm được”. Cuối cùng, Hoa đã biểu diễn tiết mục rất tốt và nhận được những tràng pháo tay của mọi người.
Hoa đã làm gì để vượt qua sự lo lắng, sợ hãi?
2. Hải và Sơn tham gia cuộc thi vẽ tranh. Hải lỡ tay làm đổ màu nước lên bài vẽ của hai bạn khiến cả hai vô cùng lo lắng. Hải tự trách mình và từ bỏ cuộc thi. Còn Sơn, sau một phút trấn tĩnh, bạn liền dùng ngay vết màu loang trên giấy để vẽ bầu trời trong bức tranh của mình. Cuối cùng, bài vẽ của Sơn được cô giáo và các bạn khen.
- Bạn nào đã kiềm chế được cảm xúc tiêu cực? Kiềm chế bằng cách nào?
- Việc kiềm chế được cảm xúc tiêu cực đó đã đem lại điều gì cho bạn?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Có một lần, khi đang tô màu chung với Nam. Em có sơ ý làm rách một mảng nhỏ ở bài của bạn. Lúc đó, em rất lo lắng và hối hận. Nam thấy vậy liền bảo em bình tĩnh lại để tìm cách giải quyết. Bỗng nhiên, em nhớ ra một điều gì đó. Em liền lấy từ trong túi ra một cuộn băng dính trắng, bảo bạn dán vào và dùng bút màu tô lên. Quả nhiên, bài vẽ đã trở lại như bình thường.
1. Hoa đã hít một hơi thật sâu để lấy lại bình tĩnh và tự nhủ :"Đừng sợ, mình nhất định sẽ làm được !"
2. - Bạn Sơn đã kiềm chế được cảm xúc tiêu cực bằng cách trấn tĩnh lại và tìm cách giải quyết.
- Việc kiềm chế được cảm xúc tiêu cực đó đã đem giúp cho bạn Sơn bình tĩnh và tìm cách giải quyết, nhờ vậy mà bài của bạn Sơn đã được cô giáo và các bạn khen.
(Trả lời bởi Taylor BT)
Quan sát tranh và nêu cách kiềm chế cảm xúc tiêu cực:
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiHình 1:
Đọc truyện hoặc nghe nhạc giúp tâm trạng của mình thoải mái hơn, vui vẻ hơn, xoa dịu những cảm xúc tiêu cực.
Hình 2:
Hít thở thật sâu, đệm chậm rãi từ 1 đến 10 sẽ giúp bản thân bình tĩnh hơn, giảm cảm xúc tiêu cực để tránh xảy ra nhưng hành động đáng tiếc.
Hình 3:
Viết ra những điều khiến bản thân lo lắng, sợ hãi để giải tỏa căng thẳng, kiềm chế cảm xúc, suy nghĩ tiêu cực.
Hình 4:
Chia sẻ với bạn về những cảm xúc tiêu cực để nhẹ lòng và thoải mái hơn, giúp kiềm chế cảm xúc tiêu cực.
Hình 5:
Kể với người thân nghe về những cảm xúc tiêu cực để nhẹ lòng và thoải mái hơn, giúp kiềm chế cảm xúc tiêu cực.
Ngoài ra, còn một số cách kiềm chế cảm xúc tiêu cực như: uống một cốc nước lạnh, ăn chiếc kẹo ngọt, luôn nghĩ đến những điều vui vẻ.
(Trả lời bởi datcoder)
Em đồng tình với cách ứng xử nào trong các tình huống dưới đây? Vì sao?
1. Trong giờ ra chơi, vì muốn chạy thật nhanh ra sân chơi, Huy đã đẩy Hùng làm bạn ngã, khiến Hùng tức giận.
Cách ứng xử của Hùng:
- Hùng đẩy lại Huy.
- Hùng đã hít thở thật sâu để bình tĩnh trở lại. Sau đó, Hùng nhắc nhở Huy không nên làm như vậy.
2. Hôm nay là buổi học đầu tiên của Vân ở trường mới. Thầy cô, bạn bè đều là những người lần đầu Vân gặp. Bạn cảm thấy lo lắng và hơi có chút sợ hãi.
Cách ứng xử của Vân:
- Vân ngồi một mình trong lớp, không nói chuyện với ai.
- Vân chia sẻ với bạn cùng bàn. Được bạn động viên, Vân đã vượt qua nỗi sợ hãi và chủ động làm quen với các bạn.
Em còn cách ứng xử nào khác để kiềm chế cảm xúc tiêu cực?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiTình huống 1: Trong giờ ra chơi, vì muốn chạy thật nhanh ra sân chơi, Huy đã đẩy Hùng làm bạn ngã, khiến Hùng tức giận.
Em đồng tình với cách ứng xử “Hùng đã hít thở thật sâu để bình tĩnh trở lại. Sau đó, Hùng nhắc nhở Huy không nên làm như vậy”. Vì đây là cách ứng xử phù hợp, tích cực, không gây sự tức giận cho bản thân và không làm tổn thương đến Huy.
Tình huống 2: Hôm nay là buổi học đầu tiên của Vân ở trường mới. Thầy cô, bạn bè đều là những người lần đầu Vân gặp. Bạn cảm thấy lo lắng và hơi có chút sợ hãi.
Em đồng ý với cách ứng xử: “Vân chia sẻ với bạn cùng bàn. Được bạn động viên, Vân đã vượt qua nỗi sợ hãi và chủ động làm quen với các bạn”. Vì đây là cách ứng xử phù hợp, tích cực, giúp Vân tự tin hơn, hòa đồng cùng với các bạn và không bị cảm thấy cô đơn, buồn tủi.
- Ngoài ra, em còn có cách ứng xử khác để kiềm chế cảm xúc tiêu cực.
+) Tình huống 1: Nếu là Hùng em sẽ nghĩ là bạn vô tình làm mình ngã. Sau đó nhẹ nhàng nhắc nhở bạn từ sau cẩn thận hơn, không nên vội vàng để tránh làm ảnh hưởng đến các bạn khác.
+) Tình huống 2: Nếu em là Vân em sẽ tự động viên bản thân mình, tự tin hơn, chủ động làm quen và nhanh chóng hòa hợp cùng các bạn và thầy cô mới
(Trả lời bởi datcoder)
Xử lí tình huống
1. Các bạn trong lớp thường trêu em “béo ú” khiến em bực bội.
2. Một người bạn thân bỗng nhiên không nói chuyện với em và bảo các bạn khác không chơi cùng, khiến em rất buồn.
3. Em dành cả buổi chiều để vẽ một bức tranh. Sau đó, em trai dùng bút gạch lên bức tranh khiến em rất tức giận.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải1. Mặc kệ các bạn trêu và vẫn hòa đồng như bình thường.
2. Gặp bạn ấy để đàm phán.
3. Nhắc nhở em nhẹ nhàng và nói cho bố mẹ biết.
(Trả lời bởi Taylor BT)
- Chia sẻ những cảm xúc tiêu cực mà em đã gặp và cách em kiềm chế những cảm xúc đó.
- Em hãy thực hiện những hành động sau khi tức giận, mệt mỏi, lo lắng, căng thẳng,…
+ Hít thở sâu;
+ Đếm chậm rãi từ 1 đến 10;
+ Nghe nhạc nhẹ;
+ Đi dạo;
+ Trò chuyện với người thân.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải* Những cảm xúc tiêu cực mà em đã gặp và cách em kiềm chế những cảm xúc đó:
- Cảm xúc giận dữ.
+) Cách kiềm chế: hít thở sâu, nắm chặt tay.
- Tâm lí căng thẳng.
+) Cách kiềm chế: nghe nhạc thiền, ngồi thiền, chơi thể thao, nghe nhạc.
- Tâm trạng buồn bã.
+) Cách kiềm chế: nghe những bài nhạc có giai điệu, tiết tấu vui nhộn.
* Mỗi học sinh sẽ tự thực hành các hành động khi có cảm xúc tiêu cực như lo lắng, giận dữ, căng thẳng,… để tâm trạng được thoải mái, tránh những điều đáng tiếc xảy ra.
(Trả lời bởi datcoder)