Ngữ văn

Nguyễn Doãn Quang
Xem chi tiết
Phương Thảo?
2 tháng 5 2022 lúc 16:36

tham khảo

Bài học đầu tiên mà Dế Mèn rút ra qua câu chuyện với Dế Choắt là: Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn cũng mang vạ vào mình… Nhà văn đã mượn lời của Dế Choắt trước khi chết để nhắc nhở các bạn đọc nhỏ tuổi không nên kiêu căng, tự mãn.

Bình luận (0)
Vũ Trọng Hiếu
2 tháng 5 2022 lúc 16:37

ở đời mà có thói hung hăng , bạy bạ có óc ko bt nghĩ , só muộ cũng sẽ chuốc họa vào thân

Bình luận (0)
Thu Hồng Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Khanh
Xem chi tiết
Điệp Hoàng
2 tháng 5 2022 lúc 16:31

Tham khảo :

    Trong cuộc sống ta bắt gặp rất nhiều tình bạn gắn bó keo sơn son sắt thủy chung như tình bạn giữa Lý Bạch với Mạnh Hạo Nhiên, tình bạn giữa Các mác và Ăng ghen những tình bạn vượt lên trên tất cả vật chất để đến với nhau, tình bạn của họ hết sức trong sáng. Trong sáng tác văn chương thì chủ đề tình bạn cũng là một chủ đề được rất nhiều nhà văn đề cập tới. Trong số đó không thể không kể tới bài bác đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến.

Bài thơ là cảm xúc hồ hởi khi bạn đến chơi nhà sự gặp mặt giữa những người bạn tri âm tri kỉ.

Đã bấy lâu nay bác đến nhà

Câu thơ cho thấy sự vui sướng của chủ nhà khi được người bạn tới thăm. Có lẽ đã rất lâu rồi họ không gặp mặt nhau không có dịp hàn huyên tâm sự. Khung cảnh tay bắt mặt mừng hồ hởi thật là xúc động. Sự mong mỏi bấy lâu của chủ nhà nay đã thành sự thật bạn bè tri kỉ đã tới thăm nhau thật là quý. Cách xưng hô bác thể hiện sự thân mật như anh em trong một nhà tình bạn gắn bó son sắt thủy chung.

Lâu ngày không gặp nhau hẳn chủ nhà sẽ thiết đãi bạn mình một cách trọng thị và chu đáo, nhưng hoàn cảnh thật làm cho người ta khó xử.

Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa

Ao sâu nước cả, khôn chài cá

Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà

Cải chửa ra cây, cà mới nụ

Bầu vừa rụng rốn, mướp đơm hoa

Tác giả khắc họa lên hình ảnh về cuộc sống làng quê chân chất và thân thuộc ta đọc mà cảm thấy thân thương gần gũi quá như chính quê mẹ quê bà. Chốn quê tuy nghèo nhưng cảnh vật thì thật sự sống động, có ao cá in bóng những hàng tre xanh mát, có những đàn gà thẩn thơ theo mẹ mỗi lúc chiều về, có giàn bầu giàn mướp sai trĩu quả như những đàn lợn con.

Bạn lâu ngày tới chơi lẽ ra phải làm mâm cơm hàn huyên nhưng nếu vướng phải tình cảnh như tác giả thì quả thật có ao có ruộng có vườn mà cũng như không. Rời chốn quan trường đấu đá thiệt hơn cự tuyệt mọi sự cám dỗ mọi lầu son gác tía gấm lụa ấm êm Nguyễn Khuyến đã trở về quê sống một cuộc đời thanh bạch gắn bó với làng quê gắn bó với cuộc sống tằn tiện đạm bạc nhưng giàu có sảng khoái về tinh thần. Tác giả đã biến cái nghèo cái khó trở thành điều hết sức bình thường, tác giả đã thi vị hóa khi nói về cái nghèo. Cách nói ngôn ngữ thơ có chút gì đó hóm hỉnh chất phác và lạc quan của những con người sống nơi làng quê. Tính chất tự trào ngôn ngữ tự trào thể hiện khá rõ nét trong bài thơ này .

Bài thơ viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật nhưng sự phát triển ý thơ khá bất ngờ không theo cấu trúc (đề, thực, luận, kết) như ở thơ Đường truyền thống. Đó là một sự đặc biệt như chính cái cách hai người bạn trong khách đến chơi hà gặp gỡ và trong chuyện với nhau.

Các từ (sâu, cả, rộng, thưa) các trạng từ chỉ tình trạng (khôn, khó) các trạng từ chỉ sự tiếp diễn của hành động (chửa, mới, vừa, đương) hô ứng bổ trợ cho nhau một cách rất khéo léo, dung dị gần gũi và tự nhiên. Một cuộc sống giản dị nhưng cũng hết sức đáng yêu hiện ra:

Đầu trò tiếp khách, trầu không có

Dân gian ta có câu: Miếng trầu là đầu câu chuyện. Miếng trầu là sự lịch thiệp xã giao là thứ tối thiểu cần phải có khi bắt đầu một câu chuyện. Vậy mà nhà cụ tam nguyên yên đổ một vị quan lớn trong triều đình mà miếng trầu cũng không có, quả thật là một sự tự trào lớn lao của tác giả. Những thứ vật chất bình thường nhất đem ra tiếp bạn cũng không có. Bạn đến chơi nhà chỉ có tấm lòng có sự chân thành cảm thông cho nhau. Vật chất dù là nhỏ nhất cũng bị gạ sang một bên nhường chỗ cho những tấm lòng tri âm tri kỉ với nhau. Thật đáng ngưỡng mộ những tình bạn như vậy.

Ai đã đọc bài thơ Nguyễn Khuyến khóc Dương Khuê thì sẽ không khỏi kìm lòng xúc động trước tình bạn gắn bó keo sơn của họ

Bác Dương thôi đã thôi rồi

Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta

Nhớ từ thuở đăng khoa ngày trước

Tôi với bác hôm sớm có nhau

Kết thúc bài thơ thật là giản dị: Bác đến chơi đây ta với ta. Vượt lên mọi rào cản vật chất chỉ là những thứ phù du bọt bể tình cảm họ dành cho nhau thật đáng quý như viên ngọc luôn sáng long lanh. Ý chất chứa bao nhiêu cảm xúc dạt dào trìu mến lời thơ giản dị đã vẽ lên chân dung một tình bạn đẹp mẫu mực của mọi thời đại. 

Bình luận (0)
Lê Loan
Xem chi tiết
Huỳnh Kim Ngân
2 tháng 5 2022 lúc 16:26

bạn tham khảo nha

-Trong câu đặc biệt phần cấu tạo của câu không có chủ ngữ hay vị ngữ. Vì thế mà không thấy khôi phục cấu tạo chủ vị của chúng. Trung tâm của cú pháp luôn là từ và cụm từ.

-Trong câu rút gọn hai thành phần chủ vị đã bị lược bỏ đi. Điều này giúp cho câu trở nên ngắn gọn hơn. Tùy vào từng hoàn cảnh mà có thể xác định được các thành phần chủ vị có thể lược đi. Trong nhiều trường hợp thành phần chủ vị có thể được khôi phục lại.

Ví dụ như:

-“ Lại mưa! Cơn mưa to như trút nước”. Trong câu “Lại mưa” là câu đặc biệt, chúng không theo mô hình chủ vị. Các thành phần đó không thể khôi phục được.

-“Đi uống trà sữa không?” Đây là một câu rút gọn, câu hoàn chỉnh có mô hình chủ vị.

chúc bạn học tốt nha

Bình luận (1)
Linh Chi
Xem chi tiết
Huỳnh Kim Ngân
2 tháng 5 2022 lúc 16:21

bạn tham khảo nha

Đất nước ta đang trong thời kì hội nhập các nền văn hóa, kinh tế của nước ngoài. Kèm theo đó, trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là rất quan trọng. Bản sắc văn hóa dân tộc là giá trị gốc, căn bản, cốt lõi, tiêu biểu nhất, bản chất nhất, được hình thành và phát triển suốt quá trình phát triển đất nước, là nền tảng mang tính trường tồn, bền vững, mang tính dân tộc sâu sắc. Nó được biểu hiện ở nhiều phương diện: cách sống, lối sống, ăn ở, suy nghĩ. Vậy tại sao phải giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc? Vì bản sắc văn hóa dân tộc là một trong những giá trị tạo nên vị thế, nét đặc sắc riêng của dân tộc. Mà trong thời kì hội nhập, nền văn hóa dân tộc đã bị pha trộn khá nhiều. Việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam của một số bộ phận giới trẻ hiện nay là hoàn toàn sống với cái được gọi là "nền tảng mang tính trường tồn" như: lười biếng, lãng phí, bỏ bê học hành, chạy đua theo những dòng "mốt", đua đòi. Những việc làm đó làm phai nhạt, dần đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc. Vậy nên thế hệ trẻ ngày nay cần trang bị cho mình những kiến thức toàn diện, tích cực tiếp thu khoa học kỹ thuật. Luôn đề cao văn hóa dân tộc, giữ gìn những truyền thống văn hóa tốt đẹp, không bắt chước van hóa dân tộc nước ngoài. Cần tạo ra một môi trường văn hóa lành mạnh, mang đậm đà bản sắc dân tộc. Biết tiết kiệm, trân trọng giá trị lao động và đặc biệt là cần xây dựng cho mình lối sống giản dị cao đẹp. Theo đó, học sinh cần có ý thức học hỏi, rèn luyện để không ngừng tạo lập cho mình một phong cách sống, phong cách học tập, làm việc cao đẹp, phì hợp với yêu cầu của cuộc sống ngày nay, đặc biệt giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc không bị mai một dần.

chúc bạn học tốt nha

( nếu có sai thì cho mk xin lỗi bạn nha)

Bình luận (2)
hà my
Xem chi tiết
ทջọ☪ℒαท︵²ᵏ⁸
2 tháng 5 2022 lúc 16:14

tham khảo 

Ngày nhà giáo Việt Nam là một ngày kỉ niệm được tổ chức hàng năm vào ngày 20 tháng 11 tại Việt Nam. Đây là ngày lễ hội của ngành giáo dục và là ngày nhà giáo, ngày “tôn sư trọng đạo” nhằm mục đích tôn vinh những người hoạt động trong ngành này.

1. Những ngày đầu tháng mười một, các giáo viên ở tất cả các trường trong cả nước lại sôi động với những phong trào, thi đua, các hoạt động giảng dạy tốt để chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam, đây cũng là ngày để các thế hệ học trò tri ân tới những thầy cô dạy dỗ chúng ta nên người. Vào ngày 20/11, từ lâu đã được xem là một ngày lễ "tôn sư trọng đạo" để tôn vinh các nhà giáo, người đã đứng trên bục giảng hằng ngày truyền đạt những tri thức qúy báu và cách sống trở thành người có ích cho xã hội cho những thế hệ học trò. Đây cũng là dịp để thế hệ học sinh tỏ lòng biết ơn, tri ân của mình tới những "người đưa đò thầm lặng" trên bến sông cuộc đời.

2. Lịch sử của ngày nhà giáo Việt Nam bắt đầu từ một tổ chức quốc tế của các nhà giáo dục tiến bộ thành lập ở Pari (Pháp) vào hồi tháng 7 năm 1946 có tên là F.I.S.E (Fédertion International Syndicale des Enseignants - Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục).

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Công đoàn giáo dục Việt Nam đã mở rộng quan hệ với FISE để tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế, tố cáo tội ác của bọn xâm lược đối với nhân dân ta nói chung và với các thầy cô giáo, học sinh nói riêng.

Vào mùa xuân năm 1953, Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Nguyễn Khánh Toàn làm trưởng đoàn dự Hội nghị quan trọng kết nạp Công đoàn Giáo dục của một số nước vào tổ chức FISE tại Viên (Thủ đô nước Áo), trong đó có Công đoàn Giáo dục Việt Nam. Như vậy, chỉ một thời gian ngắn sau khi thành lập, Công đoàn giáo dục Việt Nam đã được kết nạp là một thành viên của FISE.

Từ ngày 26 đến ngày 30 tháng 8 năm 1975 tại thủ đô Warszawa (Ba Lan) đã diễn ra một buổi hội nghị FISE với 57 quốc gia tham dự, trong đó có Giáo dục Công đoàn Việt Nam và quyết định lấy ngày 20/11/1958 là ngày “Quốc tế hiến chương các nhà giáo”. Ngày này, lần đầu tiên được tổ chức tại khu vực phía bắc của nước ta vào năm 1958. Nhiều năm sau ngày này cũng được tổ chức tại các vùng giải phóng ở miền nam.

Vào ngày 28/9/1982, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành quyết định số 167-HĐBT thiết lập ngày 20/11 hằng năm là ngày lễ mang tên "Ngày nhà giáo Việt Nam". Ngày 20/11 đã trở thành ngày truyền thống của ngành Giáo dục Việt Nam và gắn liền với phong tục tập quán của nước ta.

 

3. Như trở thành thông lệ, vào ngày 20/11 tất cả các trường trong cả nước lại nô nức với các hoạt động do những học sinh trong trường thực hiện như: Thi văn nghệ, lễ mít-tinh chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam, dựng trại, thi cắm hoa... và nhiều hoạt động có ý nghĩa khác. Và vào những ngày này tất cả các thế hệ học trò, cũng như những ngành nghề khác trong xã hội đều giành thời gian để chia sẻ và tri ân tới những người thầy, cô từng ngày âm thầm lặng lẽ cống hiến hết cuộc đời mình cho sự nghiệp trồng người của đất nước.

Bình luận (2)
Vũ Trọng Hiếu
2 tháng 5 2022 lúc 16:26

tk

"Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười, tháng ba"

Cứ hàng năm, những người con dân tộc Việt luôn hướng về quê hương Phú Thọ thân yêu dịp 10/3 âm lịch để tưởng nhớ công ơn của các vua Hùng dựng nước. Đó cũng là dịp mà lễ hội Đền Hùng diễn ra.

Theo lịch sử ghi lại, lễ hội Đền Hùng đã có từ lâu đời. Ngay từ thời Đinh, Lý, Tiền Lê, thời Trần thì nhân dân khắp cả nước đều tụ hội về đây lễ bái gửi lòng cảm tạ thành kính đến công ơn của mười tám đời vua Hùng đã có công dựng nước, giữ nước. Lễ hội ấy được giữ gìn cho đến ngày nay và trở thành một nét đặc sắc trong văn hóa dân tộc, cũng từ đấy ngày 10/3 âm lịch hàng năm được xem là một ngày quốc lễ của nước ta. Vào những năm lẻ, lễ hội Đền Hùng do tỉnh nhà Phú Thọ tổ chức, những năm chẵn do Trung ương phối hợp với Bộ văn hóa thể thao du lịch cùng uỷ ban tỉnh Phú Thọ phối hợp tổ chức. Dù tổ chức theo quy mô lớn hay nhỏ thì phần hội và phần lễ vẫn diễn ra vô cùng long trọng và linh đình, tín ngưỡng thờ cúng vua Hùng chính thức được UNESCO công nhận là "Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại" vào năm 2002 đã chứng minh cho sức sống lâu bền và giá trị độc đáo của lễ hội này. Nhiều địa phương trên cả nước như Đà Nẵng, Hà Nội,...đã tổ chức lễ hội này như một nét đẹp để giáo dục con cháu mai sau không quên đi nguồn cội dân tộc và cố gắng học tập dựng xây đất nước để đến đáp công lao dựng nước của ông cha.

Phần lễ gồm lễ rước kiệu và lễ dâng hương. Lễ hội rước kiệu vừa được diễn ra trong không khí đầy long trọng với những cờ, lộng, hoa đầy màu sắc. Trong làng, ai ai cũng phấn khởi và sắm cho mình bộ trang phục truyền thống để tham dự phần lễ. Đoàn đại biểu trung ương, tỉnh, thành phố đều tập trung tại một địa điểm cùng đoàn xã tiêu binh rước vòng hoa tới chân núi Hùng. Đoàn đại biểu đi sau kiệu lễ, kiệu lễ được chuẩn bị chu đáo từ trước. Chặng đường rước kiệu lên đền có tiếng nhạc phường bát âm, có đội múa sinh tiền tạo nên vẻ trang trọng của một nghi lễ dân tộc. Sau khi tới đền, đoàn người kính cẩn dâng lễ vào thượng cung, mọi việc đều tiến hành rất cẩn thận, chi tiết và nhanh chóng. Sau đó, đại biểu đại diện bộ Văn hóa thay mặt cho lãnh đạo tỉnh và nhân dân cả nước trịnh trọng đọc chúc căn lễ tổ, mọi người ai nấy đều chăm chú lắng nghe trong nỗi niềm đầy xúc động và thành kính. Tất cả đều thành tâm dâng lễ với ước nguyện mong tổ tiên phù hộ cho con cháu quê nhà.

 

Tiếp đến là lễ dâng hương, mỗi người con đến với cùng đất này đều mong muốn thắp lên đền thờ nén nhang thành kính, nhờ hương khói nói hộ tâm nguyện của lòng mình với tổ tiên. Mỗi tấc đất, ngọn cỏ, gốc cây nơi đây đều được coi là linh thiêng. Với những người ở xa không về được hoặc không có điều kiện đến đây, tới ngày này họ vẫn dành thời gian để đi lễ chùa thắp nén hương tưởng nhớ nguồn cội, đâu đâu cũng đông đúc, náo nhiệt và tưng bừng.

Xong phần lễ là đến phần hội, nếu lễ mang sự trang nghiêm thì phần hội mang đến nét vui vẻ, thoải mái cho mỗi người. Ở phần hội, nhiều trò chơi dân gian được diễn ra như chọi gà, đu quay, đấu vật hay đánh cờ tướng,.. thu hút mọi người tham gia, các đội chơi ai cũng mong phần thắng mang về danh dự cho quê mình. Bên cạnh đó, nhiều trò chơi hiện đại cũng được lồng ghép hài hòa đáp ứng thị hiếu, đam mê sở thích của mọi lứa tuổi. Đặc biệt, không thể thiếu được trong dịp lễ này là các hình thức dân ca diễn xướng, hát quan họ hay kịch nói được diễn ra bằng hình thức thi tài giữa các làng, các thôn nhằm giao lưu văn hóa, văn nghệ. Những lời ca mượt mà êm ái trong từng làn điệu Xoan - Ghẹo đầy hấp dẫn mang đậm dấu ấn vùng đất Phú Thọ. Giữa trung tâm lễ hội được trưng bày khu bảo tàng Hùng Vương lưu giữ những di vật cổ của thời đại các vua Hùng xưa, tạo điều kiện cho những người đến thăm quan tìm hiểu, chụp ảnh lưu niệm. Ngoài ra, trong khu vực diễn ra lễ hội, nhiều mặt hàng lưu niệm được bày bán cho du khách mua làm quà kỉ niệm, các dịch vụ văn hóa phẩm hay ăn uống với những món ăn truyền thống và hiện đại cũng được tổ chức linh hoạt.

Hiện nay, khi đất nước phát triển hơn, nhà nước không chỉ chăm lo đến đời sống vật chất và còn cố gắng để phát huy những giá trị tinh thần cao đẹp. Báo chí, đài truyền hình, thông tấn xã vẫn là cầu nối tuyệt vời đưa những giá trị tín ngưỡng đến với tất cả đồng bào trên mọi miền tổ quốc và nhân dân thế giới biết và hiểu hơn về những nét đẹp của lễ hội truyền thống dân tộc Việt.

Bình luận (0)
Lê Loan
Xem chi tiết
Vũ Minh Tâm
2 tháng 5 2022 lúc 16:15

Câu rút gọn là câu được rút ngắn thành phần chính trong câu và có thể khôi phục 

VD:Ngày mai,đi học

 

Bình luận (1)
ng doanh
Xem chi tiết
ng doanh
2 tháng 5 2022 lúc 16:05

không chép mạng nha các bạn

 

Bình luận (0)
phamanhkhoa
Xem chi tiết
Điệp Hoàng
2 tháng 5 2022 lúc 16:01

Tham khảo:

Nguyễn Trãi không chỉ là đại thi hào của dân tộc mà còn là một nhà thơ tiêu biểu của nền thơ ca trung đại Việt Nam. Đọng lại trong mỗi người đọc chính là những áng thơ bất hủ trong "Bình Ngô Đại cáo". Áng chính luận đã thể hiện xuất sắc tư tưởng nhân nghĩa và chân lí độc lập của nước Đại Việt. Trước hết, tư tưởng nhân nghĩa đã được đề cập đến trong những dòng thơ đầu tiên "Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân". Vậy nhân nghĩa ở đây có nghĩa là gì? Đó là an yên, hòa bình, là đem lại cho dân một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Nguyễn Trãi đã khẳng định đây chính là một trong những trách nhiệm của người lãnh đạo đất nước. Phải đảm bảo cuộc sống cho dân, phải lo cho dân và phải giữ vững nền hòa bình. Ở những vần thơ tiếp theo, chúng ta đã bắt gặp chân lí độc lập của nước Đại Việt. Thi nhân đã viết "Như nước Đại Việt ta từ trước/ Vốn xưng nền văn hiến đã lâu....". Câu thơ ấy như thay lời tác giả, khẳng định chắc nịch về núi sông bờ cõi, ranh giới của nước Đại Việt. Nước chúng ta, nước những người được hưởng nền độc lập, tự do và không có kẻ nào có quyền xâm phạm. Hơn thế nữa, nước chúng ta không thua bất kì một cường quốc nào trên thế giới, phát triển ngang bằng với các cường quốc Tống, Bình, Nguyên. Qua đây, bản thân em thấy mình có một trách nhiệm to lớn đối với quốc gia, dân tộc. Đó là trách nhiệm giữ yên bờ cõi và đưa đất nước phát triển, sánh ngang với các cường quốc năm châu. Thật vậy, Bình Ngô đại cáo chính là áng văn chính luận mẫu mực và là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của nước ta.

Bình luận (0)
phạm minh đức
Xem chi tiết