Bài 1: Quy tắc đếm

Bài 1 (SGK trang 46)

Hướng dẫn giải

a) ĐS: 4 số.

b) Số tự nhiên cần lập có dạng , với a, b ∈ {1, 2, 3, 4} có kể đến thứ tự.

Để lập được số tự nhiên này, phải thực hiện liên tiếp hai hành động sau đây:

Hành động 1: Chọn chữ số a ở hàng chục. Có 4 cách để thực hiện hành động này

Hành động 2: Chọn chữ số b ở hàng đơn vị. Có 4 cách để thực hiện hành động này.

Theo quy tắc nhân suy ra số các cách để lập được số tự nhiên kể trên là

4 . 4 = 16 (cách).

Qua trên suy ra từ các chữ số đã cho có thể lập được 16 số tự nhiên có hai chữ số.

c) Số tự nhiên cần lập có dạng , với a, b ∈ {1, 2, 3, 4} và a, b phải khác nhau, có kể đến thứ tự.

Để lập được số tự nhiên này, phải thực hiện liên tiếp hai hành động sau đây:

Hành động 1: Chọn chữ số a ở hàng chục.

Có 4 cách để thực hiện hành động này.

Hành động 2: Chọn chữ số b ở hàng đơn vị, với b khác chữ số a đã chọn.

Có 3 cách để thực hiện hành động này.

Theo quy tắc nhân suy ra từ các cách để lập được số tự nhiên kể trên là:

4 . 3 = 12 (cách).

Qua trên suy ra từ các chữ số đã cho có thể lập được 12 số tự nhiên có hai chữ số khác nhau.



(Trả lời bởi Lê Thiên Anh)
Thảo luận (1)

Bài 2 (SGK trang 46)

Hướng dẫn giải

Mỗi số tự nhiên cần lập là số tự nhiên có không quá 2 chữ số, được lập từ các chữ số 1, 2, 3, 4, 5, 6.

Để lập được số tự nhiên như vậy, phải thực hiện một hành động trong hai hành động loại trừ nhau sau đây:

Hành động 1: Từ các chữ số 1, 2, 3, 4, 5, 6, lập số tự nhiên có một chữ số.

Có 6 cách để thực hiện hành động này.

Hành động 2: Từ các chữ số 1, 2, 3, 4, 5, 6, lập số tự nhiên có hai chữ số.

Vận dụng quy tắc nhân, ta tìm được: Có 62 = 36 cách để thực hiện hành động này.

Theo quy tắc cộng suy ra số các cách để lập được các số tự nhiên kể trên là

6 + 36 = 42 (cách).

Qua trên suy ra từ các chữ số đã cho có thể lập được 42 số tự nhiên bé hơn 100.


(Trả lời bởi Lê Thiên Anh)
Thảo luận (2)

Bài 3 (SGK trang 46)

Hướng dẫn giải

a) Để đi từ A đến D mà qua B và C chỉ một lần, phải thực hiện liên tiếp ba hành động sau đây:

Hành động 1: Đi từ A đến B. Có 4 cách để thực hiện hành động này.

Hành động 2: Đi từ B đến C. Có 2 cách để thực hiện hành động này.

Hành động 3: Đi từ C đến D. Có 3 cách để thực hiện hành động này.

Theo quy tắc nhân suy ra số các cách để đi từ A đến D mà qua B và C chỉ một lần là 4 . 2 . 3 = 24 (cách).

b) ĐS: Số các cách để đi từ A đến D (mà qua B và C chỉ một lần), rồi quay lại A (mà qua C và B chỉ một lần) là:

(4 . 2 . 3) . (3 . 2 . 4) = 242 = 576 (cách).



(Trả lời bởi Lê Thiên Anh)
Thảo luận (1)

Bài 4 (SGK trang 46)

Hướng dẫn giải

ĐS: Có 3 . 4 = 12 cách để chọn một đồng hồ.

(Trả lời bởi Lê Thiên Anh)
Thảo luận (1)

Bài 1.1 (Sách bài tập trang 63)

Hướng dẫn giải

\(5\cdot4\cdot3=60\) (cách chọn)

Vậy có 60 cách chọn.

(Trả lời bởi qwerty)
Thảo luận (1)

Bài 1.2 (Sách bài tập trang 63)

Hướng dẫn giải

Có: \(8\cdot6=48\) (cách chọn)

(Trả lời bởi qwerty)
Thảo luận (1)

Bài 1.3 (Sách bài tập trang 63)

Hướng dẫn giải

Có bao nhiêu số tự nhiên có tính chất:

a. Là số chẵn và có hai chữ số (không nhất thiết khác nhau).

KQ: \(5\cdot9=45\) (số)

b. Là số lẻ và có hai chữ số (không nhất thiết khác nhau).

KQ: \(5\cdot9=45\) (số)

c. Là số lẻ và có hai chữ số khác nhau.

KQ: \(5\cdot8=40\) (số)

d. Là số chẵn và có hai chữ số khác nhau.

KQ: \(9+4\cdot8=41\) (số)

(Trả lời bởi qwerty)
Thảo luận (1)

Bài 1.4 (Sách bài tập trang 63)

Hướng dẫn giải

Có 10 cặp vợ chồng đi dự tiệc. Tính số cách chọn một một người đàn ông và một người đàn bàn bà trong bữa tiệc để phát biểu ý kiến, sao cho :

a) Hai người đó là vợ chồng: 10.

b) Hai người đó không là vợ chồng: 10 . 9 = 90.

(Trả lời bởi qwerty)
Thảo luận (1)

Bài 1.5 (Sách bài tập trang 63)

Hướng dẫn giải

Số 360 có: \(4\cdot3\cdot2=24\) (ước nguyên dương)

(Trả lời bởi qwerty)
Thảo luận (1)

Bài 1.6 (Sách bài tập trang 63)

Hướng dẫn giải

Trong 100 000 số nguyên dương đầu tiên, có \(5\cdot4\cdot3\cdot7\cdot7=2940\) số chứa một chữ số 3, một chữ số 4 và một chữ số 5.

(Trả lời bởi qwerty)
Thảo luận (1)