Lí thuyết

VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU SAU THẮNG LỢI CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC NĂM 1975

I. TÌNH HÌNH HAI MIỀN NAM BẮC SAU NĂM 1975

- Qua hơn 20 năm (1954 – 1975) tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa, miền Bắc đạt được những thành tựu to lớn và toàn diện, đã xây dựng được những cơ sở vật chất - kĩ thuật ban đầu của chủ nghĩa xã hội. Nhưng cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của Mĩ hết sức ác liệt, đã tàn phá nặng nề, gây hậu quả lâu dài đối với miền Bắc.

- Miền Nam đã hoàn toàn giải phóng, nhưng cuộc chiến tranh của Mĩ đã gây ra hậu quả nặng nề. Nhiều làng mạc, đồng ruộng bị tàn phá, bom mìn còn bị vùi lấp trên các cánh đồng, ruộng vườn, đội ngũ thất nghiệp lên tới hàng triệu người...

- Miền Nam có nền kinh tế trong chừng mực nhất định phát triển theo hướng tư bản, song về cơ bản vẫn mang tính chất của nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, sản xuất nhỏ và phân tán là phổ biến, phát triển mất cân đối, lệ thuộc nặng nề vào viện trợ từ bên ngoài.

II. HOÀN THÀNH THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC VỀ MẶT NHÀ NƯỚC (1975 – 1976)

1. Hoàn cảnh

*Miền Bắc

+ Thuận lợi: Từ 1954 - 1975, cách mạng XHCN miền Bắc đã đạt được những thành tựu to lớn, toàn diện. Bước đầu xây dựng cơ sở vật chất cho CNXH.

+ Khó khăn: Hậu quả chiến tranh nặng nề. Nhiều làng mạc, ruộng đồng bị tàn phá.50 vạn ha đất bị bỏ hoang.1 triệu ha rừng bị chất độc và bom đạn.Hàng triệu người thất nghiệp.

* Miền Nam:

+ Thuận lợi:Miền Nam hoàn toàn giải phóng. Chế độ thực dân mới và chính quyền Sài gòn hoàn toàn sụp đổ.

+ Khó khăn: Kinh tế miền Nam phát triển theo hướng TBCN, nhưng vẫn là kinh tế nông nghiệp lạc hậu, sản xuất nhỏ, phân tán, mất cân đối, lệ thuộc bên ngoài. Nhiều tệ nạn xã hội còn tồn tại.

Sài Gòn- xăng khan hiếm nên pha thêm nước, khói phun như xe lửa
Sài Gòn- xăng khan hiếm nên pha thêm nước, khói phun như xe lửa

*Yêu cầu đặt ra

-  Chấm dứt tình trạng chia cắt .

- Hai miền Nam – Bắc đều phải khắc phục hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế để đi lên CNXH, mở ra kỷ nguyên mới: độc lập – tự do- chủ nghĩa  xã hội

Đoàn tàu thống nhất Bắc - Nam
Đoàn tàu thống nhất Bắc - Nam

2. Quá trình hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước

* Hội nghị hiệp thương Bắc - Nam (từ 15 đến 21/11/1975) tại Sài Gòn, nhất trí thống nhất hoàn toàn hai miền trong một Nhà nước chung.

* Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung (25/4/1976): Quốc hội thống nhất họp cuối tháng 6 đầu tháng 7/1976 đã:

+ Lấy tên nước: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 

+ Thủ đô: Hà Nội  

+ Quốc kì là cờ đỏ sao vàng  

+ Quốc huy mang dòng chữ Cộng hoà XHCN Việt Nam  

+ Quốc ca là bài : Tiến quân ca. 

+ Thành phố Sài Gòn - Gia Định đổi tên: Thành phố Hồ Chí Minh. 

- Bầu các cơ quan, chức vụ lãnh đạo cao nhất của Việt Nam thống nhất : Chủ tịch nước Cộng hoà XHCN Việt Nam là Tôn Đức Thắng, Chủ tịch Uỷ ban Thường vụ Quốc hội là Trường Chinh, Thủ tướng Chính phủ là Phạm Văn Đồng. 

- Ngày 31/7/1977: Đại hội đại biểu các mặt trận ở hai miền Nam – Bắc họp tại TP Hồ Chí Minh quyết định thống nhất thành Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

- Ngày 18/12/1980: Quốc hội thông qua Hiến pháp nước Cộng hoà XHCN Việt Nam.

* Ý nghĩa 

- Là yêu cầu tất yếu, khách quan của sự phát triển cách mạng Việt Nam.

- Thống nhất đất nước về mặt nhà nước đã thể chế hóa thống nhất lãnh thổ.              

- Tạo cơ sở pháp lý để hoàn thành thống nhất đất nước trên các lãnh vực khác.

- Tạo điều kiện chính trị cơ bản để phát huy sức mạnh toàn dân và cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.

*Mở rộng quan hệ quốc tế

- Ngày 20/9/1977: Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc (hội viên thứ 149).

- Là thành viên của hơn 20 tổ chức quốc tế khác.