Người hay giúp bạn khác trả lời bài tập sẽ trở thành học sinh giỏi. Người hay hỏi bài thì không. Còn bạn thì sao?
Trong hệ tọa độ Oxyz cho A(2;1;-3),B(4;3;-2),C(6;-4;-1)
Tìm tọa độ điểm D để A,B,C,D là 4 đỉnh của 1 hình chữ nhật
Được cập nhật 3 giờ trước (22:06) 1 câu trả lời

Cho tam giác ABC có I là tâm đường tròn nội tiếp tam giác. Gọi G và K lần lượt là tiếp điểm của (I) trên AB,AC. CI cắt GK tại N. Chứng minh rằng CI vuông góc với BN.
Được cập nhật Hôm qua lúc 19:53 2 câu trả lời
cần bao nhiêu gam dung dịch axit 5% trộn với 200g dung dịch axit 10% cùng loại để được dung dịch axit 8%????
Được cập nhật Hôm kia lúc 21:57 3 câu trả lời

Chắc chưa học đường chéo vậy làm theo cách thông thường nhé.
Gọi khối lượng của axit 5% là m.
Khối lượng của chất tan trong axit 10% là:
\(m\left(10\%\right)=200\cdot10\%=20\left(g\right)\)
Khối lượng của chất tan trong axit 5% là:
\(m\left(5\%\right)=0,05m\left(g\right)\)
Khối lượng của chất tan trong axit 8% là:
\(m\left(8\%\right)=0,08\left(m+200\right)\left(g\right)\)
Ta có:
\(0,08\left(m+200\right)=20+0,05m\)
\(\Leftrightarrow m=\dfrac{400}{3}\left(g\right)\)

Tui dùng sơ đồ đường chéo giải toán mấy chế ạ :)) lạc đề :V ra kết quả 400/3 g nhé ...
Cho \(\Delta\)ABC có (AB < AC). Gọi M là trung điểm của BC, trên tia AM lấy điểm D sao cho AM = MD.
a) Chứng minh \(\Delta\)AMB = \(\Delta\)DMC
b) Chứng minh AB // CD
c) Kẻ AI \(\perp\) BC tại K. Chứng minh: MI = MK
Được cập nhật Hôm kia lúc 21:23 1 câu trả lời

a)
Xét tam giác AMB và tam giác DMC có:
AM = DM (gt)
AMB = DMC (2 góc đối đỉnh)
MB = MC (M là trung điểm của BC)
=> Tam giác AMB = Tam giác DMC (c.g.c)
b)
=> ABM = DCM (2 góc tương ứng)
mà 2 góc này ở vị trí so le trong
=> AB // DC
c)
Xét tam giác IMA vuông tại I và tam giác KMD vuông tại K có:
IMA = KMD (2 góc đối đỉnh)
MA = MD (gt)
=> Tam giác IMA = Tam giác KMD (cạnh huyền - góc nhọn)
=> IM = KM (2 cạnh tương ứng)
Tính tổng các chữ số của A biết \(\sqrt{A}=99....96\) ( 100 chữ số 9 )
Được cập nhật 3 tháng 12 lúc 19:51 1 câu trả lời

Tham khảo nè: Câu hỏi của Trai Vô Đối - Toán lớp 9 | Học trực tuyến
Giải hệ phương trình:
\(\left\{{}\begin{matrix}\sqrt{x^2+y^2}+2\sqrt{xy}=8\sqrt{2}\\\sqrt{x}+\sqrt{y}=4\end{matrix}\right.\)
Được cập nhật 3 tháng 12 lúc 13:17 1 câu trả lời

Lời giải:
HPT \(\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}
\sqrt{x^2+y^2}+2\sqrt{xy}=8\sqrt{2}\\
x+y+2\sqrt{xy}=16(1)\end{matrix}\right.\)
\(\Rightarrow x+y-\sqrt{x^2+y^2}=16-8\sqrt{2}\)
\(\Leftrightarrow x+y=16-8\sqrt{2}+\sqrt{x^2+y^2}\)
Mà: \(\sqrt{x^2+y^2}=\sqrt{\frac{(x^2+y^2)(1+1)}{2}}\geq \sqrt{\frac{(x+y)^2}{2}}=\frac{x+y}{\sqrt{2}}\) theo BĐT Bunhiacopxky
\(\Rightarrow x+y\geq 16-8\sqrt{2}+\frac{x+y}{\sqrt{2}}\)
\(\Rightarrow x+y\geq 16\)
Mà từ $(1)\Rightarrow x+y=16-2\sqrt{xy}\leq 16$
Dấu "=" xảy ra khi $2\sqrt{xy}=0\Rightarrow x=0$ hoặc $y=0$
Thay vào hệ ban đầu thấy không thỏa mãn
Vậy không tồn tại $x,y$ thỏa mãn hệ phương trình
Cho \(a,b,c,d\in R^+\) thỏa mãn \(abc+bcd+cda+dab=1\).
Tìm min \(P=4\cdot\left(a^3+b^3+c^3\right)+9d^3\)
2 câu trả lời

s ko tag t :vvvv
Do vai trò của a, b, c như nhau nên ta dự đoán dấu đẳng thức xảy ra tại a = b = c = kd, với k là số dương
Khi đó áp dụng BĐT Cauchy cho 3 số dương ta đc
\(\frac{1}{k^2}\left(a^3+b^3+c^2\right)\ge\frac{3abc}{k^2}\\ \frac{a^3}{k^3}+\frac{b^3}{k^3}+d^3\ge\frac{2abd}{k^2}\\ \frac{b^3}{k^3}+\frac{b^3}{k^3}+d^3\ge\frac{3abcd}{k^2}\\ \frac{c^3}{k^3}+\frac{a^3}{k^3}\ge\frac{3cad}{k^2}\)
Cộng hai vế các BĐT trên ta đc:
\(\left(\frac{1}{k^2}+\frac{2}{k^3}\right)\left(a^3+b^3+c^2\right)+3d^3\ge\frac{3\left(abc+abd+bcd+cad\right)}{k^2}=\frac{3}{k^2}\)
Hay \(\left(\frac{3}{k^2}+\frac{6}{k^3}\right)\left(a^3+b^3+c^2\right)+9d^3\ge\frac{9}{k^2}\)
Ta cần tìm k để \(\frac{3}{k^2}+\frac{6}{k^3}=4\Leftrightarrow4k^3-3k-6=0\) và ta chọn k là số dương
Đặt \(k=\frac{1}{2}\left(x+\frac{1}{x}\right)^2\) thay vào phương trình trên và biến đổi ta thu đc
\(x^6-12x^3+1=0\)
Giải phương trình này ta đc \(x=\sqrt[3]{6\pm\sqrt{35}}\), để ý là \(\left(6+\sqrt{35}\right)\left(6-\sqrt{35}\right)=1\)
nên ta tính đc \(k=\frac{\sqrt[3]{6-\sqrt{35}}+\sqrt[3]{6+\sqrt{35}}}{2}\)
Do đó ta tính đc min của P là \(\frac{36}{\left(\sqrt[3]{6-\sqrt{35}}+\sqrt[3]{6+\sqrt{35}}\right)^2}\)
Đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi a = b = c = \(\frac{\sqrt[3]{6-\sqrt{35}}+\sqrt[3]{6+\sqrt{35}}}{2}.d>0\)
Giải hpt :
1. \(\left\{{}\begin{matrix}x^2+xy\left(2y-1\right)=2y^3-2y^2-x\\6\sqrt{x-1}+y+7=4x\left(y-1\right)\end{matrix}\right.\)
2. \(\left\{{}\begin{matrix}x\sqrt{x^2+y}+y=\sqrt{x^4+x^2}+x\\x+\sqrt{y}+\sqrt{x-1}+\sqrt{y\left(x-1\right)}=\frac{9}{2}\end{matrix}\right.\)
2 câu trả lời


Câu 2:
Nếu như bạn nói những bài toán này được giải theo kiểu đưa về phân tích thành nhân tử thì đề bài của bạn có lẽ sai vì không pt nào trong câu này đưa được về dạng tích. Mình thấy PT(1) có lẽ cần sửa lại thành:
\(x\sqrt{x^2+y}+y=\sqrt{x^4+x^3}+x\)
ĐKXĐ: $x\geq 1; y\geq 0$
Với $x\geq 1; y\geq 0$. Xét PT(1):
\(\Leftrightarrow (x\sqrt{x^2+1}-\sqrt{x^4+x^3})+(y-x)=0\)
\(\Leftrightarrow \frac{x^2(x^2+y)-(x^4+x^3)}{x\sqrt{x^2+y}+\sqrt{x^4+x^3}}+(y-x)=0\)
\(\Leftrightarrow \frac{x^2(y-x)}{x\sqrt{x^2+y}+\sqrt{x^4+x^3}}+(y-x)=0\)
\(\Leftrightarrow (y-x)\left[\frac{x^2}{x\sqrt{x^2+y}+\sqrt{x^4+x^3}}+1\right]=0\)
Dễ thấy biểu thức trong ngoặc vuông luôn dương với mọi $x\geq 1; y\geq 0$ nên $y-x=0\Rightarrow y=x$
Thay vào PT(2):
$x+\sqrt{x}+\sqrt{x-1}+\sqrt{x(x-1)}=\frac{9}{2}$
\(\Leftrightarrow 2x+2\sqrt{x}+2\sqrt{x-1}+2\sqrt{x(x-1)}-9=0\)
\(\Leftrightarrow (\sqrt{x}+\sqrt{x-1})^2+2(\sqrt{x}+\sqrt{x-1})-8=0\)
\(\Leftrightarrow (\sqrt{x}+\sqrt{x-1}-2)(\sqrt{x}+\sqrt{x-1}+4)=0\)
Dễ thấy \(\sqrt{x}+\sqrt{x-1}+4>0\) nên $\sqrt{x}+\sqrt{x-1}=2$
$\Rightarrow 2x-1+2\sqrt{x(x-1)}=4$
$\Leftrightarrow 5-2x=2\sqrt{x(x-1)}$
Tiếp tục bình phương kết hợp với điều kiện $x\leq \frac{5}{2}$ ta tìm được $x=\frac{25}{16}$
Vậy $x=y=\frac{25}{16}$

Câu 1: ĐK: $x\geq 1$
Xét PT(1):
\(x^2+xy(2y-1)=2y^3-2y^2-x\)
\(\Leftrightarrow x^2-xy+x+(2xy^2-2y^3+2y^2)=0\)
\(\Leftrightarrow x(x-y+1)+2y^2(x-y+1)=0\)
\(\Leftrightarrow (x-y+1)(x+2y^2)=0\)
\(\Rightarrow \left[\begin{matrix} y=x+1\\ 2y^2=-x\end{matrix}\right.\)
Nếu $y=x+1$, thay vào PT(2):
$\Rightarrow 6\sqrt{x-1}+x+8=4x^2$
$\Leftrightarrow 4(x^2-4)-6(\sqrt{x-1}-1)-(x-2)=0$
\(\Leftrightarrow 4(x-2)(x+2)-6.\frac{x-2}{\sqrt{x-1}+1}-(x-2)=0\)
\(\Leftrightarrow (x-2)\left[4(x+2)-\frac{6}{\sqrt{x-1}+1}-1\right]=0\)
Với mọi $x\geq 1$ dễ thấy:
$4(x+2)\geq 12$
\(\frac{6}{\sqrt{x-1}+1}+1\leq 6+1=7\)
Suy ra biểu thức trong ngoặc vuông lớn hơn $0$
$\Rightarrow x-2=0\Rightarrow x=2$ (thỏa mãn)
$\Rightarrow y=x+1=3$
Nếu $2y^2=-x\Rightarrow -x\geq 0\Rightarrow x\leq 0$ (vô lý do $x\geq 1$)
Vậy $(x,y)=(2,3)$
Giải phương trình: \(\sqrt{x^2+16}-\sqrt{x^2+7}=3x-8\).
Được cập nhật 1 tháng 12 lúc 21:43 1 câu trả lời

Lời giải:
Vì \(3x-8=\sqrt{x^2+16}-\sqrt{x^2+7}>0\Rightarrow x>\frac{8}{3}\Rightarrow 3x-4>0\)
PT \(\Leftrightarrow 3x-8+\sqrt{x^2+7}-\sqrt{x^2+16}=0\)
\(\Leftrightarrow [(3x-4)-\sqrt{x^2+16}]+(\sqrt{x^2+7}-4)=0\)
\(\Leftrightarrow \frac{(3x-4)^2-(x^2+16)}{3x-4+\sqrt{x^2+16}}+\frac{x^2+7-16}{\sqrt{x^2+7}+4}=0\) (liên hợp)
\(\Leftrightarrow \frac{8x^2-24x}{3x-4+\sqrt{x^2+16}}+\frac{x^2-9}{\sqrt{x^2+7}+4}=0\)
\(\Leftrightarrow (x-3)\left(\frac{8x}{3x-4+\sqrt{x^2+16}}+\frac{x+3}{\sqrt{x^2+7}+4}\right)=0\)
Với mọi \(x>\frac{8}{3}\) ta dễ thấy \(\frac{8x}{3x-4+\sqrt{x^2+16}}+\frac{x+3}{\sqrt{x^2+7}+4}>0\)
Do đó $x-3=0$ hay $x=3$ là nghiệm duy nhất của pt.


\(\left|2x-1\right|+\left|2x+1\right|=m\) (1)
Xét 3 trường hợp: \(x< -\frac{1}{2}\), \(-\frac{1}{2}\le x< \frac{1}{2}\) và \(x\ge\frac{1}{2}\).
Trường hợp 1: \(x< -\frac{1}{2}\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}\left|2x-1\right|=1-2x\\\left|2x+1\right|=-1-2x\end{matrix}\right.\)
Phương trình (1) tương đương
\(1-2x-1-2x-m=0\)
\(\Leftrightarrow-4x=m\)
Phương trình trên có nghiệm x duy nhất thỏa mãn điều kiện \(\Leftrightarrow m>2\). (2)
Trường hợp 2: \(-\frac{1}{2}\le x< \frac{1}{2}\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}\left|2x-1\right|=1-2x\\\left|2x+1\right|=2x+1\end{matrix}\right.\)
Phương trình (1) tương đương:
\(1-2x+1+2x-m=0\)
\(\Leftrightarrow-m=-2\)
Phương trình trên có vô số nghiệm khi và chỉ khi m = 2 (3).
Trường hợp 3: \(x\ge\frac{1}{2}\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}\left|2x-1\right|=2x-1\\\left|2x+1\right|=2x+1\end{matrix}\right.\).
Phương trình (1) tương đương:
\(2x-1+2x+1-m=0\)
\(\Leftrightarrow4x=m\)
Phương trình có nghiệm duy nhất \(\Leftrightarrow m>2\) (4)
Như vậy, kết hợp (2), (3) và (4) ta thấy:
- Với m = 2 thì phương trình có vô số nghiệm.
- Với m > 2 thì phương trình có 2 nghiệm phân biệt.
- Với m < 2 thì phương trình vô nghiệm.
Vậy không có m thỏa mãn phương trình (1) có nghiệm duy nhất.
Cho x,y,z là các số dương. Chứng minh rằng:
\(\frac{2\sqrt{x}}{x^3+y^2}+\frac{2\sqrt{y}}{y^3+z^2}+\frac{2\sqrt{z}}{z^3+z^2}\le\frac{1}{x^2}+\frac{1}{y^2}+\frac{1}{z^2}\)
2 câu trả lời

áp dụng bđt cosi có:
\(\left\{{}\begin{matrix}x^3+y^2\ge2xy\sqrt{x}\\y^3+z^2\ge2yz\sqrt{y}\\z^3+x^2\ge2zx\sqrt{z}\end{matrix}\right.\)
\(\Rightarrow VT\le\frac{2\sqrt{x}}{2xy\sqrt{x}}+\frac{2\sqrt{y}}{2yz\sqrt{y}}+\frac{2\sqrt{z}}{2zx\sqrt{z}}=\frac{1}{xy}+\frac{1}{yz}+\frac{1}{zx}\)
Ta cần cm: \(\frac{1}{xy}+\frac{1}{yz}+\frac{1}{zx}\le\frac{1}{x^2}+\frac{1}{y^2}+\frac{1}{z^2}\)
\(\Rightarrow xy+yz+zx\ge x^2+y^2+z^2\)
\(\Leftrightarrow\left(x-y\right)^2+\left(y-z\right)^2+\left(z-x\right)^2\le0\)(sai)
=> đề sai
Tìm số tự nhiên nhỏ nhất a để khi ghép nó vào bên phải số 2019 thì được một số tự nhiên chia hết cho 2018
1 câu trả lời

Lời giải:
Giả sử số $a$ có $n$ chữ số. Đặt $a=\overline{a_1a_2..a_n}$
Theo bài ra ta có:
$\overline{2019a_1a_2..a_n}\vdots 2018$
$\Leftrightarrow 2019.10^n+\overline{a_1a_2...a_n}\vdots 2018$
$\Leftrightarrow 10^n+\overline{a_1a_2..a_n}\vdots 2018$
Vì $10^n+\overline{a_1a_2..a_n}$ luôn dương nên để nó chia hết cho $2018$ thì $10^n+\overline{a_1a_2..a_n}\geq 2018$
$\Rightarrow n\geq 4$
Để tìm $a$ min ta chọn $n$ min bằng $4$
Khi đó $10^4+\overline{a_1a_2a_3a_4}\vdots 2018$
$\Leftrightarrow 1928+\overline{a_1a_2a_3a_4}\vdots 2018$
Do đó $\overline{a_1a_2a_3a_4}=2018k-1928$ với $k\in\mathbb{N}$
Để $a=\overline{a_1a_2a_3a_4}$ min thì $k$ min
$2018k-1928=\overline{a_1a_2a_3a_4}\geq 1000$
$\Rightarrow k\geq 1,45....\Rightarrow k\geq 2$ do $k\in\mathbb{N}$
Vậy $k_{\min}=2$
$\Rightarrow a_{\min}=2018k_{\min}-1928=2018.2-1928=2108$
Vậy.........
Giải phương trình
\(\frac{1}{5x^2-x+3}+\frac{1}{5x^2+x+7}+\frac{1}{5x^2+3x+13}+\frac{1}{5x^2+5x+21}=\frac{4}{x^2+6x+5}\) với x>0
@@@ Giúp em với @@@
--- Em đag cần ạ ---
4 câu trả lời

Lời giải:
Áp dụng BĐT AM-GM ta có:
\(4x^2+1\geq 4x\)
\(\Rightarrow \left\{\begin{matrix} 5x^2-x+3\geq x^2+3x+2\\ 5x^2+x+\geq x^2+5x+6\\ 5x^2+3x+13\geq x^2+7x+12\\ 5x^2+5x+21\geq x^2+9x+20\end{matrix}\right.\)
\(\text{VT}\leq \frac{1}{x^2+3x+2}+\frac{1}{x^2+5x+6}+\frac{1}{x^2+7x+12}+\frac{1}{x^2+9x+20}\)
\(\Leftrightarrow \text{VT}\leq \frac{1}{(x+1)(x+2)}+\frac{1}{(x+2)(x+3)}+\frac{1}{(x+3)(x+4)}+\frac{1}{(x+4)(x+5)}\)
\(\Leftrightarrow \text{VT}\leq \frac{(x+2)-(x+1)}{(x+1)(x+2)}+\frac{(x+3)-(x+2)}{(x+2)(x+3)}+\frac{(x+4)-(x+3)}{(x+3)(x+4)}+\frac{(x+5)-(x+4)}{(x+4)(x+5)}\)
\(\Leftrightarrow \text{VT}\leq \frac{1}{x+1}-\frac{1}{x+5}\)
\(\Leftrightarrow \text{VT}\leq \frac{4}{x^2+6x+5}\)
Dấu "=" xảy ra khi $4x^2=1, x>0$ hay $x=\frac{1}{2}$
Vậy $x=\frac{1}{2}$ là nghiệm của PT.
GỌI A, B, C LÀ ĐỘ DÀI 3 CẠNH CỦA 1 TAM GIÁC. CM: \(\frac{1}{A+B-C}+\frac{1}{B+C-A}+\frac{1}{C+A-B}\ge\frac{1}{A}+\frac{1}{B}+\frac{1}{C}\)


Áp dụng BĐT \(\dfrac{1}{a}+\dfrac{1}{b}\ge\dfrac{4}{a+b}\Leftrightarrow\left(a-b\right)^2\ge0\) ta có:
\(\dfrac{1}{A+B-C}+\dfrac{1}{B+C-A}\ge\dfrac{4}{A+B-C+B+C-A}=\dfrac{4}{2B}=\dfrac{2}{B}\)
\(\dfrac{1}{B+C-A}+\dfrac{1}{C+A-B}\ge\dfrac{4}{B+C-A+C+A-B}=\dfrac{4}{2C}=\dfrac{2}{C}\)
\(\dfrac{1}{C+A-B}+\dfrac{1}{A+B-C}\ge\dfrac{4}{C+A-B+A+B-C}=\dfrac{4}{2A}=\dfrac{2}{A}\)
Cộng theo vế 3 BĐT trên ta có:
\(2VT\ge\dfrac{2}{A}+\dfrac{2}{B}+\dfrac{2}{C}=2\left(\dfrac{1}{A}+\dfrac{1}{B}+\dfrac{1}{C}\right)=2VP\Leftrightarrow VT\ge VP\)
Đáp án là C, nhưng tính thế nào? help me, please!!
Cho biết tập hợp các giá trị của tham số m để phương trình \(2\left(x^2+\frac{1}{x^2}\right)-3\left(x+\frac{1}{x}\right)-5m+1=0\) có nghiệm là S = [ -a/b ; +vc), với a,b là các số nguyên dương và a/b là phân số tối giản. Tính T=a.b.
A. T= -5
B. T= -55
C. T= 5
D. T=55
Thanks a lot.
Được cập nhật 30 tháng 11 lúc 11:11 1 câu trả lời

Lời giải:
Ta có:
\(2\left(x^2+\frac{1}{x^2}\right)-3\left(x+\frac{1}{x}\right)-5m+1=0\)
\(\Leftrightarrow 2\left(x+\frac{1}{x}\right)^2-3\left(x+\frac{1}{x}\right)-5m-3=0\)
Đặt \(x+\frac{1}{x}=t(*)\) thì: \(2t^2-3t-5m-3=0(**)\)
Để PT ban đầu có nghiệm thì PT $(**)$ phải có nghiệm t và PT $(*)$ phải có nghiệm $x$
Viết lại PT $(*)$: \(\Leftrightarrow x^2-xt+1=0\)
Để PT $(*)$ có nghiệm $t$ thì:
\(\Delta=t^2-4\geq 0\Leftrightarrow t^2\geq 4\Leftrightarrow t\in (-\infty;-2]\cup [2;+\infty)\)
Viết lại PT $(**)$: \(\Leftrightarrow m=\frac{2t^2-3t-3}{5}=f(t)\)
Để $(**)$ có nghiệm thì \(\min f(t) \leq m\leq \max f(t)\)
Với \(t\in (-\infty;-2]\cup [2;+\infty)\) thì:
\(f(t)\to +\infty\)
\(f(t)_{\min}=f(2)=\frac{-1}{5}\) (thông qua BBT)
Do đó \(m\in [\frac{-1}{5}; +\infty)\Rightarrow a=1; b=5\)
\(\Rightarrow T=ab=5\)
Đáp án C.
...
Dưới đây là những câu hỏi có bài toán hay do Hoc24 lựa chọn.
Building.
Bảng xếp hạng môn Toán
Akai Haruma1848GP
Nguyễn Huy Tú1835GP
Nguyễn Huy Thắng1683GP
Nguyễn Thanh Hằng1090GP
Ribi Nkok Ngok1032GP
Mysterious Person907GP
soyeon_Tiểubàng giải903GP
Võ Đông Anh Tuấn806GP
Phương An797GP
Trần Việt Linh767GP
Lời giải:
Gọi \(D=(a,b,c)\). Tính toán: \(\left\{\begin{matrix} \overrightarrow{AB}=(2,2,1)\\ \overrightarrow{BC}=(2,-7,1)\\ \overrightarrow{AC}=(4,-5,2)\end{matrix}\right.\)
Thấy \(\overrightarrow{AB}.\overrightarrow{AC}=0\Rightarrow\overrightarrow{AB}\perp \overrightarrow{AC}\) nên \(A,B,C,D\) là bốn đỉnh của hình chữ nhật $ABDC$
Ta có \(\overrightarrow{AC}+\overrightarrow{AB}=\overrightarrow{AD}\Leftrightarrow (4,-5,2)+(2,2,1)=(a-2,b-1,c+3)\)
\(\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} a-2=6\\ b-1=-3\\ c+3=3\end{matrix}\right.\Rightarrow \left\{\begin{matrix} a=8\\ b=-2\\ c=0\end{matrix}\right.\)