Sinh học

HanDayy
Xem chi tiết
Trịnh Long
17 tháng 3 2021 lúc 6:15

* Môi trường sống :

 

- Rêu : môi trường ẩm ướt, chân tường, trên đá, ...

 

- Dương xỉ : đất ẩm ướt, dưới bóng râm

 

* Cơ quan sinh dưỡng :

 

- Rêu : Rễ giả; thân nhỏ, không phân nhánh; lá nhỏ mỏng; chưa có mạch dẫn.

 

- Dương xỉ : lá già có cuốn dài, lá non đầu cuộn tròn; thân rễ nằm ngang, hình trụ, rễ thật, có mạch dẫn.

Bình luận (0)
Mai Hiền
17 tháng 3 2021 lúc 16:18

 

Tảo

Rêu

Dương xỉ

Nơi sống

Các mương rãnh, ruộng lúa nước, chỗ nước đọng và nông.

Thường sống ở những nơi ẩm ướt quanh nhà, lớp học, nơi chân tường hay bờ tường, trên đất hay trên các thân to, ... 

Chỗ đất ẩm, ven đường đi, bờ ruộng, khe tường, dưới tán cây trong rừng, …

Cấu tạo

+ Gồm nhiều tế bào nối tiếp nhau tạo thành sợi.

+ Mỗi tế bào gồm có vách tế bào, thể màu và nhân.

 

+ Lá nhỏ, mỏng, chưa có mạch dẫn.

+ Thân ngắn, không phân nhánh, chưa có mạch dẫn.

+ Rễ giả, chưa có rễ chính thức có chức năng hút nước.

+ Không có hoa.

 

+ Rễ: rễ chùm, gồm nhiều rễ con dài gần bằng nhau, thường mọc tủa ra từ gốc thân thành một chùm.

+ Thân: có màu nâu, có phủ những lông nhỏ.

+ Lá: ở mặt dưới là có những màu xanh đến màu nâu đậm. Lá non đầu là cuộn tròn lại.

 

 

Bình luận (0)
Dương Ánh Nguyệt
Xem chi tiết
ひまわり(In my personal...
16 tháng 3 2021 lúc 22:54

- Nhóm chim chạy:Đặc điểm cấu tạo : Cánh ngắn, yếu. Chân cao, to, khoẻ, có 2 hoặc 3 ngón.

- Nhóm chim bơi:Đặc điểm cấu tạo : Bộ xương cánh dài, khoẻ ; có lông nhỏ, ngắn và dày, không thấm nước. Chim có dáng đứng thẳng. Chân ngắn, 4 ngón, có màng bơi.

 

Bình luận (1)
🕹ĜŊĚヾ(⌐■_■)ノ♪🎮#TK
16 tháng 3 2021 lúc 22:55

Đúng hôm nay mới thi môn này xong .-.

 

a. Nhóm Chim chạy

- Đời sống: chim hoàn toàn không biết bay, thích nghi với tập tính chạy nhanh trên thảo nguyên và hoang mạch khô nóng.

- Đặc điểm cấu tạo: cánh ngắn, yếu, chân cao, to, khỏe, có 2 hoặc 3 ngón.

- Đa dạng: bộ Đà điểu gồm 7 loài, phân bố ở Châu Phi, Châu Mĩ và Châu Đại Dương.

- Đại diện: Đà điểu Phi, đà điều Mĩ và đà điểu Úc.

 

b. Nhóm Chim bơi

- Đời sống: chim hoàn toàn không biết bay, đi lại trên cạn vụng về, thích nghi cao với đời sống bơi lội trong biển.

- Đặc điểm cấu tạo:

+ Cánh dài, khỏe.

+ Có lông nhỏ, ngắn và dày, không thấm nước.

+ Chim có dáng đứng thẳng.

+ Chân ngắn, 4 ngón và có màng bơi.

- Đa dạng: bộ Chim cánh cụt gồm 17 loài sống ở bờ biển Nam Bán Cầu.

- Đại diện: chim cánh cụt.

Bình luận (0)
Nảo Nữ Thanh Thúy
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Anh
16 tháng 3 2021 lúc 22:54

Câu 1: Ưu thế lai là hiện tượng cơ thể lai F1 khoẻ hơn, sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh, chống chịu tốt, các tính trạng hình thái và năng suất cao hơn trung bình giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội hơn cả hai dạng bố mẹ.

Qua các thế hệ tự thụ phấn hoặc giao phối cậu huyết, tỉ lệ thể đồng hợp tăng dần, tỉ lệ thể dị hợp giảm dần.

Tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật gây ra hỉện tượng thoái hóa vì tạo ra các cặp gen lặn đồng hợp gây hại.

Giao phối gần (giao phối cận huyết) là giao phối giữa con cái sinh ra từ một cặp bố mẹ hoặc giữa bố mẹ và con cái.

Giao phối gần thường gây ra hiện tượng thoái hóa ở các thế hệ sau như: cá thể sinh trưởng, phát triển yếu, khả năng sinh sản giảm, quái thai, dị tật bẩm sinh, chết non.

 

Câu 2: 

Giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tổ sinh thái nhất định gọi là giới hạn sinh thái.

Cá rô phi:

–    Điểm gây chết dưới có nhiệt độ là 5°C.

–    Điểm gây chết trên có nhiệt độ là 42°C.

–    Điểm cực thuận có nhiệt độ là 30°C.

–     Giới hạn chịu đựng ở khoảng nhiệt độ từ điểm gây chết dưới đến điểm gây chết trên (từ 5°C đến 42°C).

 

 

Bình luận (0)
Nguyễn Minh Anh
16 tháng 3 2021 lúc 22:57

Câu 3:

- Thích nghi với điều kiện chiếu sáng khác nhau và nhu cầu ánh sáng khác nhau đối với đời sống, thực vật được chia thành 3 nhóm chính:

+ Nhóm cây ưa sáng (nhiều loài cỏ, cây tếch, phi lao, bồ đề…) mọc ở nơi trống trải, có lá dày, màu xanh nhạt. Trên tầng ưa sáng của rừng ẩm thường xanh ở nhiệt đới còn có tầng cây vượt tán với những thân cây cao 40-50m hay cao hơn nữa.

+ Nhóm cây ưa bóng: tiếp nhận ánh sáng khuếch tán, thường sống dưới tán cây khác (phong lan, vạn niên thanh, gừng, riềng…) có lá mỏng, màu xanh đậm.

+ Giữa 2 nhóm cây sáng và ưa bóng là nhóm cây chịu bóng, gồm những loài phát triển được cả nơi giàu ánh sáng và nơi ít ánh sáng, tạo nên những tấm thảm xanh ở đáy rừng.

- Liên quan tới điều kiện chiếu sáng, động vật được chia thành 2 nhóm chính:

+ Những loài ưa hoạt động ban ngày (ong, thằn lằn, nhiều loài chim, thú…) với thị giác phát triển và thân có màu sắc nhiều khi rất sặc sỡ giúp nhận biết đồng loại, ngụy trang hay để dọa nạt… Ong sử dụng vị trí của mặt trời để đánh dấu và định hướng nguồn thức ăn, chim sử dụng mặt trời để định hướng khi di cư.

+ Những loài ưa hoạt động ban đêm hoặc sống trong hang: bướm đêm, cú, cá hang… thân màu sẫm. Mắt có thể rất tinh (cú, chim lợn) hoặc nhỏ lại (lươn) hoặc tiêu giảm, thay vào đó là sự phát triển của xúc giác và cơ quan phát sáng (cá biển ở sâu). Nhiều loài lại ưa hoạt động vào chiều tối (muỗi, dơi) hay sáng sớm (nhiều loài chim).

 

Câu 4:

Người ta chia sinh vật thành 2 nhóm:

+ Sinh vật biến nhiệt: có nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. Nhóm này gồm: vi sinh vật, nấm, thực vật, động vật không xương sống, cá, ếch nhái, bò sát.

+ Sinh vật hằng nhiệt: có nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường. Gồm: các động vật có tổ chức cao như: chim, thú và con người

 

Câu 5:

* Hậu quả của tăng dân số quá nhanh:

     Tăng dân số quá nhanh và phân bố dân cư không hợp lí là nguyên nhân chủ yếu làm cho chất lượng môi trường giảm sút (ô nhiễm môi trường nước, đất, không khí…), từ đó ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của mỗi con người (thiếu nơi ở, dịch vụ y tế, giáo dục còn thiếu cơ sở vật chất,…)

* Những việc cần làm để khắc phục hậu quả của việc phát triển dân số không hợp lí:

     - Thực hiện tuyên truyền, chính xác xã hội, kế hoạch hoá gia đình.

     - Điều chỉnh cơ cấu dân số.

     - Thực hiện phân bố dân cư hợp lí giữa các khu vực, vùng địa lí kinh tế và các đơn vị hành chính.

     - Thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng dân số như tăng cường chăm sóc sức khoẻ nhân dân, đẩy mạnh phong trào rèn luyện thân thể, nâng cao trình độ giáo dục và phát triển trí tuệ...

  
Bình luận (0)
Nguyễn Minh Anh
16 tháng 3 2021 lúc 23:03

Câu 6:

Chuỗi thức ăn (quan hệ thức ăn) (xích thức ăn) là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau, loài đứng trước là thức ăn của loài đứng sau. Mỗi loài được coi là một mắt xích trong chuỗi thức ăn, vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía trước nhưng cũng bị sinh vật mắt xích phía sau tiêu thụ. Các chuỗi thức ăn dày đặc tạo nên các mạng lưới thức ăn.

Một lưới thức ăn hoàn chỉnh bao gồm 3 thành phần: sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải.

 

Câu 7:

Hệ sinh thái là một hệ thống mở hoàn chỉnh gồm các thành phần sống (quần xã) và các thành phần không sống sót như không khí, nước và đất khoáng (gọi chung là sinh cảnh).

Một hệ sinh thái hoàn chỉnh gồm 2 phần:

- Thành phần hữu sinh (quần xã): các sinh vật bao gồm:

+ Sinh vật sản xuất: là sinh vật có khả năng tự tổng hợp tạo nên nguồn thức ăn nuôi sống cơ thể và sinh vật khác (thực vật)

+ Sinh vật tiêu thụ: gồm động vật ăn thực vật và động vật ăn động vật.

+ Sinh vật phân giải: những sinh vật sống dựa vào sự phân giải của các hữu cơ có sẵn thành các chất vô cơ để trả lại môi trường (nấm, vi khuẩn, ...)

- Thành phần vô sinh: sinh cảnh bao quanh sinh vật trong quần xã bao gồm:

+ Các chất vô cơ: nước, không khí, ...

+ Các chất hữu cơ: protein, lipit

+ Các yếu tố: khí hậu, ánh sáng, nhiệt độ, ...

Bình luận (0)
Hà Minh Thư
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Diệu Ly
16 tháng 3 2021 lúc 22:31

  SINH DƯỠNG                                 SINH SẢN

TẢO                 Chưa có rễ, thân, lá              sinh sản bằng cách 

                        có chất diệp lục                           đứt đoạn

RÊU                 rễ giả,thân và lá                        sinh sản bằng bào tử

                       chưa có mạch dẫn               cơ quan sinh sản:túi bào tử

QUYẾT             rễ thật, thân và lá có                   sinh sản bằng bào tử

                            mạch dẫn                      cơ quan sinh sản: túi bào tử

HẠT TRẦN           rễ thật, thân gỗ,                   cơ quan sinh sản:nón,

                               lá kim                                 hạt nằm trên lá noãn hở

Bình luận (0)
Lan Bui
Xem chi tiết
Mai Hiền
17 tháng 3 2021 lúc 16:49

Cây thích nghi với hoang mạc có đặc điểm thích nghi:

+ Thân mọng nước: thân mọng nước, dự trữ nước: cây xương rồng, cành giao, sen đá, thanh long, nha đam

+ Lá biến thành gai như lá cây xương rồng, do sống ở những nơi khô cằn thiếu nước, lá biến thành gai để giảm sự thoát hơi nước của cây thì mới tồn tại được.

Cây sống ở dưới nước, cửa sông, cửa biển có đặc điểm thích nghi:

+ Sống trong điều kiện thiếu không khí, rễ mọc ngược lên mặt đất 

Bình luận (0)
Quân Nguyễn
Xem chi tiết
★゚°☆ Trung_Phan☆° ゚★
16 tháng 3 2021 lúc 21:59

Khoảng 8 tháng tuổi thì kanguru con có thể sống ngoài túi của kanguru mẹ

Bình luận (0)
Alo Alo
16 tháng 3 2021 lúc 21:59

Tầm 8 tháng tuổi bạn

 

Bình luận (0)
ღ๖ۣۜBĭη➻²ƙ⁸ღ
17 tháng 3 2021 lúc 5:55

8 tháng tuổi nhé.

 

Bình luận (0)
Lan Bui
Xem chi tiết
Trần Mạnh
16 tháng 3 2021 lúc 21:40

Để hạt nảy mầm cần có những yếu tố bên ngoài như: đủ nước, đủ không khí, nhiệt độ thích hợp. Ngoài ra hạt phải già, còn nguyên vẹn và không bị sâu bệnh.

Những điều kiện ảnh hưởng đến sự phát triển của hạt:

- Nước

- Không khí

- Nhiệt độ 

Bình luận (0)
꧁༺β£ɑℭƙ £❍ζʊꜱ༻꧂
16 tháng 3 2021 lúc 21:40

- Để hạt nảy mầm cần có những yếu tố bên ngoài như: đủ nước, đủ không khí, nhiệt độ thích hợp. Ngoài ra hạt phải già, còn nguyên vẹn và không bị sâu bệnh.

Bình luận (0)
Lan Bui
16 tháng 3 2021 lúc 21:44

cảm ơn ạ

Bình luận (0)
Nguyễn Quốc Toản
Xem chi tiết
Quang Nhân
16 tháng 3 2021 lúc 21:37

- Dây thần kinh tủy là dây pha vì dây thần kinh tủy bao gồm các bó sợi cảm giác và bó sợi vận động được liên hệ với tủy sống qua rễ trước và rễ sau.

+ Rễ sau dẫn xung thần kinh cảm giác.

+ Rễ trước dẫn xung thần kinh vận động.

Bình luận (0)
nguyễn thị bích loan
17 tháng 3 2021 lúc 16:59

Dây thần kinh tủy là dây pha vì dây thần kinh tủy bao gồm các bó sợi cảm giác và bó sợi vận động được liên hệ với tủy sống qua rễ trước và rễ sau. + Rễ sau dẫn xung thần kinh cảm giác. + Rễ trước dẫn xung thần kinh vận động.

Bình luận (0)
Nguyễn Trọng Nhân
Xem chi tiết
Trịnh Long
16 tháng 3 2021 lúc 21:31

.

undefined

Bình luận (1)
Hướng dương
16 tháng 3 2021 lúc 22:00

người 2n = 8 à bạn :D , đề có vẻ không khoa học lắm

Bình luận (2)
Mai Hiền
17 tháng 3 2021 lúc 16:56

a.

Số TB con được tạo thành: 25 = 32 TB

Số NST môi trường cung cấp = 8 . (25 - 1) = 248 NST

b.

 

Kì đầu

Số crômatit

4n = 32 . 16 = 512

Số tâm động

2n = 32 . 8 = 256

 

Bình luận (0)
Nguyễn Trọng Nhân
Xem chi tiết
ひまわり(In my personal...
16 tháng 3 2021 lúc 21:56
       Kỳ trung gian  Kỳ đầu  Kỳ Giữa   Kỳ sau  Kỳ cuối 
Số NST đơn 02.2n =48 NST2n = 24 NST 
 Số NST kép2n = 24 NST2n = 24 NST2n = 24 NST00
  Crometit2.2n =48 Crometit2.2n =48 Crometit2.2n =48 Crometit00
  Tâm động 2n = 24 Tâm động 2n = 24Tâm động 2n = 24Tâm động2.2n =48 Tâm động2n = 24 Tâm động

 

Bình luận (0)