Lí thuyết

QUAN HỆ QUỐC TẾ TRONG VÀ SAU CHIẾN TRANH LẠNH (1945 - 2000)

I. MÂU THUẪN ĐÔNG - TÂY VÀ SỰ KHỞI ĐẨU CHIẾN TRANH LẠNH

- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quan hệ Đồng minh trong chiến tranh đã chuyển thành mâu thuẫn đối đầu giữa 2 khối Đông – Tây.
- Mâu thuẫn này bắt đầu từ tham vọng và âm mưu bá chủ thế giới của Mĩ.
+ Năm 1947 : Học thuyết Truman được công bố chính thức khởi đầu chính sách chống Liên Xô, khởi đầu Chiến tranh lạnh. Học thuyết Truman khẳng định sự tồn tại của Liên Xô là nguy cơ lớn đối với Mĩ, đề nghị viện trợ khẩn cấp cho Thổ Nhĩ Kì và Hi Lạp, biến hai nước này thành căn cứ chống Liên Xô và các nước dân chủ nhân dân Đông Âu.
=> Tạo sự đối lập về mục tiêu, chiến lược giữa Liên Xô và Mĩ.
- Tháng 6.1947, Mĩ thực hiện kế hoạch Mácsan phục hưng các nước tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu.
- Tháng 01/1949, Liên Xô và Đông Âu đã thành lập Hội đồng tương trợ về kinh tế, tạo sự phân chia đối lập về kinh tế, chính trị ở châu Âu.
Năm 1949 Mĩ thành lập khối NATO nhằm chống lại Liên Xô và Đông Âu, năm 1955 Liên Xô và Đông Âu thành lập khối Vácxava để phòng thủ.
=> Cục diện 2 phe được xác lập, Chiến tranh lạnh bao trùm thế giới.
- Như vậy, "Chiến tranh lạnh" là tình trạng đối đầu căng thẳng, cuộc chạy đua vũ trang giữa 2 phe đế quốc chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa mà đứng đầu là 2 nước Mĩ và Liên Xô. Đây là cuộc chiến không có tiếng súng nhưng luôn đặt nhân loại đứng trước bờ vực của cuộc chiến tranh.
NATO - VACSAVA
Phạm vi của khối NATO - VACSAVA
 

II. XU THẾ HÒA HOÃN ĐÔNG - TÂY VÀ CHIẾN TRANH LẠNH CHẤM DỨT

- Đầu thập kỉ 70, xu hướng hòa hoãn Đông – Tây đã xuất hiện.
- Biểu hiện :
+ Ngày 9/11/1972 Đông Đức – Tây Đức đã kí Hiệp định về những cơ sở quan hệ 2 nước, mối quan hệ giữa hai nước chuyển biến theo hướng tích cực.
+ Năm 1972, Liên Xô – Mĩ kí Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược.
+ Tháng 8/1975, 33 nước châu Âu, Mĩ, Canada đã kí Định ước Henxinki – Hiệp ước an ninh và hợp tác châu Âu, khẳng định những nguyên tắc trong quan hệ giữa các quốc gia, nhằm đảm bảo an ninh Châu Âu và sự hợp tác giữa các nước.
+ Từ đầu những năm 70, hai siêu cường Xô – Mĩ đã tiến hành những cuộc gặp gỡ cấp cao.
+ Tháng 12/1989, tại cuộc gặp gỡ cấp cao giữa Liên Xô - Mĩ, hai bên đã tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh.
Bức tường Béc lin bị phá hủy
Bức tường Béclin bị phá hủy trước sự chứng kiến của người dân
*Nguyên nhân Chiến tranh lạnh chấm dứt:
+ Chiến tranh lạnh đã làm suy giảm thế mạnh của Liên Xô – Mĩ.
+ Tây Âu và Nhật Bản vươn lên trở thành đối thủ đáng gờm, khiến Mĩ và Liên Xô thấy cần phải tránh tình trạng đối đầu để ổn định và củng cố vị thế của mình.
+ Cuộc chiến tranh kinh tế mang tính chất toàn cầu đòi hỏi phải có một cục diện ổn định, đối thoại và hợp tác để cùng phát triển và tồn tại hòa bình.
+ Đặc biệt, Liên Xô ngày càng lâm vào khủng hoảng trì trệ.
*Tác động của việc chấm dứt chiến tranh lạnh với tình hình thế giới
+ Quan hệ giữa Liên Xô và Mĩ được cải thiện đã dẫn đến những chuyển biến quan trọng trong các mối quan hệ và cục diện thế giới.
+ Quan hệ 5 nước: Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc đã có những chuyển biến tích cực: từ đối đầu sang đối thoại, hợp tác, cũng thương lượng để giải quyết những vấn đề xung đột, tranh chấp (điển hình là việc giải quyết cuộc Chiến tranh Vùng vịnh Pecxich năm 1991)
- Các khối quân sự đối đầu không còn tồn tại, các vụ tranh chấp, xung đột đều được giải quyết bằng phương pháp hòa bình.
- Xu hướng hòa bình, đối thoại và hợp tác lan rộng, các vụ xung đột, tranh chấp quốc tế và khu vực được giải quyết.

IV. THẾ GIỚI SAU CHIẾN TRANH LẠNH

*Tình hình thế giới sau chiến tranh lạnh
- Từ 1989 – 1991 chế độ XHCN đã tan rã và sụp đổ ở các nước Đông Âu và Liên Xô => các liên minh kinh tế, quân sự của các nước XHCN giải thể.
+ Liên Xô tan vỡ, hệ thống thế giới của CNXH không còn tồn tại. Trật tự 2 cực của 2 siêu cường không còn, Mĩ là cực duy nhất còn lại.
+ Phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô đã bị mất, phạm vi ảnh hưởng của Mĩ thu hẹp dần.
* Xu thế phát triển của thế giới ngày nay:
+ Trật tự thế giới đang hình thành theo xu hướng “đa cực”.
+ Các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược phát triển, tập trung vào phát triển kinh tế.
+ Mĩ ra sức thiết lập trật tự “một cực” bá chủ thế giới, nhưng khó thực hiện, bị kìm hãm bởi các cường quốc khác.
+ Hòa bình thế giới được củng cố, tuy nhiên nội chiến, xung đột vẫn diễn ra ở nhiều nơi.
- Sang thế kỉ XXI, xu thế hòa bình, hợp tác quốc tế là xu thế chính trong quan hệ quốc tế.
- Sự xuất hiện chủ nghĩa khủng bố, nhất là sự kiện 1/9/2001 đã tác động mạnh đến tình hình chính trị và quan hệ quốc tế.