Những đặc điểm nào sau đây của động vật giúp em phân biệt được động vật với thực vật?
Thức ăn của chúng là các sinh vật khác |
Sinh vật đa bào |
Có khả năng di chuyển |
Những đặc điểm nào sau đây của động vật giúp em phân biệt được động vật với thực vật?
Thức ăn của chúng là các sinh vật khác |
Sinh vật đa bào |
Có khả năng di chuyển |
Lấy ví dụ về động vật không xương sống và nêu môi trường sống của chúng.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải– Sống trong đất: Giun đất, bọ hung, …
– Sống dưới nước: cua, tôm, ốc, sứa, bạch tuộc, rươi, …
– Sống trên cạn: nhện, sâu, ốc sên, rết, bướm, …
(Trả lời bởi Lê Thị Yến My)
Nêu đặc điểm giúp em nhận biết động vật ngành Ruột khoang.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiĐặc điểm nhận biết động vật ngành Ruột khoang là:
- Cơ thể đối xứng tỏa tròn, có nhiều tua miệng.
- Đa số sống ở biển, số ít sống ở nước ngọt như thủy tức.
(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Quan sát hình 22.2 và mô tả hình dạng của hải quỳ, sứa.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Hình dạng của hải quỳ: Hải quỳ có cơ thể hình trụ, kích thước khoảng từ 2cm đến 5cm, có nhiều tua miệng xếp đối xứng và có màu sắc rực rỡ như cánh hoa.
- Hình dạng của sứa: Sứa có cơ thể hình dù, xung quanh có các tua miệng, cơ thể đối xứng tỏa tròn.
(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
1. Quan sát mẫu vật thật (sứa, thủy tức), hoặc mẫu ngâm, video, tranh ảnh và vẽ hình động vật quan sát được.
2. Sưu tầm tranh ảnh, bài viết về san hô và viết một bài khoảng 300 từ giới thiệu về động vật này.
Thảo luận (2)Hướng dẫn giải
Quan sát hình 22.3 và nêu đặc điểm nhận biết sán dây, giun đũa, giun đất.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải– Sán dây: cơ thể dẹp và mềm, phân đốt, chiều dài có thể 4-12m, đầu sán hơi dẹt, đường kính khoảng 1 đến 2 mm, có giác bám, không có vòng móc.
– Giun đũa có cơ thể hình ống, không phân đốt, chiều dài 20-30cm, thuôn nhọn 2 đầu. – Giun đất có cơ thể hình ống dài 15-30cm, phân đốt, có các đôi chi bên.
(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Em hãy tìm hiểu các biện pháp phòng tránh các bệnh sau:
- Bệnh do sán dây, sán lá gan gây nên.
- Bệnh do giun đũa, giun kim gây nên.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiBiện pháp phòng tránh:
- Bệnh do sán dây, sán lá gan gây nên:
+ Hạn chế ăn ốc nước ngọt
+ Thường xuyên tẩy giun, sán định kỳ cho trâu, bò, lợn
+ Không ăn tiết canh, thịt tái
- Bệnh do giun đũa, giun kim gây nên:
+ Tẩy giun định kỳ 6 tháng một lần
+ Rửa tay bằng xà phòng thường xuyên, đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
+ Ăn chín uống sôi
(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Nêu những đặc điểm hình thái của ba loài động vật có trong hình 22.4.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiĐặc điểm hình thái:
- Ốc sên: thân mềm, chân gắn với bụng, có vỏ ốc lớn
- Con mực: thân mềm, có các râu miệng dài, cơ thể mỏng, dẹp, có vây bơi
- Con sò: thân mềm, nằm trong hai mảnh vỏ
(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)
Nêu những đặc điểm giúp em nhận biết động vật ngành Thân mềm.
Thảo luận (2)Hướng dẫn giảiĐặc điểm nhận biệt động vật ngành Thân mềm là:
- Cơ thể mềm, không phân đốt
- Đa số các loài có lớp vỏ cứng bao bên ngoài để bảo vệ cơ thể
(Trả lời bởi Lê Thị Yến My)
Gọi tên các loài động vật trong hình 22.5 và nêu vai trò của các động vật đó.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Hình a: con sên
+ Vai trò: gây hại cho mùa màng
- Hình b: con trai
+ Vai trò: làm thực phẩm
- Hình c: con ốc
+ Vai trò: làm thực phẩm
- Hình d: con mực
+ Vai trò: làm thực phẩm
- Hình e: con hàu
+ Vai trò: làm thực phẩm
(Trả lời bởi Quoc Tran Anh Le)