Ngữ văn

Xinh Xinh Như Ý
Xem chi tiết
ღ๖ۣۜBĭη➻²ƙ⁸ღ
4 tháng 11 2021 lúc 19:37

Ban tham khảo:   

   Người làm bạn với ông thường xuyên thì chỉ có con chó mà ông gọi nó bằng cái tên thân thiết là cậu Vàng. Ông cứ sống như thế và nuôi hi vọng con trai mình sẽ trở về. Thế rồi cuộc sống và những dồn ép của xã hôi không cho ông có được cậu vàng bên cạnh nữa. Ông quyết định bán nó đi, nhưng khi bán nó đi thì lương tâm ông day dứt và trong đầu ông luôn xuất hiện những hình ảnh của cậu Vàng. Trước khi có ý định bán cậu Vàng ông nhìn nó cũng đủ thấy nó sợ ông sẽ bán nó đi. Nó khôn lắm biết chủ không có gì ăn nên khi ông cho nó ăn cái gì thì nó đều ăn và quẫy đuôi như cảm ơn. Thế nhưng đến ông cũng không ngờ ông phải bán nó đi. Cuộc sống đã dồn lão phải bán nó và nhận lấy cái chết về mình. Ông từng hứa với nó là không bán nó nhưng bây giờ ông lại làm sai lời hứa của mình chính vì thế mà ông thấy day dứt. Không những thế cậu vàng còn là một người bạn với ông mất đi người bạn ấy thì ông làm gì con ai mà bầu bạn nữa. Lão Hạc chạy sang nhà ông giáo mà khóc lóc chửi bản thân mình. Nhà văn Nam Cao như thấu hiểu được cảm giác đó cho nên đã viết rất xúc động đoạn văn miêu tả tâm lý Lão Hạc khóc mếu khi bán cậu Vàng. “cố làm ra vui vẻ nhưng trông lão cười như mếu và đồi mắt lão ầng ậng nước”, mặt lão đột nhiên co rúm lại.Những vết nhăn xô nhau lại với nhau,ép cho nước mắt chảy ra…lão mếu như con nít.Lão hu hu khóc”.Bộ dạng lão Hạc trông that là tội nghiệp.Những giọt nước mắt khó khăn tưởng như không thể có ở cái tuổi gần đất xa trời của lão đã rơi chỉ vì thấy mình có lỗi với chú chó Vàng.Lão khóc như đứa con nít giận dỗi vì bị ai đe nẹt và quát mắng”. Như vậy có thể nói ông Lão yêu thương con chó của mình lắm. Đối với ông thì cậu Vàng giống như một con người chứ không phải là một con chó nữa. Vậy là ông đã mất đi người bạn duy nhất ấy.

Bình luận (0)
Camly Tranthi
Xem chi tiết
Như Quỳnh
4 tháng 11 2021 lúc 19:12

Tên truyện “Cuộc chia tay của những con búp bê” có rất nhiều ý nghĩa.

 Búp bê là đồ chơi của trẻ thơ, nó gợi lên sự bé bỏng, trong sáng, thơ ngây, hồn nhiên đáng yêu. Đằng sau những con búp bê ấy ta liên tưởng đến hai anh em Thành và Thủy cũng trong sáng và đáng yêu như thế. Hai anh em đâu có tội tình gì thế mà cũng phải chia tay. Tiêu đề đã gợi lên tình huống truyện. Một tình huống đau lòng gây sự chú ý và suy nghĩ của người đọc.

Bình luận (0)
Nguyen Ti Na
Xem chi tiết
ĐẶNG THÀNH
Xem chi tiết
Nobly
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Xuân Ngọc
Xem chi tiết
Trịnh Thuỳ Linh (xôi xoà...
4 tháng 11 2021 lúc 18:58

Tham khảo ạ:

 

Dịch Covid-19 bùng phát khiến cho cuộc sống của những người nghèo thêm chật vật với gánh nặng mưu sinh. Trong khó khăn, tại TPHCM xuất hiện nhiều hành động thiết thực và ý nghĩa, khiến mọi người càng thêm thấm thía cái đẹp của tình người, tình đời nơi mảnh đất phương Nam.

Những câu chuyện cảm động, hào sảng dang tay đùm bọc, sẻ chia đang lan tỏa nhắc nhớ chúng ta biết trân trọng những gì đang có và sống có trách nhiệm hơn với cộng đồng.

Những việc làm đẫm tình người trong đại dịch Covid-19 - Ảnh 1.

Những phần cơm nghĩa tình từ quán cơm chay Bình An.

Những bữa cơm ấm áp tình thương, những quà nhỏ vật dụng sinh hoạt, nước rửa tay khẩu trang, hay chỉ vài ký gạo được các tổ chức cá nhân gửi tặng người bán vé số, lao động nghèo... khiến họ vô cùng xúc động trong những ngày khó khăn vì dịch Covid-19.

Đã có rất nhiều hành động đẹp, những tấm lòng được nhân lên, lan tỏa tinh thần “tương thân tương ái” trong những ngày TPHCM cùng cả nước vượt qua dịch bệnh.

Những hộp cơm san sẻ niềm yêu thương

Ngay từ những ngày đầu tiên thực hiện cách ly toàn xã hội, ở một góc nhỏ trên đường Ngô Quyền (quận 10, TPHCM), những hộp cơm miễn phí đã được quán cơm chay Bình An cùng nhóm từ thiện Cát Tường trao đến tay những người bán vé số, lao động nghèo hay những mảnh đời cơ nhỡ.

Hằng ngày, vào khoảng 9h sáng và 2h chiều, người ta lại thấy một hàng dài, không chen lấn, không xô đẩy, mỗi người giữ khoảng cách với nhau chờ đợi được nhận những phần cơm mang về.

Những việc làm đẫm tình người trong đại dịch Covid-19 - Ảnh 2.

Mọi người trước khi nhận cơm đều phải rửa tay bằng nước xịt kháng khuẩn để đảm bảo sức khỏe mùa dịch.

 

Tiếng lành vang xa, ngày càng có nhiều người biết đến quán ăn miễn phí cho người nghèo nên cùng đến góp sức, người bao gạo, người thùng mì, khi lại thùng sữa… Từ 100 suất cơm của ngày đầu tiên, con số dần lên đến hơn 1.000 và sẽ còn tăng thêm trong những ngày tới.

Chị Trần Mộng Phương Thảo, trưởng nhóm từ thiện Cát Tường cho biết: mặc dù vất vả nhưng khi nhìn thấy ánh mắt hạnh phúc của những người bán vé số, người vô gia cư… các thành viên trong nhóm như được tiếp thêm động lực.

"Ngoài một phần cơm, thì mình còn kèm theo chai nước suối và bịch sữa để đảm bảo dinh dưỡng cho bà con lao động nghèo, bà con bán vé số, những người lang thang cơ nhỡ không có nguồn thu thập, không có bữa cơm no lòng.

Hoạt động bên mình mang ý nghĩa là muốn chia sẻ, nhường cơm sẻ áo và chung tay với cộng đồng"- Chị Phương Thảo cho biết.

Những việc làm đẫm tình người trong đại dịch Covid-19 - Ảnh 3.

Điểm phát gạo tự động cho người nghèo

 

“ATM gạo” đầy ắp tình người

Cùng với đó, gần 3.000 người nghèo nhận được gạo miễn phí và khoảng 4-5 tấn gạo được phát đi mỗi ngày là những con số ấn tượng đến từ sáng kiến “ATM gạo” miễn phí hoạt động 24/24h ở địa chỉ số 204B Vườn Lài, quận Tân Phú, TPHCM.

Ý tưởng độc đáo này do anh Hoàng Tuấn Anh, chủ một công ty về cảm biến vân tay sáng tạo nên. Chỉ trong vòng 8 tiếng đồng hồ, anh và các đồng nghiệp đã cho ra sản phẩm, gồm một bồn chứa gạo được đặt trên mái nhà và hệ thống ống dẫn kết nối với trụ máy đặt trên vỉa hè.

Bình luận (0)
mydung dangthi
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Xuân Ngọc
Xem chi tiết