Ngữ văn

James Pham
Xem chi tiết
Nguyễn Thảo Vy
3 tháng 11 2021 lúc 8:02

Sống có tình có nghĩa

Bình luận (0)
Trần Ngọc Kỳ Anh
Xem chi tiết

Tham khảo ạ

Văn học dân gian đa dạng về thể loại, mỗi thể loại lại có những nét đặc trưng về nghệ thuật khác nhau nhưng vô cùng tiêu biểu, nổi bật.

- Thể loại sử thi: sử thi là thể loại văn học nổi bật của các dân tộc thiểu số với một kho tàng đồ sộ bao gồm hai thể loại chính là sử thi thần thoại và sử thi anh hùng. Thể loại sử thi nổi bật với ngôn ngữ trang trọng, giàu hình ảnh, giàu nhịp điệu với phép so sánh và phóng đại được sử dụng có hiệu quả cao. Những phép so sánh và phóng đại đó làm cho hình ảnh nhân vật trong sử thi trở nên mạnh mẽ, hùng vĩ, cao lớn tượng trưng cho sức mạnh con người, sức mạnh đoàn kết và niềm tin của nhân dân với cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.

- Thể loại truyền thuyết: thể loại này không chú trọng tính chính xác như các văn bản lịch sử mà phản ánh lịch sử một cách độc đáo. Những câu chuyện trong lịch sử dựng nước, giữ nước của ông cha ta được khúc xạ qua lời kể của nhiều thế hệ để rồi kết tinh thành những hình tượng nghệ thuật đặc sắc, nhuốm màu thần kì mà vẫn thấm đẫm cảm xúc đời thường. Chúng ta chỉ có thể hiểu đúng và sâu sắc nội dung cùng nghệ thuật của truyền thuyết khi xem xét tác phẩm trong mối quan hệ ảnh hưởng qua lại với môi trường lịch sử - văn hóa mà nó sinh thành, lưu truyền và biến đổi.

 

- Thể loại truyện cổ tích: truyện cổ tích bao gồm 3 thể loại nhưng nổi bật nhất chính là cổ tích thần kì. Đặc trưng về nghệ thuật cũng là đặc trưng của truyện cổ tích thần kì chính là sự tham gia của các yếu tố thần kì vào tiến trình phát triển của câu chuyện. Các biện pháp nghệ thuật góp phần đẩy câu chuyện và nhân vật từ yếu đuối, thụ động, bất hạnh đến mạnh mẽ đấu tranh để có cuộc sống hạnh phúc.

- Thể loại truyện cười: bao gồm truyện khôi hài và truyện trào phúng. Nghệ thuật của truyện cười được thể hiện ở những mâu thuẫn tự nhiên của nhân vật, lối chơi chữ độc đáo,…

- Thể loại ca dao: ca dao có những đặc điểm nghệ thuật riêng, khác với thơ của văn học viết. Lời ca dao thường ngắn, phần lớn đặt theo thể thơ lục bát, ngôn ngữ gần gũi với lời nói hằng ngày, giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ và đặc biệt là lối diễn đạt bằng một số công thức mang đậm sắc thái dân gian.

Mỗi thể loại văn học dân gian có một đặc trưng về nghệ khác nhau nhưng tất cả đều góp phần làm nên thành công cho thể loại này và giúp nó trở thành một phần quan trọng của nền văn hóa Việt Nam nói chung.

Bình luận (0)
Đặng Quang Đăng
Xem chi tiết
123123
Xem chi tiết
An Phú 8C Lưu
3 tháng 11 2021 lúc 8:03

bn tham khảo nhé:

Mỗi ngày, thế giới càng có nguy cơ diệt vong với số ca nhiễm và ca tử vong tăng khá cao. Chúng ta được biết rất nhiều tin tức về đại dịch Covid-19. Nó đã và đang đảo lộn thế giới, đảo lộn cuộc sống của chúng ta. Cho nên, tất cả mọi người dân, chính phủ, cả cộng đồng và xã hội đang chung tay vì một thế giới tươi đẹp. Thủ tướng Chính phủ đang thực hiện nhiều biện pháp phòng chống: '' Đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng '' để việc cách ly, khoanh vùng đối tượng nghi nhiễm, đang và sẽ nhiễm nhanh, gọn hơn. Nhưng không phải chỉ một cá nhân mà có thể chống lại được dịch bênh này mà phải nhờ sự đoàn kết của tất cả mọi người. Chúng ta phải thực hiện nghiêm túc các biện pháp của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, mỗi cá nhân phải tự ý thức được việc mình làm. Và cũng trong gia đoạn hiện nay, tinh thần yêu nước của nhân dân ta lại được thể hiện theo hướng rất tích cực. Nhân dân ta đã đưa ra phương châm yêu nước rằng: ''Ở nhà là yêu nước''. Thật phù hợp và thiết thực. Lòng yêu nước còn được biết đến với những hành động: quyên góc tiền của cho việc phòng chống, chia sẻ về tinh thần lẫn vật chất mà mình đang có cho những người chiến sĩ đang tham gia trên mặt trận đầy nguy hiểm. Đất nước chúng ta thật đẹp, thật cao cả, nước chúng ta còn xuất khẩu khẩu trang, đồ y tế cho nước ngoài. Những người dân nước ngoài cũng rất biết ơn chúng ta, luôn biết giúp đỡ, chia sẻ với nhau khi gặp khó khăn. Đó cũng chính là truyền thống quý báu đáng tự hào của nước Việt Nam ! Nói chung, mỗi công dân chính là một tấm gương tốt, mỗi việc làm phòng chống của chúng ta cũng chính là một việc làm tốt và vô cùng ý nghĩa. Mỗi ngày, thế giới càng có nguy cơ diệt vong với số ca nhiễm và ca tử vong tăng khá cao. Chúng ta được biết rất nhiều tin tức về đại dịch Covid-19. Nó đã và đang đảo lộn thế giới, đảo lộn cuộc sống của chúng ta. Cho nên, tất cả mọi người dân, chính phủ, cả cộng đồng và xã hội đang chung tay vì một thế giới tươi đẹp. Thủ tướng Chính phủ đang thực hiện nhiều biện pháp phòng chống: '' Đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng '' để việc cách ly, khoanh vùng đối tượng nghi nhiễm, đang và sẽ nhiễm nhanh, gọn hơn. Nhưng không phải chỉ một cá nhân mà có thể chống lại được dịch bênh này mà phải nhờ sự đoàn kết của tất cả mọi người. Chúng ta phải thực hiện nghiêm túc các biện pháp của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, mỗi cá nhân phải tự ý thức được việc mình làm. Và cũng trong gia đoạn hiện nay, tinh thần yêu nước của nhân dân ta lại được thể hiện theo hướng rất tích cực. Nhân dân ta đã đưa ra phương châm yêu nước rằng: ''Ở nhà là yêu nước''. Thật phù hợp và thiết thực. Lòng yêu nước còn được biết đến với những hành động: quyên góc tiền của cho việc phòng chống, chia sẻ về tinh thần lẫn vật chất mà mình đang có cho những người chiến sĩ đang tham gia trên mặt trận đầy nguy hiểm. Đất nước chúng ta thật đẹp, thật cao cả, nước chúng ta còn xuất khẩu khẩu trang, đồ y tế cho nước ngoài. Những người dân nước ngoài cũng rất biết ơn chúng ta, luôn biết giúp đỡ, chia sẻ với nhau khi gặp khó khăn. Đó cũng chính là truyền thống quý báu đáng tự hào của nước Việt Nam ! Nói chung, mỗi công dân chính là một tấm gương tốt, mỗi việc làm phòng chống của chúng ta cũng chính là một việc làm tốt và vô cùng ý nghĩa. 

Bình luận (0)
kUchan
Xem chi tiết
14 Minh Khoa
Xem chi tiết
nguyễn vince
Xem chi tiết
08 Nguyễn Thị Ngọc Hương...
Xem chi tiết
An Phú 8C Lưu
3 tháng 11 2021 lúc 7:52

bn tham khảo nhé:

Đọc Tức nước vỡ bờ, ta càng hiểu thêm được sự trân quý trong nét đẹp của một người phụ nữ chân quê hết mực yêu thương chồng con và tiềm tàng sức mạnh phản kháng. Vì thương chồng, chị đã phải cắn răng nhịn nhục bán đi đàn chó và đứa con thơ chỉ để nộp đủ những loại sưu thuế vô lý để cứu được anh Dậu trở về. Nhưng rồi “ con giun xéo lắm cũng quằn”, anh Dậu bị đánh đập tới còn nửa cái mạng mà vừa trở về đến nhà, chưa kịp húp bát cháo, lũ tay sai đã lăm le tới bắt trói anh. Trước sự hống hách, nghênh ngang, độc ác của chúng, lúc này đây, chị Dậu đã không nhịn được nữa, chị đã đứng lên chống lại cường quyền, đánh nhau với chúng để bảo vệ được anh Dậu. Hành động của chị tuy là bộc phát nhưng nó đại diện cho những hình ảnh người nông dân trong chế độ nửa phong kiến nửa thuộc địa xưa khi bị dồn đến đường cùng. Họ là những con người dũng cảm, sẵn sàng đứng lên, sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ những gì mà bản thân mình quý trọng nhất.

Bình luận (1)
Xem chi tiết