23. Đa dạng động vật có xương sống

Câu hỏi mở đầu bài học (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Cánh Diều - Trang 125)

Hướng dẫn giải

(a) (c) : Không xương sống

(b) (d) : Có xương sống

(Trả lời bởi (っ◔◡◔)っ ♥ Aurora ♥)
Thảo luận (2)

Hình thành kiến thức, kĩ năng 1 (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Cánh Diều - Trang 125)

Hướng dẫn giải

1. Điểm khác biệt giữa động vật không xương sống và động vật có xương sống là:

 

Động vật không xương sống

Động vật có xương sống

- Hệ thống xương trong nâng đỡ cơ thể không phát triển.

- Hệ thống xương trong nâng đỡ cơ thể phát triển.

- Không có xương cột sống.

- Có xương cột sống ở dọc lưng. Trong cột sống có chứa tủy sống.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (2)

Hình thành kiến thức, kĩ năng 2 (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Cánh Diều - Trang 126)

Hướng dẫn giải

- Đặc điểm nhận biết cá:

+ Sống ở nước

+ Di chuyển nhờ vây

+ Hô hấp bằng mang

+ Đẻ trứng

+ Thụ tinh ngoài

- Ví dụ về cá: cá thu, cá nhám, cá đuối, cá chuồn, cá hồi,…

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Hình thành kiến thức, kĩ năng 3 (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Cánh Diều - Trang 126)

Luyện tập 1 (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Cánh Diều - Trang 126)

Hướng dẫn giải

- Vai trò của cá:

+ Là nguồn thực phẩm cho con người

+ Da cá dùng để đóng giày, làm túi

+ Tiêu diệt bọ gậy, ăn sâu bọ hại lúa

+ Nuôi làm cảnh

+ Tuy nhiên một số loài cá có chứa độc tố và có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của con người

- Ví dụ về cá và vai trò tương ứng:

Vai trò của cá

Tên loài cá

Làm thực phẩm

Cá song

Dọn vệ sinh bể nuôi cá

Cá tỳ bà

Làm cảnh, diệt bọ gậy

Cá vàng

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Câu hỏi tìm hiểu thêm 1 (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Cánh Diều - Trang 126)

Hình thành kiến thức, kĩ năng 4 (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Cánh Diều - Trang 127)

Hướng dẫn giải

1. Giải thích thuật ngữ “lưỡng cư”: “Lưỡng” là hai, “cư” chỉ nơi cư trú. Như vậy, lưỡng cư là có hai nơi cư trú (nơi ở). Thuật ngữ “lưỡng cư” sử dụng để đặt tên cho một nhóm động vật có xương sống có thể sống cả ở cạn và cả ở dưới nước.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (2)

Hình thành kiến thức, kĩ năng 5 (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Cánh Diều - Trang 127)

Hướng dẫn giải

- Lưỡng cư làm thực phẩm:

+ Ếch đồng

+ Ếch trâu

- Lưỡng cư gây ngộ độc:

+ Cóc

+ Ếch phi tiêu

+ Ếch đốm

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Hình thành kiến thức, kĩ năng 6 (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Cánh Diều - Trang 127)

Hướng dẫn giải

Đại diện

Đặc điểm

Vai trò/Tác hại

 

Cá cóc Tam Đảo

- Thân hình dài, đuôi dẹp bên, hai chi sau và hai chi trước dài tương đương nhau.

- Sống ở những suối nước trong vùng núi Tam Đảo.

- Là loài đặc trưng của vùng Tam Đảo.

- Giúp tiêu diệt côn trùng gây hại.

Cóc nhà

- Thân ngắn, hai chi sau dài hơn hai chi trước, hai tuyến mang tai lớn, da xù xi có nhiều tuyến độc.

- Hoạt động buổi chiều và ban đêm.

- Tiêu diệt côn trùng có hại.

- Cung cấp thực phẩm, làm thuốc.

- Người ăn phải nhựa cóc, trứng và gan thường bị chết vì ngộ độc.

Ếch cây

- Thân ngắn, hai chi sau dài hơn hai chi trước, ngón chân có gác bám lớn.

- Sống trên cây, bụi cây gần các vực nước.

- Tiêu diệt côn trùng có hại.

(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Thảo luận (1)

Câu hỏi tìm hiểu thêm 2 (SGK Khoa học tự nhiên 6 - Bộ sách Cánh Diều - Trang 127)

Hướng dẫn giải

Cần phải bảo vệ lưỡng cư và gây nuôi những loài lưỡng cư có giá trị kinh tế vì:

- Lưỡng cư góp phần tiêu diệt côn trùng gây hại, giúp ảo vệ mùa màng

- Lưỡng cư cung cấp thực phẩm cho con người

- Lưỡng cư cung cấp nguyên liệu cho ngành dược phẩm

(Trả lời bởi GV Nguyễn Trần Thành Đạt)
Thảo luận (1)