Ngữ văn

Hà Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Việt Dũng
19 tháng 9 2023 lúc 17:36

Tham khảo

Nhắc đến vùng quê Việt Nam, ta thường nghĩ ngay tới cây đa, giếng nước, sân đình, lũy tre làng. Đó là những hình ảnh đã quá đỗi thân quen. Nhưng chỉ thế thôi thì vẫn chưa đủ. Ở làng quê Việt Nam còn có một loài vật hết sức thân thuộc nữa đó chính là con bò. Loài vật này đã có nguồn gốc từ lâu đời và không phải chỉ ở Việt Nam mới có.

Từ rất lâu về trước loài bò đã xuất hiện ở châu Âu. Thời điểm ấy chúng là những con bò rừng, sống bản năng hoang dã. Bò là loài động vật có vú, thân hình của chúng to khỏe, vạm vỡ nhưng không cao. Bụng con bò to, dưới bụng có những đầu vú nhỏ. Mỗi con bò có cân nặng khoảng 200 – 350kg. Bò phát triển rất nhanh và có khả năng sinh sản tốt. Chúng ít bị bệnh tật, có khả năng chịu khổ và thích nghi với môi trường sống tốt. Nhìn bề ngoài, ta có thể phân biệt được con đực và con cái. Những con cái có cái đầu thanh, sừng ngắn, nhỏ. Đầu của con đực thì thô hơn, sừng dài chĩa về phía trước. Mõm của bò đực ngắn nhưng mõm của bò cái lại dài, có thể nhìn rõ được mạch máu và gân mặt. Mắt của bò to, lông mi dài, cong vút và nhìn rất tinh anh. Bò cái có cổ thanh, bò đực thì cổ to. Cổ của chúng có nhiều nếp nhăn nhỏ. Bò cái yếm kéo dài từ hầu đến vú còn bò đực yếm kéo dài từ hầu đến xương ức. Bò là loài động vật có 4 chân, 2 chân trước thẳng, 2 chân sau đi thường chạm kheo. Sau 24 tháng tuổi, các chiều dài phát triển của bò chậm lại và đến khoảng 60 tháng tuổi thì ổn định. Khối lượng, kích thước và các chiều đo của bò ở từng vùng miền khác nhau cũng sẽ có sự khác nhau.

Thức ăn chính của bò là rơm rạ, cỏ,… Mặc dù chúng có sức chịu đựng tốt nhưng không được để bò ở trong điều kiện thời tiết quá rét hoặc mưa to. Nếu để bò mắc phải dịch bệnh thì sẽ rất khó chữa. Hệ tiêu hóa của bò khá phức tạp, gồm 4 túi dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách và dạ múi khế. 2/3 diện tích dạ dày của bò chính là dạ cỏ. Đây cũng là túi đặc biệt nhất bởi tại đây hàng loạt phản ứng sinh hóa học được tiến hành liên tục để phân giải tiêu hóa và hấp thụ thức ăn. Rãnh thực quản hình lòng máng từ thượng vị dạ dày chạy qua dạ cỏ, dạ tổ ong và dạ lá sách. Tiếp theo dạ cỏ là dạ tổ ong được nối với dạ cỏ bằng một miệng lớn. Dạ tổ ong gồm nhiều ngăn nhỏ như tổ ong nhờ vậy bề mặt tiếp xúc với thức ăn tăng lên và giữ vật lạ lại. Trong khi đó, dạ lá sách lại gồm nhiều lá to nhỏ khác nhau như những trang sách để dễ ép thức ăn nửa lỏng xuống dạ múi khế.

Trước đây, người ta thường dùng bò để lấy sức kéo, trở các đồ cồng kềnh. Ngày nay, bò chủ yếu được nuôi để cung cấp thức ăn cho con người. Giá thịt bò trên thị trường dao động từ 250 – 300 nghìn/kg. Trong thịt bò có chứa nhiều protein tốt cho sức khỏe của con người. Thịt bò còn trở thành đặc sản của một vài nơi như lễ hội chợ Viềng (Vụ Bản – Nam Định). Đầu năm khi đến đây người ta thường mua thịt bò về để cầu may.

Hiện nay ở Việt Nam có nuôi nhiều giống bò như bò phương Nam, bò vàng, bò lấy thịt,… Phần lớn chúng đều có khả năng chống chịu tốt với thời tiết khắc nghiệt. Nhờ có con bò, đời sống của người nông dân cũng khấm khá hơn nhiều. Mỗi chúng ta hãy biết yêu thương loài động vật này hơn để chúng trở thành bạn của nhà nông.

Bình luận (0)
lý thị ngọc chuyên
Xem chi tiết
Nguyễn Việt Dũng
19 tháng 9 2023 lúc 17:38

Tham khảo

Dân tộc Việt Nam đã trải qua hàng nghìn năm dưng nước và giữ nước. Và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định rằng: " Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sống vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”. Câu nói này đã khẳng định về lòng yêu nước to lớn trong mỗi người dân Việt Nam luôn được nuôi dưỡng và hiện hữu để bảo vệ tổ quốc, non sông.

Vì thế đã tạo nên truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam là truyền thống yêu nước, truyền thống được hun đúc và phát huy trong suốt quá trình phát triển của đất nước Việt Nam. Người dân Việt Nam luôn ghi nhớ lịch sử hào hùng của các thế hệ đi qua trong lịch sử như các vị vua Hùng, Hai Bà Trưng, Bà Triệu, và các triều đại: Ngô, Đinh, Tiền, Lê, Lý, Trần,... Trong mỗi thời kỳ lịch sử, truyền thống yêu nước luôn có những biểu hiện riêng bởi điều kiện lịch sử khách quan và hệ tư tưởng nhất định những mục đích duy nhất vẫn là bảo vệ và gìn giữ bờ cõi non sông đất nước, bảo vệ nền độc lập dân tộc.

Truyền thống yêu nước của mối người dân Việt Nam được thể hiện sâu sắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Bởi truyền thống yêu nước đã tạo nên sức mạnh về chính trị - tinh thần, mà cốt lõi là sức mạnh về nhân tố con người. Truyền thống yêu nước là cơ sở cơ bản để xây dựng và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Hơn nữa truyền thống yêu nước còn phát huy sự sáng tạo của nhân dân trong kháng chiến, phát huy được sức mạnh thời đại để giành lấy độc lập tự do. Các giá trị về truyền thống yêu nước của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống mỹ được nâng lên một tầm cao mới, là giá trị công lý được nhân loại thừa nhận sự tiến bộ. Vì qua đó thì lòng yêu nước của nhân dân là vì quyền tự do, độc lập, tự quyết của nhân dân; lòng yêu nước vì quyền được sống trong một đất nước hoà bình và hạnh phúc của con người;…

Ngày nay truyền thống yêu nước của người dân vẫn luôn hiện hữu trong những vấn đề đời sống thường ngày. Đất nước đã trải qua đợt dịch bệnh khủng khiếp Covid-19 cùng thế giới nhưng người dân Việt Nam luôn có lòng yêu nước và bảo vệ đồng bào lúc khó khăn. Điển hình là mọi người dân luôn ủng hộ, tình nguyện trong công tác phòng, chống dịch bệnh. Họ không quản ngại khó khăn, gian nan và bệnh tật đang vây quanh mà đưa tay giúp đỡ những người đang nằm trong vùng dịch. Bởi với họ dịch bệnh cũng là một loại kẻ thù phá hoại sự yên bình, hạnh phúc của một đất nước. Chiến tranh đẩy lùi dịch bệnh cũng là tình yêu nước vô bờ của mỗi công dân Việt Nam.

Trong thời kỳ phục hồi nền kinh tế hiện nay do dịch bệnh gây nên thì lòng yêu nước cũng luôn trực chờ trong lòng dân tộc Việt Nam. Lòng yêu nước luôn thể hiện bằng cách học tập và làm việc để đất nước được phát triển, phục hồi nền kinh tế do dịch bệnh hoành hành. Vì thế mỗi người dân luôn làm việc, sáng tạo chăm chỉ đưa ra những hướng đi cho sự phát triển kinh tế. Cùng với đó là giáo dục thế hệ trẻ về lòng yêu nước bởi giáo dục lòng yêu nước là một vũ khí sắc bén trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước trong giai đoạn hiện nay. Giáo dục cho thế hệ trẻ lòng yêu nước cũng chính là giáo dục thái độ đúng đắn đối với các bậc ông cha đã đi trước. Lòng yêu nước cũng là những nguyên lý đạo đức tiềm ẩn trong tâm trí của mọi người dân Việt Nam giúp cho họ tự nhiên phản ứng đúng với lẽ phải, đúng với quyền lợi và danh dự của dân tộc khi có sự cố xảy ra. Lòng yêu nước không có sẵn khi dân tộc xuất hiện, đó là tất cả những giá trị tinh thần được hình thành và phát triển cùng với lịch sử của dân tộc.

Như vậy, tìm hiểu về lịch sử truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam là mỗi người dân hiểu về cốt lõi truyền thống yêu nước của dân tộc, giáo dục về lòng yêu nước và luôn tự hào về những truyền thống tốt đẹp ấy.

Bình luận (0)
Ngô đức vinh
Xem chi tiết
an khánh
Xem chi tiết
Nguyễn Việt Dũng
19 tháng 9 2023 lúc 17:40

Ý cậu là dàn bài hay sao ạ

Bình luận (0)
Đoàn Trần Quỳnh Hương
19 tháng 9 2023 lúc 19:41

Bạn tham khảo dàn ý của mình từng viết nha:

1. Mở bài

- Dẫn dắt, giới thiệu về khung cảnh công viên Merlion.

-> Mùa hè vừa qua em được bố thưởng cho một chuyến đi đến công viên Merlion ở Singapore.

2. Thân bài:

Miêu tả thời tiết hôm em đến công viên

+ Trời vừa hửng sáng, không khí trong lành, có chút se lạnh của sương đêm

+ Bầu trời mùa hè cao vời vợi và trong xanh vô ngần mang theo những cơn gió mát rười rượi, đem đến cảm giác khoan khoái tinh thần. 

+ Từ chân trời, những ánh sáng dần hòa tan ra không gian. Cảnh vật hiện ra ngày càng rõ nét.

- Miêu tả công viên:

+ Vạn vật vẫn còn đang được phủ lên một lớp sương mỏng, lành lạnh

+ Những đóa hoa hồng được trồng trong khuôn viên trong khuôn viên đua nhau nở rộ chào ngày mới

+ Mặt hồ ở giữa công viên phẳng lặng thỉnh thoảng gợn sóng lăn tăn nô đùa cùng nàng gió. 

+ Bức tượng Sư tử nửa thân cá quay mặt về phía Đông và theo người dân ở đây, thì linh vật của đất nước được đặt theo hướng mang lại sự thịnh vượng. Rất nhiều người đứng lại chụp ảnh cùng. 

+ Có vài chú bồ câu đã gù gù đi ra cạnh hồ, lững thững đi lại.

+ Do gia đình em đến sớm nên có thể tận hưởng hoàn toàn không khí tĩnh lặn. Cả không gian chỉ nghe thấy tiếng chim hót lích rích, tiếng hoa cỏ xào xạc. 

Hoạt động của con người:

- Dần dần, không khí ở công viên trở nên ồn ào hơn bởi mọi người dần đến đây để thăm quan. 

+ Mọi người đều tập chung đến chỗ bức tượng Sư tử biển để chụp ảnh

+ Có các bạn nhỏ lần đầu được đến đây chạy nhảy đùa nghịch vô cùng khoái chí

+ Mỗi người một hoạt động, nhưng ai cũng vui vẻ, trò chuyện rôm rả. Không khí công viên trở nên náo nhiệt hơn hẳn. 

3. Kết bài

- Ấn tượng, suy nghĩ của em về công viên Merlion: em rất yêu thích và hi vọng được đến đây thêm lần nữa. 

Bình luận (0)
Đinh Ngọc Anh
Xem chi tiết
Đoàn Trần Quỳnh Hương
19 tháng 9 2023 lúc 10:24

Khi tôi đọc “Nếu cậu muốn có một người bạn” trích trong Hoàng tử bé, tôi đã bị ấn tượng bởi nhân vật Hoàng Tử Bé. Nhân vật này hiện lên với tính cách ngây thơ, hồn nhiên nhưng không kém phần sâu sắc. Sau khi nghe Cáo kể cho cậu nghe về Trái Đất, về con người và nói về việc “cảm hóa”. Hoàng tử bé đã nhanh chóng hiểu ra ý nghĩa thật sự của tình bạn và bông hoa của cậu là duy nhất. Cậu sẵn sàng từ bỏ tất cả để trở về bên bông hoa quý giá của mình. Hành động ấy thật dứt khoát và dũng cảm.

Bình luận (0)
2TQEFSCF32
Xem chi tiết
Đoàn Trần Quỳnh Hương
19 tháng 9 2023 lúc 10:20

Cáo sau khi từ biệt Hoàng Tử Bé rất đau lòng. Người bạn vừa mới thân quen nay đã phải từ biệt không biết bao giờ mới có thể gặp lại. Dẫu vậy Cáo vẫn không hề hối hận vì được gặp gỡ cùng trò chuyện với Hoàng Tử Bé. Thật sự, Cáo mong muốn đến ngày được gặp lại Hoàng Tử Bé. Cáo sẽ đồng ý cùng cậu chu du khắp vũ trụ, đồng hành cùng nhau mãi mãi...

Bình luận (0)
inaral
Xem chi tiết
Đoàn Trần Quỳnh Hương
19 tháng 9 2023 lúc 0:07

Nội dung của truyện lịch sử trong văn bản Minh Sư là:

- Bày tỏ sự tôn kính của tác giả Thái Bá Lợi sau khi Đoàn Quốc công Nguyễn Hoàng qua đời

- Lời ca ngợi Đoan Quốc công là bậc kiệt hiệt, mỗi bước đi đều tính toán kĩ càng, tính được thời vận như thần.

Nghệ thuật của truyện lịch sử trong văn bản Minh Sư là:

- Tạo dựng bối cảnh: Thời Trịnh – Nguyễn phân tranh. Nguyễn Hoàng buộc phải rời kinh để đi sâu vào vùng đất phía Nam.

- Xây dựng cốt truyện hấp dẫn người đọc gây sự hứng thú tò mò

- Khắc họa nhân vật: Chân dung rõ nét của Nguyễn Hoàng: dũng cảm, can trường, khôn khéo, quyết đoán

- Ngôn ngữ kể chuyện: Ngôn ngữ lịch sử, nghệ thuật trần thuật,…

Bình luận (0)
Đoàn Trần Quỳnh Hương
18 tháng 9 2023 lúc 22:22

Đoạn thơ trên là lời hỏi thăm quan tâm của những anh lính dành cho cuộc sống các em nhỏ. Các anh chiến đấu để bảo vệ hòa bình và cũng chính là cho những em nhỏ được cắp sách tới trường, được tiếp cận với giáo dục và xây dựng đất nước. Nếu chưa thể đi học, các anh "dựng cho em trường mới nữa". Các anh đã thành công đẩy lùi những kẻ xâm lược các em có thể yên tâm học tập giữa "đồi hoang" không còn tiếng mưa bom bão đạn. Phải chăng "tiếng các em thánh thót quanh làng" chính là niềm vui của mọi trẻ em trên dải đất hình chữ S được sống và học tập khi đất nước đã độc lập. Và tiếng hát ấy cũng là lời cảm ơn những anh lính dũng cảm đã luôn chiến đấu và sẵn sàng hi sinh vì cuộc sống hạnh phúc của những thế hệ sau...

Bình luận (0)
TrungHieu Nghiêm
Xem chi tiết
Nguyễn Việt Dũng
19 tháng 9 2023 lúc 0:19

Tham khảo
Trong đoạn trích “Đi lấy mật” có rất nhiều chi tiết thú vị, nhưng em thích nhất là đoạn tác giả miêu tả lại khung cảnh thiên nhiên của rừng tràm khi “ban mai dần dần biến đi”. Theo lời kể của An, khi mấy cha con ăn cơm xong thì bóng nắng mới bắt đầu lên, gió cũng bắt đầu thổi rao rao cùng với vô vàn ánh sáng vàng gieo xuống mặt đất. Đó quả thật là một khoảnh khắc đáng quý đầu tiên khi một ngày mới bắt đầu. Ở nơi rừng tràm hoang sơ ấy, tiếng chim hót líu lo trên rặng cây, nắng làm bốc hương hoa tràm lên ngây ngất, gió đưa mùi hương lan ra khắp rừng. Chao ôi! Thử hình dung về một vẻ đẹp tinh khôi đến thế, lòng người mới cảm thấy nhẹ bâng, như được gột rửa hết bao muộn phiền. Đặc biệt hơn cả, chúng ta không thể không kể đến hình ảnh của mấy con kì nhông nằm vươn mình phơi lưng trên gốc cây mục, chúng luôn luôn biến đổi màu sắc không ngừng mỗi khi có biến động nào đó và hàng nghìn con chim đủ các loại đang vỏt cánh bay lên. Chi tiết mô tả vẻ đẹp phong phú, sống động của rừng thực sự đã để lại ấn tượng không thể nào quên cho người đọc.

Bình luận (0)