Sinh học

Nguyen Thi Thu
Hướng dẫn giải Thảo luận (3)

Chào bạn,

Ở sinh vật nhân thực, phân tử ADN ở trong nhân tế bào hay trong một số bào quan như ty thể, lục lạp đều có cấu tạo mạch kép (dsDNA-double stranded DNA), gồm 2 chuỗi pôlinuclêôtit. Cấu trúc phân tử ADN mạch kép theo mô hình chuỗi xoắn kép của Oat-sơn và Crick đã được mô tả trong Sách giáo khoa Sinh học 9.

Ở sinh vật nhân sơ, phân tử ADN có thể ở dạng mạch đơn (gồm một chuỗi pôlinuclêôtit - ssDNA - single stranded DNA) hoặc ở dạng mạch kép  tùy từng loại sinh vật. Ở hầu hết các loại vi khuẩn (bacteria), phân tử ADN ở vùng nhân hay ADN plasmid đều có cấu trúc mạch kép. Một số nhóm virus chứa phân tử ADN mạch đơn, ví dụ thể thực khuẩn (phage) \(\Phi\)X174 chứa 1 phân tử ADN mạch đơn dạng vòng.

Chúc bạn thành công!

Nguyễn Triệu Yến Nhi
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Điều em hỏi liên quan đến khả năng tái sinh của cơ thể sinh vật. 

Riêng tế bào thực vật có tính toàn năng cao, từ một tế bào, một mô thực vật có thể tái sinh thành một  cây  hoàn chỉnh.

Các động vật bậc thấp như giun đất, khi cơ  thể bị cắt ra nhiều phần thì phần đầu có thể tái sinh thành một cơ thể hoàn chỉnh. Thằn lằn bị đứt đuôi có thể mọc lại đuôi mới, phần đuôi rụng đi sẽ chết.

Con người là sinh vật tiến hóa bậc cao, các bộ phận của cơ thể con người đã được biệt hóa để thực hiện các chức năng có tính chuyên hóa cao. Trong cơ thể người có những tế bào có tiềm năng cao, còn gọi là tế bào gốc. Em có thể google để tìm hiểu.

Khi con người bị đứt một số bộ phận như ngón tay, ngón chân nếu được bảo quan đúng cách và trong thời gian ngắn các bác sỹ có thể nối lại các bộ phận này trở lại cơ thể. 

le thi hong sim
Hướng dẫn giải Thảo luận (3)

Phương án đúng là A.

Đacuyn đã là người đầu tiên đưa  ra các thuật ngữ "chọn lọc tự nhiên', "chọn lọc nhân tạo", "đấu tranh sinh tồn" và giải thích "sự sống sót của những cá thể thích nghi nhất". Cống hiến có ý nghĩa cách mạng quan trọng của ông là phát hiện ra vai trò của Chọn lọc tự nhiên. 

Phạm Thị Mỹ Linh
Hướng dẫn giải Thảo luận (3)

Phương án C đúng vì: Alen trội được biểu hiện ra kiểu hình ở cả trạng thái đồng hợp và dị hợp nên nếu CLTN chống lại alen trội thì alen trội sẽ bị đào thải hết ra khỏi quần thể, tần số alen trội thay đổi nhanh, đột ngột. (Suy ra luôn phương án B sai).

Còn alen lặn chỉ biểu hiện ra kiểu hình khi ở trạng thái đồng hợp nên nếu CLTN chống lại alen lặn thì các cá thể có kiểu gen dị hợp vẫn tồn tại và do vậy alen lặn vẫn tồn tại trong quần thể, tức là tần số alen lặn sẽ thay đổi nhưng thay đổi từ từ.

Phương án A sai vì CLTN không tác động trực tiếp lên kiểu gen mà tác động trực tiếp lên kiểu hình từ đó gián tiếp tác động lên kiểu gen.

Lệ Mỹ
Hướng dẫn giải Thảo luận (3)

chị sẽ trả lời câu hỏi of e theo thứ tự từng mục nhé :)
1 Thủy tức , sứa , san hô
2 Trùng roi , trùng giày , trùng biến hình
3 Sán lá gan , sán bã trầu , sán dây
4 Giun đũa , giun kim , giun móc câu 
5 giun đất , đỉa , rươi
6 Trai sông , ốc , mực 
7 Tôm , nhện , mọt 

Đào Thị Hồng Ngọc
Hướng dẫn giải Thảo luận (3)

gianroi

hoi nhung cau ko lien quan

Phạm Quỳnh Anh
Hướng dẫn giải Thảo luận (3)

huhu, giúp e vs mn ơi, e đang cần gấp lắm

Nguyễn Thái Bình
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Cho cây hoa đỏ KKLLMM × cây hoa trắng kkllmm à F1 : KkLlMm. F1 KkLlMm × F1 KkLlMm à

3/4K-1/4kk; 3/4L-1/4ll; 3/4M-1/4mm

F2: cây hoa trắng : 1/4kk*1*1+3/4K-*1/4ll*1 = 7/16.

Trần Thị Hoa
Hướng dẫn giải Thảo luận (2)

P: Lá nguyên, hoa đỏ (A-B-)× lá nguyên, hoa trắng (A-bb)

F1: 4 loại kiểu hình =2*2. A-×A- à 2 kiểu hình. B-×bbà 2 kiểu hình

à Kiểu gen P: AaBb × Aabb. Kiểu hình F1: A-B-= (AB*1)+ (aB*Ab)=AB + (0,5-AB)*1/2=30% à AB=10%

Kiểu gen P: Ab/aB × Ab/ab.

F1: số cây lá nguyên, hoa trắng thuần chủng AAbb = Ab*Ab=40%*50%=20%.

Vũ lệ Quyên
Hướng dẫn giải Thảo luận (3)

lúa, ngô, khoai, hành, bí, mướp, ......................................( nhìu lém)