Ngữ văn

Dii Anh7
Xem chi tiết
Thái Hưng Mai Thanh
7 tháng 2 2022 lúc 21:41

Tham khảo:

 

Phú Thọ - Đất Tổ Hùng Vương, cội nguồn dân tộc Việt Nam nơi hội tụ, sinh sống của 54 dân tộc anh em. Mỗi độ tết đến xuân về đông bào các dân tộc ở vùng Đất Tổ có khá nhiều hình thức văn nghệ, trò chơi theo phong tục tập quán truyền thống của dân tộc mình để đón Tết, mừng Xuân.
          Đồng bào Mường ở Phú Thọ sống tập trung chủ yếu ở 3 huyện Thanh Sơn, Tân Sơn và Yên Lập có nhiều hình thức vui chơi như; Ném còn, đu cọn, sắc bùa, đâm đướng, chàm thau, múa mỡi, múa trống đu…
          Hội còn Xuân là trò chơi phổ biến của các dân tộc miền núi, đồng bào Mường, Tày, Dao đều tổ chức hội còn trong những ngày đầu năm. Đồng bào chọn bãi đất rộng, bằng phẳng trồng 1 cây tre trên ngọn treo 1 vòng  tròn dán giấy 2 mặt. Mặt trắng đề chữ “Nguyệt” mặt đỏ là chữ “Nhật”. Quả còn có 2 dạng là hình tròn và hình vuông. Chân cột người ta treo một ít tiền thưởng dành cho người chơi còn đầu tiên ném  rách vòng. Người Mường ở Phú Thọ mở hội ném còn từ mùng 4 đến mùng 7 Tết âm lịch. Theo tục lệ con trai là người ném đầu tiên và chỉ khi có người ném rách vòng thì trai gái mới vào cuộc ném còn. Xưa kia, theo tục lệ truyền thống trước khi ném còn Thổ lang làm lễ cúng cầu cho mọi việc được thuận buồm xuôi gió. Lễ vật bày ở chân cột có ván xôi con gà và nậm rượu cầu cho một năm mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt, bản làng yên vui…
          Chơi đu là hình thức chơi dành cho nam thanh, nữ tú thường diễn ra vào những ngày đầu xuân hoặc khi làng, bản mở  hội.Khen ai khéo dựng đu này
Để cho trai gái chơi ngày, chơi đêm          Đu thường tổ chức với hai hình thức: đu bay và đu cọn (còn gọi là đu xe).Đu bay là hình thức chơi đu phổ biến của người Kinh, còn đu cọn chỉ phổ biến ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số ít người. Đu cọn làm giống cái cọn guồng nước, có nơi gọi là đu xe vì trông nó giống cái bánh xe. Mỗi cọn có bốn bàn ngồi, người chơi ngồi trong bàn xen kẽ một bàn nam một bàn nữ. chơi đu cọn phải có người đẩy cho đu quay vòng.. Chơi đu cọn người ngồi đu phải hát mới đúng lệ. Người Mường ở Thanh Sơn, Tân Sơn Yên Lập có câu: “ Chơi đu phải biết hò đu, bao nhiêu trai, gái lên đu phải hò”. Người Mường còn có tục hát sắc bùa, một loại hình ca hát phong tục chúc Tết, mừng Xuân. Hát sắc bùa có nghĩa là “ Xách cồng” cho phường bùa thực hiện. Mỗi phường sắc bùa có từ 10 - 20 người cả già lẫn trẻ, ngày tết họ đi hát ở các bản trong vùng tạo nên không khí vui tươi, náo nức.
          Trong kho tàng  văn  nghệ dân gian của đồng bào Mường không thể không nói đến nhạc cụ cồng chiêng. Người Mường sử dụng cồng chiêng trong hầu hết sinh hoạt văn hoá xã hội như hội sắc bùa, hội xuống đồng, hội đi săn, mừng lúa mới, mừng nhà mới, mừng đám cưới… Tục đánh cồng chiêng, đâm đuống, chàm thau (đánh trống đồng) là những sinh hoạt văn hoá dân gian đặc sắc của người Mường. Đâm đuống tổ chức vào đêm giao thừa và vào 3 giờ sáng ngày mùng một Tết nguyên đán. Đâm đuống không chỉ là tiếng giã gạo thông thường mà nó còn là hiệu lệnh truyền tin cầu mong của bản làng với trời đất với ước vọng một  năm mới no đủ, yên vui.         
Đồng bào Dao ở Phú Thọ có tục đón năm mới khá độc đáo. Người Dao làm những túp lều xinh xắn ở gần nhà, trong đó họ bày rượu thịt và cắm hoa rừng màu đỏ. Nhà nào cũng nấu 1 loại rượu màu đỏ, vàng vừa có vị cay, vị đắng, vị ngọt khi uống phải lọc qua vải. Gà, lợn chuẩn cho Tết từ tháng giêng không thả rông để vỗ béo gọi là “ tung cọc”, “ chai cọc”. Đồng bào chuẩn gạo nếp thật ngon để gói các loại bánh truyền thống: bánh chưng, bánh rán, bánh bìa, bánh lá; chuẩn bị món thịt khô gọi là “ Ó kháng” là món truyền thống để cúng tổ tiên. Trai gái, trong bản chuẩn bị những bộ áo quần mới, đặc biệt con gái phải có chiếc khăn nhiễu tua đỏ, đôi xà cạp hoa, con trai đội khăn nhiễu và khăn trắng. Đêm giao thừa chủ nhà thắp hương khấn vái tổ tiên phù hộ cho cả nhà cấy lúa lúa tốt, đi săn được nhiều thú rừng. Sau khi khấn tổ tiên xong các gia đình mang pháo được làm bằng ống nứa ra đốt. Ống nứa được bịt kín 2 đầu đặt vào lửa đốt gọi là “ Páo pồng tô” mang ý nghĩa xua đuổi ma quỷ, đón điều may mắn tốt lành trong năm mới. Sáng mùng một tết các cụ già đi quanh nhà gọi hồn vía người thân về nhà, làm những con hoẵng bằng quả đu đủ và hoa chuối rừng rồi đàn ông lấy nỏ, súng kíp bắn vào để chúc 1 năm mới được nhiều thắng lợi.
          Người Mông ở Phú Thọ quan niệm 1 năm có 12 tháng họ không theo lịch âm hoặc lịch dương, mỗi tháng 30 ngày hết ngày 30 của tháng cuối cùng là tết đến; họ ăn tết từ mười rằm tháng chạp đến mười rằm tháng giêng. Thời gian này cũng là hội Xuân được mở tưng bừng tại các bản Mông ở vùng cao. Người Mông có hội “ Gàu tào” và hội “ Sải sán” tổ chức từ mùng 3 tết “ Gàu tào” có nghĩa là đi chơi ngoài trời còn “ Sải sán” nghĩa là chơi núi. “ Gàu tào” ngoài ý nghĩa vui chơi xuân còn ý nghĩa tín ngưỡng tạ ơn ông trời trừ bệnh tật cho con người. Hội “ Sải sán” mang ý nghĩa cầu phúc, cầu đinh. Ở  hội “ Gàu tào” vui nhất là múa khèn. Múa khèn được các chàng trai Mông thể hiện say sưa, âm điệu da diết thu hút nhiều người xem nhất là các cô gái. Ngày xuân người Mông còn có trò chơi “ Đánh Én”, hay chơi cầu lông gà được trai, gái trong bản ưa thích.
          Người Cao Lan ở Phú Thọ chuẩn bị đón Tết từ đầu tháng chạp đến ngày 28 tết họ dừng mọi việc để rửa các nông cụ như cày bừa, cuốc xẻng xếp vào góc nhà. Họ chia bánh cho từng loại nông cụ: một chiếc bánh chưng cho cày, một chiếc cho bừa, một chiếc chia chung cho các loại cuốc xẻng, cối xay, cối giã… người ta thắp hương cắm vào những chiếc bánh đó. Riêng con trâu được chia mỗi ngày tết một cái bánh chưng. Người Cao Lan coi đây là việc trả công cho vật dụng, vật nuôi đã cùng mình lao động vất vả quanh năm. Việc xuất hành trong ngày mùng một tết được đồng bào lựa chọn kỹ lưỡng. Mỗi nhà cử 1 người đi cùng trưởng bản đến  một nơi đã định trước để hái lộc đầu xuân. Người ta chọn một cây có cành lá sum xuê, không bị sâu bọ, mỗi người hái 2 cành, 1 cành mang ra đình làng, 1 cành mang về cắm trước cửa nhà. Người Cao Lan coi đó là sự hái và chia lộc một cho làng một cho gia đình mình sau đó mới đến  nhà nhau để chúc tết. Tục xông nhà của người Cao Lan cũng khá đặc biệt. Người nào trong năm cảm thấy cuộc sống của mình không trọn vẹn thì không đến xông nhà cho bất cứ nhà nào dù là người thân. Người Cao Lan còn có tục lấy nước đầu năm mới sau khi cúng giao thừa mọi người ra giếng múc một xô nước đầy mang về nhà. Một con gà đã mổ thịt từ chiều 30 tết được luộc bằng nước này để cúng đầu năm.
          Xuân mới, Xuân Nhâm Dần 2022 đang về trên quê hương Đất Tổ. Mỗi một dân tộc với phong tục tập quán truyền thống đón tết, vui xuân của mình đã góp phần tạo nên bức tranh đa sắc màu trong văn hoá Tết của người Việt Nam.                                                                                                                      
Bình luận (0)
Hùng Công
Xem chi tiết
minh nguyet
7 tháng 2 2022 lúc 21:17

Em tham khảo:

Hệ thống luận điểm

Luận điểm 1: Hình ảnh bánh trôi nước

Luận điểm 2: Vẻ đẹp và thân phận người phụ nữ.

Bình luận (0)
zero
7 tháng 2 2022 lúc 21:18

- Luận điểm 1: Hình ảnh bánh trôi nước ư

- Luận điểm 2: Vẻ đẹp và thân phận người phụ nữ.

Bình luận (2)
Camelier
Xem chi tiết
zero
7 tháng 2 2022 lúc 21:10

tham khảo 

Ngày nhà giáo Việt Nam là một ngày kỉ niệm được tổ chức hàng năm vào ngày 20 tháng 11 tại Việt Nam. Đây là ngày lễ hội của ngành giáo dục và là ngày nhà giáo, ngày “tôn sư trọng đạo” nhằm mục đích tôn vinh những người hoạt động trong ngành này.

1. Những ngày đầu tháng mười một, các giáo viên ở tất cả các trường trong cả nước lại sôi động với những phong trào, thi đua, các hoạt động giảng dạy tốt để chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam, đây cũng là ngày để các thế hệ học trò tri ân tới những thầy cô dạy dỗ chúng ta nên người. Vào ngày 20/11, từ lâu đã được xem là một ngày lễ "tôn sư trọng đạo" để tôn vinh các nhà giáo, người đã đứng trên bục giảng hằng ngày truyền đạt những tri thức qúy báu và cách sống trở thành người có ích cho xã hội cho những thế hệ học trò. Đây cũng là dịp để thế hệ học sinh tỏ lòng biết ơn, tri ân của mình tới những "người đưa đò thầm lặng" trên bến sông cuộc đời.

2. Lịch sử của ngày nhà giáo Việt Nam bắt đầu từ một tổ chức quốc tế của các nhà giáo dục tiến bộ thành lập ở Pari (Pháp) vào hồi tháng 7 năm 1946 có tên là F.I.S.E (Fédertion International Syndicale des Enseignants - Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục).

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Công đoàn giáo dục Việt Nam đã mở rộng quan hệ với FISE để tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế, tố cáo tội ác của bọn xâm lược đối với nhân dân ta nói chung và với các thầy cô giáo, học sinh nói riêng.

Vào mùa xuân năm 1953, Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Nguyễn Khánh Toàn làm trưởng đoàn dự Hội nghị quan trọng kết nạp Công đoàn Giáo dục của một số nước vào tổ chức FISE tại Viên (Thủ đô nước Áo), trong đó có Công đoàn Giáo dục Việt Nam. Như vậy, chỉ một thời gian ngắn sau khi thành lập, Công đoàn giáo dục Việt Nam đã được kết nạp là một thành viên của FISE.

Từ ngày 26 đến ngày 30 tháng 8 năm 1975 tại thủ đô Warszawa (Ba Lan) đã diễn ra một buổi hội nghị FISE với 57 quốc gia tham dự, trong đó có Giáo dục Công đoàn Việt Nam và quyết định lấy ngày 20/11/1958 là ngày “Quốc tế hiến chương các nhà giáo”. Ngày này, lần đầu tiên được tổ chức tại khu vực phía bắc của nước ta vào năm 1958. Nhiều năm sau ngày này cũng được tổ chức tại các vùng giải phóng ở miền nam.

Vào ngày 28/9/1982, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành quyết định số 167-HĐBT thiết lập ngày 20/11 hằng năm là ngày lễ mang tên "Ngày nhà giáo Việt Nam". Ngày 20/11 đã trở thành ngày truyền thống của ngành Giáo dục Việt Nam và gắn liền với phong tục tập quán của nước ta.

 

3. Như trở thành thông lệ, vào ngày 20/11 tất cả các trường trong cả nước lại nô nức với các hoạt động do những học sinh trong trường thực hiện như: Thi văn nghệ, lễ mít-tinh chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam, dựng trại, thi cắm hoa... và nhiều hoạt động có ý nghĩa khác. Và vào những ngày này tất cả các thế hệ học trò, cũng như những ngành nghề khác trong xã hội đều giành thời gian để chia sẻ và tri ân tới những người thầy, cô từng ngày âm thầm lặng lẽ cống hiến hết cuộc đời mình cho sự nghiệp trồng người của đất nước.

Bình luận (0)
20. Lê Đình Nguyễn 6/5
Xem chi tiết
zero
7 tháng 2 2022 lúc 21:02

tham khảo 

Mùa xuân về với những cơn mưa phùn nhè nhẹ, với những tia nắng mới ấm áp, với bao cánh đào, cánh mai bung xòe rực rỡ và với không khí lễ hội tưng bừng khắp mọi nẻo đất nước. Năm nay, thủ đô Hà Nội tổ chức lễ hội đua thuyền ở Hồ Tây.

Lễ hội diễn ra vào ngày mùng 9 tháng Giêng Âm lịch, nhằm tạo không khí xuân vui tươi và nâng cao tinh thần đoàn kết cộng đồng. Lễ khai mạc diễn ra với nhiều tiết mục nghệ thuật đặc sắc và tiếng trống khai xuân rộn vang. Trên sông, hai mươi bảy chiếc chiếc thuyền rồng được trang trí những viền vàng đỏ hoặc vàng xanh xen kẽ rực rỡ. Họ còn cắm lá cờ bảy sắc ở đuôi thuyền. Mỗi thuyền mặc một bộ đồng phục khác nhau và khoác chiếc áo phao màu cam bên ngoài. Những người tham gia đua tươi cười, sẵn sàng tham gia cuộc đua.

Khi tiếng trống vang lên ra hiệu cuộc đua bắt đầu, những người đua thuyền vung tay chèo lái. Mái chèo quẫy tung mặt nước. Ven hồ, những khán giả hò reo cổ vũ. Những hàng liễu, hàng hoa sữa hay bằng lăng ở đó cũng ngả mình theo gió như biết trận đua đang diễn ra tưng bừng. Gió trên hồ khá lớn, làm lá cờ tung bay phấp phới. Những hồi trống vang lên không dứt để tiếp thêm sức mạnh cho các đội người đua thuyền. Mọi người hò hét chúc mừng đội đua đã vô địch.

 

Em cảm thấy lễ hội đua thuyền hôm đó rất vui, hào hứng và cuồng nhiệt. Quả thực, lễ hội truyền thống luôn để lại cho thế hệ chúng em những hiểu biết quý báu. Em hi vọng mùa xuân năm sau sẽ lại được xem lễ hội này.

Bình luận (0)
ngô lê vũ
7 tháng 2 2022 lúc 21:04

tham khảo

Quê hương nơi em sống có biết bao nhiêu lễ hội diễn ra, mỗi lễ hội có một đặc trưng riêng mà em cảm nhận được. Mùa của lễ hội thường xảy ra trong tháng giêng và tháng hai của năm. Bà bảo em rằng tháng một là tháng ăn chơi, tháng ba lễ Hùng Vương sau đó xong xuôi người nông dân mới ra đồng cấy lúa. Biết bao nhiêu lễ hội như thế diễn ra và biết bao trò chơi cũng được mở ra rất náo nhiệt nhưng em thấy vui nhất là lễ hội đua thuyền.

Lễ hội đua thuyền quê em diễn ra vào ngày hội của làng từ bé em đã được bà dẫn đi xem lễ hội đó. Nó là một lễ hội lớn nhất sau cái tết nguyên đán ở quê em. Vì nó là hội làng chứ không phải ngày hội của cả nước. Sở dĩ em thích xem đua thuyền không phải vì em thích môn thể thao ấy mà là anh trai em cũng tham gia vào cuộc đua thuyền ấy. Trong làng chia ra là các đội mỗi đội trên một chiếc thuyền. Đội nào thắng cuộc thì sẽ không những được trưởng thôn cấp cho bằng khen mà còn mang lại sự tự hào cho xóm đội của mình. Chính vì sự tự hào cũng như sự ganh đua phân cao thấp giữa các đội nên thấy rất thích nó. Ngày lễ hội đến mọi người ăn uống chúc tụng nhau say sưa đến trưa thì bắt đầu từ hai giờ chiều mọi người tập trung tại đình của làng. Dưới đình là một cái ao làng rất to, những chiếc thuyền rồng dài đã sẵn sàng đợi những chàng trai ở đó. Con trai làng em nhìn thế mà đứa nào đứa này khỏe ra trò nhưng có một anh ở đội một lại có thân hình to béo và anh đã từng tập tạ, thể hình cho nên là một đối thủ đáng gờm cho đội của xóm em.

Bắt đầu khoảng hai rưỡi khi mọi người đã có mặt đầy đủ trên những sân đình trưởng thôn ra hiệu bắt đầu cuộc đua. Người làng em đổ dồn ra xem náo nhiệt. Những đứa con nít nhỏ hơn em được bố hay anh trai cung kiêng lên tận đỉnh đầu để xem đua thuyền. Những cô

gái thì cười đùa nhau, có những chị có cả người thương người nhớ ở trên thuyền đùa thì đưa mắt cười tít hô anh cố lên. Tất cả mọi người đều mang tâm trạng háo hức cho cuộc thi đấu chuẩn bị bắt đầu. Nhiều ông cụ có tuổi vẫn đi xem, không phải vẫn ham chơi mà đây là nét truyền thống của dân làng nên hễ vẫn còn đi được thì các cụ chẳng bỏ những truyền thống tốt đẹp ấy. Họ được dân làng ưu tiên cho ghế ngồi xem đàng hoàng. Hăng nhất là mấy anh thanh niên trèo tường, đứng thẳng lên để xem và hò hét.

Trước tâm trạng hồ hởi của mọi người cuộc đua bắt đầu được diễn ra. Trưởng thôn chính là người chỉ huy cuộc đua ấy. Ông có chiếc còi trong tay, một hồi còi vang lên các trai tráng thanh niên vững tay chèo chống chiếc thuyền lướt nhanh trên mặt nước. những cánh tay lái thuyền đều tăm tắp như đang rẽ sóng để vượt đến đích một cách nhanh nhất. Trong sự khẩn trương và nhanh nhẹn ấy là những tiếng hò la vang động cả một vùng trời. Ôi em thấy hạnh phúc khi thấy dân làng em hạnh phúc bên nhau như thế này. Những tiếng hét “cố lên” vang lên như những khúc ca vang khích lệ tinh thân của người đang đua. Ngày hôm ấy em cũng hét khản hết cả cổ. Kết quả là đội của anh to béo kia thắng, chiến thắng ấy kết thúc cuộc đua năm ấy, có những tiếng hò hét vui mừng của những người cùng đội với anh ấy, và cũng có những tiếng tiếc nuối “trời ơi!!!”.

Dù sao em cũng cảm thấy rất vui về lễ hội đua thuyền quê em. Nó như sợi dây vô hình thắt chặt tình đoàn kết của nhân dân trong làng.

Bình luận (0)
20. Lê Đình Nguyễn 6/5
9 tháng 2 2022 lúc 20:04

Mùa xuân về với những cơn mưa phùn nhè nhẹ, với những tia nắng mới ấm áp, với bao cánh đào, cánh mai bung xòe rực rỡ và với không khí lễ hội tưng bừng khắp mọi nẻo đất nước. Năm nay, thủ đô Hà Nội tổ chức lễ hội đua thuyền ở Hồ Tây.

Lễ hội diễn ra vào ngày mùng 9 tháng Giêng Âm lịch, nhằm tạo không khí xuân vui tươi và nâng cao tinh thần đoàn kết cộng đồng. Lễ khai mạc diễn ra với nhiều tiết mục nghệ thuật đặc sắc và tiếng trống khai xuân rộn vang. Trên sông, hai mươi bảy chiếc chiếc thuyền rồng được trang trí những viền vàng đỏ hoặc vàng xanh xen kẽ rực rỡ. Họ còn cắm lá cờ bảy sắc ở đuôi thuyền. Mỗi thuyền mặc một bộ đồng phục khác nhau và khoác chiếc áo phao màu cam bên ngoài. Những người tham gia đua tươi cười, sẵn sàng tham gia cuộc đua.

Khi tiếng trống vang lên ra hiệu cuộc đua bắt đầu, những người đua thuyền vung tay chèo lái. Mái chèo quẫy tung mặt nước. Ven hồ, những khán giả hò reo cổ vũ. Những hàng liễu, hàng hoa sữa hay bằng lăng ở đó cũng ngả mình theo gió như biết trận đua đang diễn ra tưng bừng. Gió trên hồ khá lớn, làm lá cờ tung bay phấp phới. Những hồi trống vang lên không dứt để tiếp thêm sức mạnh cho các đội người đua thuyền. Mọi người hò hét chúc mừng đội đua đã vô địch.

 

Em cảm thấy lễ hội đua thuyền hôm đó rất vui, hào hứng và cuồng nhiệt. Quả thực, lễ hội truyền thống luôn để lại cho thế hệ chúng em những hiểu biết quý báu. Em hi vọng mùa xuân năm sau sẽ lại được xem lễ hội này.

Bình luận (0)
Ngọc Nhi
Xem chi tiết
zero
7 tháng 2 2022 lúc 21:00

tham khảo 

+ Mở bài:

– Giới thiệu về tác giả:

– Hồ Chí Minh là một nhà văn, nhà thơ, nhà cách mạng lẫy lừng của dân tộc Việt Nam. Ông cũng là một danh nhân văn hóa thế giới.

– Trong sự nghiệp sáng tác của cuộc đời mình Hồ Chí Minh đã để lại nhiều tác phẩm đình đám, có sức ảnh hưởng lớn tới cộng đồng như: Nhật ký trong tù, Tuyên ngôn độc lập, Cảnh khuya…

– Giới thiệu về bài viết:

– Bài viết “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta’ được Hồ Chí Minh trình bày lần đầu trước Đại hội Đảng Báo cáo chính trị năm 1951. Với phong cách xúc tích, lời lẽ cô đọng, lập luận chặt chẽ tác giả đã làm nổi bật được luận đề “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”.

+ Thân bài:

Mở đầu bài viết tác giả đã khẳng định bằng câu nói chắc như đinh đóng cột “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”.

+ Nghệ thuật của bài viết được tác giả thể hiện như thế nào?

– Xây dựng luận điểm ngắn gọn, cô đọng, lời văn vô cùng xúc tích, trong phần lập luận thì rất chặt chẽ, khi tác giả lấy dẫn chứng thì vô cùng toàn diện, bao gồm nhiều lứa tuổi, vùng miền, tầng lớp. Tính khái quát cao.

-Tác giả đã dùng biện pháp liệt kê, dẫn chứng để làm sáng tỏ cho luận điểm của mình. Người dân Việt Nam đâu đâu trên đất nước ta ai cũng có tinh thần một lòng yêu nước “từ những chiến sĩ ngoài mặt trận… đến hậu phương…, từ những phụ nữ… đến các bà mẹ chiến sĩ…”

– Trong nghệ thuật sử dụng từ ngữ: Tác giả đã khôn khéo sử dụng từ gợi hình ảnh như: Làn sóng, lướt qua,…làm cho bài viết trở nên trơn tru, dễ đọc, dễ nghe.

– Tác giả đã sử dụng phép so sánh, rồi liệt kê nêu dẫn chứng về các vị hùng dân tộc trong lịch sử chống giặc ngoại xâm.

+ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta:

– Lòng yêu nước là giá trị tinh thần cao quý. Cần phải phát huy giữ gìn truyền thống cao quý này.

– Dân ta ai cũng có lòng yêu nước. Trên tất cả các vùng miền tổ quốc, mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp người dân nước ta đều một lòng yêu nước. Cuộc kháng chiến đấu tranh giải phóng dân tộc có thành công hay không đều phụ thuộc vào tinh thân, ý chí kiên cường, yêu nước của những người dân trên đất nước ta.

– Cần phải thể hiện lòng yêu nước của mình bằng việc làm cụ thể. Trong đấu tranh giải phóng dân tộc, trong sản xuất lao động, trong nghiên cứu khoa học, trong học tập…

– Giọng văn tha thiết, giàu cảm xúc thể hiện tình cảm của tác giả khi viết bài viết này.

– Trong phần cuối của bài viết tác giả Hồ Chí Minh đã nói nếu so sánh lòng yêu nước với một thứ quý hiếm thì pha lê có lẽ có dễ thấy hơn. Điều này chứng tỏ lòng yêu nước còn đáng quý, vô giá hơn pha lê rất nhiều lần. Nó xứng đáng được trưng bày trong tủ kính mãi mãi, và lưu danh sử sách ngàn năm.

+ Kết bài

– Qua bài viêt của tác giả Hồ Chí Minh đã khẳng định tinh thần yêu nước bất khuất, quật cường của nhân dân ta.

 

– Tác giả Hồ Chí Minh đã sử dụng bút pháp lập luận chặt chẽ, ngôn ngữ vừa giản dị dễ hiểu, vừa đanh thép hùng hồn để làm sáng rõ luận điểm mà mình muốn nêu ra.

Bình luận (2)
lam nguyen
Xem chi tiết
Long Sơn
7 tháng 2 2022 lúc 20:58

Tham khảo

 

Trong nền văn hóa dân tộc, hình tượng những Ông Đồ trong dịp tết cổ truyền đã đi vào lòng người dân. Một nét đẹp mang học thức,mang trí tưởng tượng dồi dào, mỗi con chữ các Ông Đồ viết dành cho người đi xin chữ đều mang một ý nghĩa khác nhau, nhưng quy chung lại người Việt ta vẫn quan niệm xin cái may mắn theo ước nguyện của họ cho một năm mới thuận buồm xuôi gió.Nhưng dường như những sự thay đổi đã làm cho nét đẹp ấy phai nhạt phần nào, hình ảnh Ông Đồ in trong tâm trí trong thơ của tác giả Vũ Đình Liên thật rõ ràng, sâu sắc. Ông Đồ là những người có khả năng viết chữ Nho điêu luyện.Chữ Nho là một loại chữ đầy hình tượng, giàu ý nghĩa. Những người này được đào tạo, học hành tốt trong Nền văn hóa nho giáo, tiếp xúc với chữ Hán nhiều thi và đỗ đạt có bằng vị, được công nhận, những người này có thể làm thêm để kiếm sống bằng nghề viết thuê. Mỗi năm hoa đào nởLại thấy ông đồ giàBày mực tàu giấy đỏTrên phố đông người qua. Có thể thấy được không khí Tết đã về qua những nhánh hoa đào nở cũng báo hiệu một mùa xuân mới lại về cùng với đất trời. Tâm trạng con người dường như cũng khoan khoái, vui tươi, tấp nập chuẩn bị cho những ngày Tết Âm Lịch đặc biệt quan trọng của đất nước. Vào chính khoảnh khắc này, Ông Đồ có thể thể hiện tài năng của mình qua công việc ý nghĩa, thoải mái, kiếm sống qua việc viết chữ theo yêu cầu của người hứng thú với con chữ, đồ nghề của ông đơn giản chỉ là “Mực tàu, giấy đỏ, cùng kiến thức”.Hình ảnh Ông Đồ được tác giả nhắc đến với sự thân thương, gợi lại sự an lành, vui vẻ ngược lại với sự xô bồ của đường phố, ông bình dị, điềm đạm mà vẫn , thu hút được rất đông người qua lại là tâm điểm của sự chú ý của bức tranh này. Bức tranh tác giả vẽ ra trong trí nhớ đầy tiếng động, hình ảnh, cả nhân vật, có kí ức về thời gian đẹp nhất của mùa xuân tuyệt vời. Mở ra cho ta một đoạn 4 câu thơ đầy ý nghĩa tiếp theo. Bao nhiêu người thuê viếtTấm tắc ngợi khen tàiHoa tay thảo những nét.Như phượng múa rồng bay.
Bình luận (0)
Thái Hưng Mai Thanh
7 tháng 2 2022 lúc 20:59

Tham khảo:

 

Theo dòng thời gian bất tận, mọi thứ sẽ lui vào dĩ vãng mịt mờ, để lại cho con người bao nỗi niềm tiếc nuối. Nhất là khi những vẻ đẹp tài hoa một thời chỉ còn vang bóng. Cũng bắt nguồn từ cảm hứng ấy, bài thơ Ông Đồ thể hiện một hoài niệm day dứt, thương cảm cho một giá trị tinh thần sắp tàn lụi. Bài thơ là tấm gương phản chiếu cho hồn thơ giàu lòng thương người và hoài cổ của Vũ Đình Liên. Được ra đời trong phong trào Thơ mới, nhưng bài thơ thoát khỏi hai trục cảm xúc chính thời bấy giờ là tình yêu và thiên nhiên. Trong lúc những nhà thơ lãng mạn đang chìm đắm trong cái tôi cá nhân, muốn vẽ nên hiện thực mà họ muốn có, say sưa trong mộng ảo thì Vũ Đình Liên – một trí thức tây học trong lúc sững người, ngoảnh đầu quay lại phía sau đã bất chợt nhận ra “cái di tích tiều tuỵ, đáng thương của một thời”. Ông đồ – hình ảnh cuối cùng của nền Nho học đã từng tồn tại trong suốt một ngàn năm phong kiến Việt Nam. Sự trượt dốc của nền Nho học đã kéo theo cả một lớp người trở thành nạn nhân đau khổ. Ông đồ của Vũ Đình Liên là một chứng tích cho một vẻ đẹp không bao giờ trở lại. Là hình ảnh đã ăn sâu vào tiềm thức mọi người và vì thế chưa mất đi hoàn toàn, nhất là đối với những con người có tâm trạng hoài niệm cho vẻ đẹp quá khứ như Vũ Đình Liên. Khi mà chữ nghĩa thánh hiền cao quý không còn vị trí, phải ra tận vỉa hè, đường phố, đã trở thành một món hàng… con người ta mới thảng thốt, giật mình, xót xa cho ánh hào quang rực rỡ một thời. Tâm sự ấy đã được thể hiện trong bài thơ tạo nên sự giao thoa đồng cảm giữa nhân vật trữ tình và chủ thể trữ tình: Mỗi năm hoa đào nởLại thấy ông đồ giàBày mực tàu giấy đỏBên phố đông người qua. Ở đó là những hình ảnh, ấn tượng đã hằn sâu trong kí ức của chàng thanh niên còn rất trẻ. Là sự tuần hoàn của hoa đào, của ông đồ, của mực tàu, giấy đỏ tạo nên một nét riêng thiêng liêng của không gian văn hoá dân tộc khi Tết đến, xuân về. Nhưng ta không khỏi chạnh lòng trước cảnh ông đồ phải sống lay lắt trên con đường mưu sinh của mình. Vẻ già nua đáng thương hay là đạo học sắp suy tàn? Trớ trêu thay, nơi ông có thể níu giữ vẻ đẹp văn hoá, nơi ông có thể kiếm sống lại là “bên phố đông người qua”. Hình bóng lẻ loi, cô độc của con người như bất lực trước hiện thực phũ phàng. Trong dòng đời hối hả trôi, hiện lên hình ảnh ông đồ đang gò trên từng con chữ tài năng và tâm huyết của một đời người ngay giữa chợ đời: Bao nhiêu người thuê viếtTấm tắc ngợi khen tàiHoa tay thảo những nétNhư phượng múa rồng bay. Đó là dư vang của một thời, nhưng cũng là hình ảnh đáng buồn trong sự chống chọi vô vọng, như một ánh nắng cuối ngày rực rỡ, bùng lên khi ngày đã sắp tàn. Cái cảnh xúm xít, chen lấn để mua một câu đối, một đôi chữ Nho mới đau đớn làm sao. Trong từng người ấy, có ai thật sự cảm thấy xót xa cho sự xuống cấp thảm hại của chữ Thánh Hiền – một giá trị tinh thần được đặt xuống ngang hàng với giá trị vật chất? Dẫu rằng sự hiện hữu của ông đồ góp thêm nét đẹp truyền thống ấm cúng, trang trọng cho ngày Tết và nét chữ “như phượng múa rồng bay” kia cố níu kéo lấy chút thể diện cuối cùng, được mọi người thán phục, ngưỡng mộ nhưng tránh sao khỏi cảm giác bẽ bàng, sượng sùng? Nhưng cái danh dự còn sót lại nhỏ nhoi ấy cũng đâu tồn tại mãi, nó vẫn bị thời gian khắc nghiệt vùi lấp không thương tiếc: Nhưng mỗi năm mỗi vắngNgười thuê viết nay đâuGiấy đỏ buồn không thắmMưcï đọng trong nghiên sầu. Khổ thơ là một sự hụt hẫng trong ánh mắt kiếm tìm: “Người thuê viết nay đâu?”, là nhịp thời gian khắc khoải đến đau lòng: “mỗi năm mỗi vắng”. Sự tàn lụi của nền văn hoá Nho học là một điều tất yếu, cái mới sẽ thay thế cái cũ, ánh hào quang nào trước sau cũng dần một tắt, bị lãng quên, thờ ơ trong dòng đời vất vả với những kế mưu sinh, nhưng hiện thực phũ phàng cũng khiến cho lớp hậu sinh như Vũ Đình Liên không khỏi ái ngại, tiếc thương khi trước mặt mình là một cảnh vật hoang vắng, đượm buồn. Trong sắc phai bẽ bàng của giấy, sự kết đọng lạnh lòng của mực tự thân nó đã dâng lên một nỗi buồn tủi. Là ngoại cảnh nhưng cũng là tâm cảnh, một nỗi buồn thắm thía, khiến cho những vật vô tri vô giác cũng nhuốm sầu như chủ nhân của chúng “một mình mình biết, một mình mình buồn”, “trĩu nặng những ưu tư, xót xa trước thời thế đổi thay”. Và càng đáng buồn hơn, đến khổ thơ thứ tư thì còn lại cái hình ảnh của ông đồ lặng lẽ, cô đơn giữa quang cảnh lạnh lẽo: Ông đồ vẫn ngồi đấyQua đường không ai hayLá vàng rơi trên giấyNgoài trời mưa bụi bay. Bằng hi vọng mong manh còn lại, chút gắng gỏi vì miếng cơm manh áo,ông đồ vẫn kiên nhẫn ngồi đợi. Nhưng đáp lại sự đợi chờ vô vọng đó là những dáng tấp nập qua lại của mọi người, hờ hững, quên đi sự hiện diện của ông. Giữa cái ồn ào, náo động xung quanh là bóng dáng cô độc của ông đồ. Sự đối lập giữa ông đồ và cuộc sống tất bật khiến nhà thơ ngậm ngùi thương cảm. Giữa không gian đông người ấy, ông đồ vẫn ngồi, bóng dáng trầm tư có khác chăng Nguyễn Khuyến trước kia “tựa gối ôm cần lâu chẳng được”. Từng đợt lá vàng rơi xuống đường, rơi trên giấy cùng ánh mắt thẫn thờ như ngơ ngác trông ra màn mưa bụi mịt mờ thật ám ảnh, khiến cho con người dâng lên bao nỗi xót xa, đánh động vào lương tri của mỗi người. Không gian hoang vắng đến thê lương. Bất chợt tôi lại nghĩ đến câu thơ của Yến Lan trong Bến My Lăng: “Trăng thì đầy rơi vàng trên mặt sách”. “Lá vàng rơi trên giấy” cũng gợi ra cái không gian thấm đẫm nỗi buồn. “lá vàng rơi”, cũng như số phận hẩm hiu của ông đồ đã đến hồi kết thúc: Năm nay đào lại nởKhông thấy ông đồ xưaNhững người muôn năm cũHồn ở đâu bây giờ? Thực sự đến giờ bài thơ “chứa đựng cả một hệ vấn đề: bi kịch của sự gặp gỡ Đông và Tây, sự suy vong và cáo chung của một thời đại, sự biến mất vĩnh viễn của một lớp người”. Vòng tuần hoàn của đất trời vẫn tiếp tục, nhưng bóng dáng của ônd đồ không còn nữa. Cảnh đấy, còn người ở đâu? Hoa đào kia như một biểu tượng của dòng thời gian, của tạo hoá. Cái còn, cái mất ám ảnh trong tâm trí mọi người. Ở đó là một niềm nhớ thương vời vợi: Những người muôn năm cũHồn ở đâu bây giờ? Khi bóng dáng ông đồ không còn, liệu nét chữ – “hồn” của ông – còn chăng? Những tinh hoa của giá trị tinh thần đã hoàn toàn mất hẳn? “Những người muôn năm cũ” là ông đồ, là người thuê viết hay chính là thế hệ của lớp người mới trong đó có chính nhà thơ? Dẫu là ai, câu thơ vẫn gợi lên một niềm ray rứt, ngậm ngùi. Mạch đồng cảm của người xưa và người nay được nối liền: Sự chán ngán cùng cực của ông đồ và nỗi lòng ân hận, tiếc nuối của lớp hậu sinh đã vô tình lãng quên thế hệ cha ông. Hỏi để đánh thức dậy trong tiềm thức sâu xa của mỗi người dân Việt những nỗi niềm vọng tưởng, đánh thức dậy nỗi ân hận, day dứt nhưng cũng đồng thời nhắc nhở mọi người đừng quên lãng đi quá khứ, lãng quên đi lòng yêu nước và văn hoá dân tộc. Bởi lẽ, đó cũng là hồn nước, hồn thiêng sông núi, là quốc hồn quốc tuý. Đánh mất đi hồn dân tộc có khác chi là mất nước? Và có lẽ, Vũ Đình Liên không đến nỗi bảo thủ khư khư mực tàu giấy đỏ mà quan trọng hơn đó là tình cảm gắn bó và trân trọng một lớp người tài hoa, đáng kính của nhà thơ. Để rồi, trong tâm hồn ta bất chợt một lúc nào đó lại vọng về tiếng bà ru cùng tiếng đua nôi kẽo kẹt: Chẳng ham ruộng cả ao liềnChỉ ham cái bút, cái nghiên anh đồ.
Bình luận (0)
Duc Nguyen
Xem chi tiết
Duc Nguyen
7 tháng 2 2022 lúc 20:56

Mình tự giải cho mình chắc mình ngu mấthihalimdim

Bình luận (0)
Triệu Ngọc Huyền
7 tháng 2 2022 lúc 21:08

Câu 1:

-Đoạn thơ trên viết theo thể thơ lục bát

-Em biết vì :

+Số tiếng trong bài thơ lục bát: mỗi cặp lục bát gồm có 2 dòng (lục: 6; bát: 8). Bài thơ lục bát là sự kế tiếp của các cặp như thế.

+Hiệp vần ở tiếng thứ 6 của 2 dòng và giữa tiếng thứ 8 của dòng bát với tiếng thứ 6 của dòng lục.

Câu 2:

Các từ láy đc sử dụng trong đoạn thơ là :mênh mông,dạt dào.

Câu 3:

-BPTT :so sánh

-Tác dụng:cho thấy mẹ đã hi sinh nhiều cho con,che chở cho con nhiều năm tháng,tình mẹ mênh mông giống như biển và cũng chứng minh tình yêu của con dành cho mẹ khi mong chờ đc gặp mẹ.

Bình luận (3)
Lê Phương Mai
7 tháng 2 2022 lúc 21:09

`1,` `-` Thể thơ : Lục bát

`-` Vì câu trên 6 chữ, câu dưới 8 chữ.

`2,` Các từ láy : mênh mông, dạt dào, che chở, bến bờ.

`3,` `-` Biện pháp tu từ : so sánh

`-` Tác dụng : Làm cho hình ảnh thêm sinh động, đồng thời cũng nói lên sự yêu thương, che chở cho con.

Bình luận (0)
Nguyễn Khôi Nguyên (^人^...
Xem chi tiết
minh nguyet
7 tháng 2 2022 lúc 20:51

Em tham khảo:

Khu du lịch Tam Chúc (Ba Sao Hà Nam) được mệnh danh là 'Vịnh Hạ Long trên cạn', nơi khoác trên mình vẻ ngút ngàn và đẹp như cõi mộng, nơi mà du khách đến sẽ cảm nhận được sự thuần khiết, thanh bình và yên ả đến lạ thường.

Quần thể khu du lịch Tam Chúc tọa lạc trên mảnh đất Ba Sao, Kim Bảng, Hà Nam. Nơi đây được Thủ tướng công nhận là Khu du lịch quốc gia theo Quyết định số 201/QĐ-TTG ngày 22/01/2013. Đặc biệt, Chùa Tam Chúc sẽ là nơi đăng cai Đại lễ Vesak năm 2019 (Đại hội Phật giáo thế giới) tổ chức vào tháng 5/2019 và cũng là thời điểm Chùa được khánh thành giai đoạn I.

 

Chùa Tam Chúc có tổng diện tích gần 5.000 ha, bao gồm hồ nước: 1.000 ha, núi đá rừng tự nhiên: 3.000 ha, các thung lũng: 1.000 ha. Đây là ngôi chùa vô cùng đặc biệt với cảnh quan hùng vĩ: Tiền lục nhạn, hậu thất tinh (tiền lục nhạn nghĩa là mặt trước chùa có 6 quả núi giữa lòng hồ, tương truyền rằng đây là 6 quả chuông của nhà trời đưa xuống; hậu thất tinh là đằng sau có 7 ngọn núi có thể phát sáng khi có ánh sáng vào ban đêm).

Ngôi chùa được thi công bởi rất nhiều những người thợ thủ công lành nghề của Phật giáo, Ấn Độ giáo, Hồi giáo và Thiên Chúa giáo. Năm 2000, khi khảo sát làm thủy lợi lòng hồ Tam Chúc, công nhân xây dựng đã phát hiện ra rất nhiều dấu tích các hiện vật liên quan đến chùa Tam Chúc xưa. Từ các hiện vật khảo cổ, bước đầu có thể kết luận rằng chùa Tam Chúc đã có niên đại trên 1000 năm.

Trải qua rất nhiều năm tháng, giờ chỉ còn lại những di tích cột gỗ, cột đá, xà đá còn vùi lấp ở nền móng cũ, trong đó có những cột gỗ có đường kính trên 1m, những xà đá, cột đá rất lớn mà chúng ta chưa thể hiểu được ông cha ta trước kia dựng chùa bằng cách nào với kích thước lớn như vậy.

Ngôi chùa Tam Chúc được xây dựng lại có tới 12.000 bức tranh đá miêu tả các sự tích của Đức Phật, được những người Hồi giáo Indonesia tạc bằng đá núi lửa ở Indonesia sau đó đưa sang Việt Nam.

 

Chùa Tam Chúc đang thiết lập một vườn cột kinh khổng lồ với 1.000 cột đá, mỗi cột cao 12m, nặng 200 tấn. Hiện tại đang dựng được khoảng 36 cột kinh do các nghệ nhân lành nghề Việt Nam tạc và dựng. Đây sẽ là vườn cột kinh lớn nhất thế giới khi hoàn thành.

Trên trục thần đạo Chùa Tam Chúc gồm: Chùa Ngọc, Điện Tam Thế, Điện Pháp Chủ, Điện Quan Âm, Cổng Tam Quan, Phòng họp Quốc tế. Những ngôi điện, các pho tượng Phật tại chùa Tam Chúc có diện tích, kích thước rất lớn.

Chùa Ngọc nằm trên đỉnh núi Thất Tinh đang được thi công bởi những nghệ nhân Ấn Độ giáo và sẽ sớm hoàn thành trong năm 2018.

Điện Tam Thế có chiều cao 39m, diện tích sàn 5.400m², giúp cho 5.000 Phật tử có thể hành lễ cùng một lúc. Bên dưới Điện Tam Thế là Điện Pháp chủ với pho tượng bằng đồng nguyên khối nặng 150 tấn.

Phòng họp Quốc tế nổi trên mặt hồ, có diện tích sàn 10.000m², có sức chứa 3.500 chỗ ngồi và Cổng Tam Quan đang trong quá trình thi công. Dự tính, thời gian hoàn thành quần thể chùa vào năm 2048. Từ khi khởi công đến khi hoàn thành là 50 năm.

Quần thể khu du lịch Tam Chúc, Ba Sao thực sự là một điểm đến tâm linh hấp dẫn, bởi nơi đây là sự kết hợp hoàn hảo giữa vẻ đẹp cổ kính của ngôi chùa nghìn năm tuổi với vẻ hùng vĩ của non nước bao la. Đặc biệt, không khí trong lành và tiếng chim hót líu lo giữa núi rừng rộng lớn là điều mà bất kỳ du khách nào cũng sẽ không thể nào quên khi đặt chân đến mảnh đất này.

Hiện nay, hệ thống giao thông kết nối Hà Nội và Hà Nam vô cùng thuận lợi. Chùa Tam Chúc cách chùa Bái Đính 30km và cách chùa Hương 4,5km tạo thành một quần thể ”Tam giác vàng” du lịch tâm linh, nhằm đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí của khách du lịch trong và ngoài nước. Với mục tiêu quản lý, khai thác hiệu quả các giá trị về cảnh quan thiên nhiên, bảo tồn giữ gìn cảnh quan môi trường sinh thái bền vững, trong thời gian không xa, khu du lịch Tam Chúc sẽ là điểm nhấn và được kỳ vọng sẽ tạo bước đột phá trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cho tỉnh Hà Nam.

Bình luận (2)
Thái Hưng Mai Thanh
7 tháng 2 2022 lúc 20:52

Tham khảo:

CHÙA BÀ ĐANH- NÚI NGỌC

Vị trí: Chùa Bà Đanh - núi Ngọc thuộc thôn Đanh Xá, xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Đặc điểm: Chùa thờ Bà Chúa Đanh (thần Pháp Vũ) nổi tiếng linh thiêng.Ngôi chùa cách thị xã Phủ Lý 10km, nằm ở phía hữu ngạn sông Ðáy. Khu danh thắng này có diện tích khoảng 10ha, với phong cảnh trời mây sông nước hữu tình, ở xa làng xóm nên tĩnh mịch. Ngôi chùa hướng chính nam nhìn ra dòng sông Đáy nên thơ. Tương truyền chùa có từ thế kỷ thứ 7, ban đầu nơi đây là một ngôi đền nhỏ thờ tứ pháp (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện). Đến đời vua Lê Hy Tông (1675-1705), đền được xây dựng lại to đẹp khang trang hơn. Người dân thấy phong cảnh đẹp, đền linh thiêng nên chuyển ngôi đền ở vị trí thường bị ngập lụt và rước tượng Phật về phối thờ, từ đó gọi là chùa Bà Đanh. Một trong số báu vật ở đây là bức tượng Bà Chúa Đanh (thần Pháp Vũ) tư thế ngồi trên ngai, toàn bộ đặt trên một gốc cây to; nhiều di vật khác được lưu giữ mang phong cách thời Lý - Trần.Sau khi thắp hương ở chùa, du khách đi tiếp lên đỉnh núi Ngọc, qua khu vườn cây trái xum xuê, trong đó có cây si già ngàn năm tuổi.Với cảnh quan trời mây sông nước hữu tình, lại có chùa Bà Đanh rất linh thiêng, điểm du lịch này ngày càng thu hút đông đảo khách thập phương đến lễ Phật và vãn cảnh.

Bình luận (1)
zero
7 tháng 2 2022 lúc 20:51

tham khảo 

Khu du lịch Tam Chúc (Ba Sao Hà Nam) được mệnh danh là 'Vịnh Hạ Long trên cạn', nơi khoác trên mình vẻ ngút ngàn và đẹp như cõi mộng, nơi mà du khách đến sẽ cảm nhận được sự thuần khiết, thanh bình và yên ả đến lạ thường.

Quần thể khu du lịch Tam Chúc tọa lạc trên mảnh đất Ba Sao, Kim Bảng, Hà Nam. Nơi đây được Thủ tướng công nhận là Khu du lịch quốc gia theo Quyết định số 201/QĐ-TTG ngày 22/01/2013. Đặc biệt, Chùa Tam Chúc sẽ là nơi đăng cai Đại lễ Vesak năm 2019 (Đại hội Phật giáo thế giới) tổ chức vào tháng 5/2019 và cũng là thời điểm Chùa được khánh thành giai đoạn I.

Chùa Tam Chúc có tổng diện tích gần 5.000 ha, bao gồm hồ nước: 1.000 ha, núi đá rừng tự nhiên: 3.000 ha, các thung lũng: 1.000 ha. Đây là ngôi chùa vô cùng đặc biệt với cảnh quan hùng vĩ: Tiền lục nhạn, hậu thất tinh (tiền lục nhạn nghĩa là mặt trước chùa có 6 quả núi giữa lòng hồ, tương truyền rằng đây là 6 quả chuông của nhà trời đưa xuống; hậu thất tinh là đằng sau có 7 ngọn núi có thể phát sáng khi có ánh sáng vào ban đêm).

Ngôi chùa được thi công bởi rất nhiều những người thợ thủ công lành nghề của Phật giáo, Ấn Độ giáo, Hồi giáo và Thiên Chúa giáo. Năm 2000, khi khảo sát làm thủy lợi lòng hồ Tam Chúc, công nhân xây dựng đã phát hiện ra rất nhiều dấu tích các hiện vật liên quan đến chùa Tam Chúc xưa. Từ các hiện vật khảo cổ, bước đầu có thể kết luận rằng chùa Tam Chúc đã có niên đại trên 1000 năm.

Trải qua rất nhiều năm tháng, giờ chỉ còn lại những di tích cột gỗ, cột đá, xà đá còn vùi lấp ở nền móng cũ, trong đó có những cột gỗ có đường kính trên 1m, những xà đá, cột đá rất lớn mà chúng ta chưa thể hiểu được ông cha ta trước kia dựng chùa bằng cách nào với kích thước lớn như vậy.

Ngôi chùa Tam Chúc được xây dựng lại có tới 12.000 bức tranh đá miêu tả các sự tích của Đức Phật, được những người Hồi giáo Indonesia tạc bằng đá núi lửa ở Indonesia sau đó đưa sang Việt Nam.

Chùa Tam Chúc đang thiết lập một vườn cột kinh khổng lồ với 1.000 cột đá, mỗi cột cao 12m, nặng 200 tấn. Hiện tại đang dựng được khoảng 36 cột kinh do các nghệ nhân lành nghề Việt Nam tạc và dựng. Đây sẽ là vườn cột kinh lớn nhất thế giới khi hoàn thành.

Trên trục thần đạo Chùa Tam Chúc gồm: Chùa Ngọc, Điện Tam Thế, Điện Pháp Chủ, Điện Quan Âm, Cổng Tam Quan, Phòng họp Quốc tế. Những ngôi điện, các pho tượng Phật tại chùa Tam Chúc có diện tích, kích thước rất lớn.

Chùa Ngọc nằm trên đỉnh núi Thất Tinh đang được thi công bởi những nghệ nhân Ấn Độ giáo và sẽ sớm hoàn thành trong năm 2018.

Điện Tam Thế có chiều cao 39m, diện tích sàn 5.400m², giúp cho 5.000 Phật tử có thể hành lễ cùng một lúc. Bên dưới Điện Tam Thế là Điện Pháp chủ với pho tượng bằng đồng nguyên khối nặng 150 tấn.

Phòng họp Quốc tế nổi trên mặt hồ, có diện tích sàn 10.000m², có sức chứa 3.500 chỗ ngồi và Cổng Tam Quan đang trong quá trình thi công. Dự tính, thời gian hoàn thành quần thể chùa vào năm 2048. Từ khi khởi công đến khi hoàn thành là 50 năm.

Quần thể khu du lịch Tam Chúc, Ba Sao thực sự là một điểm đến tâm linh hấp dẫn, bởi nơi đây là sự kết hợp hoàn hảo giữa vẻ đẹp cổ kính của ngôi chùa nghìn năm tuổi với vẻ hùng vĩ của non nước bao la. Đặc biệt, không khí trong lành và tiếng chim hót líu lo giữa núi rừng rộng lớn là điều mà bất kỳ du khách nào cũng sẽ không thể nào quên khi đặt chân đến mảnh đất này.

 

 

Hiện nay, hệ thống giao thông kết nối Hà Nội và Hà Nam vô cùng thuận lợi. Chùa Tam Chúc cách chùa Bái Đính 30km và cách chùa Hương 4,5km tạo thành một quần thể ”Tam giác vàng” du lịch tâm linh, nhằm đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí của khách du lịch trong và ngoài nước. Với mục tiêu quản lý, khai thác hiệu quả các giá trị về cảnh quan thiên nhiên, bảo tồn giữ gìn cảnh quan môi trường sinh thái bền vững, trong thời gian không xa, khu du lịch Tam Chúc sẽ là điểm nhấn và được kỳ vọng sẽ tạo bước đột phá trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cho tỉnh Hà Nam.

 

Bình luận (0)
LƯƠNG MINH TRANG
Xem chi tiết