Ngữ văn

Trung Kiên Official
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
31 tháng 7 2022 lúc 13:48

Mở đoạn:

Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề "ý nghĩa của sự vô tư với tuổi học trò"

Vd: có thể dẫn từ đạo lý trong cuộc sống, sự phát triển xã hội,..v..v.

Thân đoạn:

1. Giải thích:

Sự vô tư là gì?

--> Sự vô tư có nhiều nghĩa, nhưng đối với tuổi học trò, nó có nghĩa là ít lo nghĩ nhiều chuyện (như người lớn) và hồn nhiên trong sáng.

2. Bàn luận:

- Với tuổi học trò - cái tuổi còn đi học còn là một người trẻ tuổi, tất nhiên chúng ta không nên nghĩ suy quá nhiều chuyện. Hầu hết, chúng ta chỉ cần chăm học và làm việc giúp đỡ cha mẹ là được.

- Ý nghĩa của sự vô tư với tuổi học trò:

+ Học sinh sẽ sống đúng với lưới tuổi của mình, suy nghĩ và hành động cũng vậy. 

+ Mầm non tương lai sau này của đất nước sẽ được sống thoải mái, hạnh phúc và vui vẻ.

+ Ngoài ra, học sinh còn có điều kiện để học hành tốt hơn. Tránh những suy nghĩ quá trưởng thành ảnh hưởng đến tư duy, tính cách của các bạn.

3. Mở rộng vấn đề:

- Có một số bạn ở lứa tuổi học trò nhưng lại không có sự vô tư. 

+ Phần vì các bạn tự đánh mất sự vô tư.

Lấy dẫn chứng: về các bạn tự lao đầu vào tệ nạn xã hội, lao động khổ sai, ...

+ Phần thì vì hoàn cảnh của bản thân. Các bạn phải lo lắng quá nhiều việc nên không thể vô tư mà luôn dè dặt. Ngoài ra, còn ảnh hưởng đến tâm trạng cảm xúc và tính cách các bạn.

Lấy dẫn chứng: về các bạn sinh ra trong hoàn cảnh khó khăn, về các bạn có một gia đình không hạnh phúc,..

4. Kết luận, nhận xét:

- Bởi thế, mới nói sự vô tư có ý nghĩa như thế nào với tuổi học trò.

+ Một học sinh không có sự vô tư thì đó đâu phải là học sinh nữa, đó là người trưởg thành.

- Nói gọm lại hơn, sự vô tư rất có ý nghĩa đối với tuổi học trò. 

5. Nêu suy nghĩ riêng của bản thân.

- Cái sự vô tư ấy có hay không ở học sinh tùy vào gia đình, cha mẹ.

- Theo em, một số bộ phận người lớn nên coi lại bản thân mình xem mình có điểm sáng nào để con coi theo. Để ý đến tâm trạng, cảm xúc của con mình.

Kết đoạn:

Tổng kết lại vấn đề, khẳng định lại suy nghĩ của bản thân.

Bình luận (0)
Ngọc Bảo ngọc
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
31 tháng 7 2022 lúc 11:41

PTBĐ: tự sự kết hợp với biểu cảm.

Cốt truyện: là cuộc đối thoại của cáo và hoàng tử bé, nói về việc cáo muốn có một người bạn và ý nghĩa của sự cảm hóa trong cuộc sống.

Ngôi kể: ngôi kể thứ ba.

Hệ thống nhân vật:

+ Nhân vật chính: cáo và hoàng tử bé.

+ Nhân vật phụ: bông hoa, con gà, con người.

Bình luận (0)
Ngải Nguyễn
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
31 tháng 7 2022 lúc 12:01

Mở đoạn:

Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề mình gặp phải.

Vd: có thể dẫn từ lúc mình lên trường học đang trong lớp, một buổi trời mưa, một buổi sáng nắng ấm vào mùa đông,...v...v

Thân đoạn:

- Dẫn vào bài: rồi tự nhiên trời lại trở rét đến run người, em chợt nhận ra mình quên mang áo rét.

Tả lại khung cảnh lúc đó:

- Các bạn vẫn ồn ào, nhộn nhịp vui đùa.

- Tiết trời xám xịt và âm u, thỉnh thoảng lại có một ngọn gió rét nhè nhẹ lướt qua nhưng cũng đủ để tôi lạnh cóng.

- Cây cối thì thỉnh thoảng lùa một cái rồi đứng yên.

- Nêu ra hoàn cảnh của mình lúc đó:

+ Không có bạn nào dư áo, ngồi trong lớp và cảm thấy lạnh lẽo.

+ Cảm thấy hơi mệt trong người.

+ Rồi cố gắng đến giờ ra chơi, nằm gục xuống bàn vì lạnh và mệt.

+ Bất ngờ vì tự nhiên có ai kêu tên mình, mình nhìn ra thì thấy mẹ đang cầm chiếc áo rét cho mình.

- Cảm xúc của mình lúc đó:

+ Cảm thấy biết ơn mẹ, hạnh phúc, vỡ òa.

+ Cảm giác mẹ là người cứu mình khỏi cái lạnh và sưởi ấm cho mình bằng tình yêu thương của mẹ.

+ Ngộ ra một điều qúy giá rằng người thân mình rất quan trọng, càng cảm thấy yêu mẹ hơn rất nhiều. Có lẽ vì mẹ thấy cái áo rét ở nhà mà trời lại trở rét, mẹ sợ tôi lạnh nên mặc kệ tiết trời mẹ vẫn mang áo cho tôi.

+ Tôi yêu mẹ mình hơn bất cứ điều gì trên thế gian này. Đi hết cuộc đời này, tình yêu của cha và của mẹ vẫn luôn ở đó vẫn luôn chiếm trọn trái tim của tôi.

Kết đoạn:

- Tổng kết lại sự việc

- Khẳng định lại tình yêu của mình dành cho mẹ (nó càng được sâu sắc hơn thông qua sự việc này).

- Lời nhắn nhủ đến mọi người rằng nên trân quý tình thân gia đình, đặc biệt là với người sinh thành ra mình. Cần trân trọng tình cảm thiêng liêng và quý giá đó.

Bình luận (0)
Hoàng Quốc Việt
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
31 tháng 7 2022 lúc 10:07

Mở đoạn:

Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận:"Ý nghĩa của sự sẻ chia trong cuộc sống".

Vd: có thể dẫn từ câu nói, văn bản liên quand đến vấn đề này; nói về truyền thống yêu thương mọi người xung quanh,....v.v..

Thân đoạn:

1.Giải thích: Sự sẻ chia là gì?

--> Là hành động của người này giúp đỡ, san sẻ điều gì đó với người kia.

2. Bàn luận, phân tích:

- Nêu ý nghĩa + lợi ích của sự sẻ chia trong cuộc sống:

+ Giúp cho người khác cảm thấy được yêu thương, tôn trọng.

+ Giúp cho mối quan hệ giữa mọi người với nhau trở nên tốt đẹp hơn.

+ Đồng thời, sự sẻ chia còn là điều tối thiểu mà con người ta phải có. 

+ Giúp cho ta trở thành người rộng lượng, người sống có tình cảm. 

+ Sự sẻ chia còn có thể làm thuần hóa một điều không tốt đẹp, thay đổi một con người.

3. Lợi ích của sự sẻ chia:

- Khi ta biết chia sẻ với ai đó một thứ mà mình đang có, ta sẽ cảm thấy hạnh phúc và vui vẻ trong tim mình. 

- "Cho đi và nhận lại", khi biết cho đi với tấm lòng thành thật yêu thương thì chắc chắn chúng ta sẽ được nhận lại một điều vô giá.

- Mọi người sẽ đánh giá cao nhân cách con người mình, mình sẽ trở nên có giá trị trong xã hội, cộng đồng.

- Đồng thời, khi thấy mình là người biết sẻ chia trong cuộc sống, họ sẽ tin tưởng mình hơn. Từ đó có thể mở ra rất nhiều cơ hội cho bản thân mình.

4. Dẫn chứng:

- Ví dụ khi mình gặp một người già đang khó khăn trong việc qua đường, mình giúp đỡ họ. Tâm trạng của mình khi ấy sẽ cảm thấy thoải mái, hạnh phúc tràn đầy.

- Ví dụ khi mình đi làm thiện nguyện, thấy họ hạnh phúc khi nhận được món quà thì mình cũng sẽ rất hạnh phúc. Đó mới là sống có ý nghĩa.

- Hoặc không nói xa, ví dụ khi mình có một cái bánh mà bạn mình không có mình có thể chia sẽ cho bạn. Tình bạn khi ấy sẽ trở nên bền chặt và gắn kết hơn, nếu mai mốt mình gặp khó khăn gì thì người bạn ấy cũng sẽ giúp đỡ mình.

=> Khi biết sẻ chia với mọi người trong cuộc sống, chắc chắn ta sẽ được thấy ý nghĩa của sự cho đi.

5. Người không biết sẻ chia thì như thế nào?

- Họ sẽ trở nên ích kỷ, suy nghĩ nông cạn vì lúc nào cũng không muốn giúp đỡ người khó khăn.

- Nhân cách của họ sẽ bị nhạt nhòa đi, và đương nhiên là không được ai yêu quý. Cơ hội đến với bản thân họ cũng sẽ ít đi.

6. Mở rộng vấn đề:

- Tuy nhiên, sự sẻ chia cũng phải được đặt đúng nơi, trao đúng chỗ. 

- Cần biết đâu là khi mình nên giúp đỡ và đâu là khi mình nên khuyên bảo, nhắc nhở.

- Có sự sẻ chia trong cuộc sống là rất tốt nhưng phải biết cách chia sẻ sao cho phù hợp với khả năng của mình

- Tránh việc luôn chia sẻ với người ngoài xa lạ mà quên đi người thân quan trọng.

- Người ta vẫn thường nói rằng "Của cho không bằng cách cho", cần sẻ chia bằng thái độ vui vẻ và hành động lịch sự. Như thế mới là chia sẻ.

Kết đoạn:

Tổng kết, khẳng định lại vai trò/ sự quan trọng của sự sẻ chia trong cuộc sống và ý nghĩa của nó.

- Liên hệ bản thân mình và nhắn nhủ đến mọi người nên có sự sẻ chia trong cuộc sống thông qua đoạn văn này.

Bình luận (0)
Hoàng Quốc Việt
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
31 tháng 7 2022 lúc 9:19

1.

Vì biển Chết khi nhận được nước từ nguồn thì chỉ biết giữ riêng cho mình, từ đó nước trong biển Chết trở nên mặn chát nên trong lòng biển Chết không có sự sống nào bên trong cũng như xung quanh trong khi nước ở biển hồ Ga-li-lê người có thể uống được mà cá cũng sống được.

Bình luận (0)
Phạm Bảo Ngân
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
31 tháng 7 2022 lúc 8:49

Mở đoạn:

Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề "Tả lũy trẻ"

Vd: có thể dẫn từ dịp mình về thăm làng quê thấy lũy trẻ đó, ....v..v.

Thân đoạn:

Tả lũy tre:

- Thân tre cao, thẳng tắp.

- Rễ bám chặt vào đất nên tre cao thế nào vẫn đứng vững không sợ ngã trước gió bão.

- Vỏ tre màu xanh mướt lại mịn màng, nhìn rất tươi và mang đậm chất Việt.

- Thân cây càng lên cao thì lại cao nhỏ lại một xíu.

- Từ thân mọc ra các cành nhỏ, tua tủa ra các cái lá nhỏ nhưng nhọn hoắt.

- Lá tre cũng có màu xanh, dù nó hơn nhỏ nhắn nhưng lại tràn đầy sức sống.

- Những cây tre đẹp đẽ ấy lại mọc chùm dính vào nhau, như thể chúng đang yêu thương đùm bọc và bảo vệ lấy nhau vậy.

Cảm nghĩ của mình về tre:

- Tre vẫn đứng mãi ở đó, đã chứng kiến qua bao thế hệ sống.

- Tre như một người bạn đối với trẻ em, con người làng quê.

- Ngoài ra, tre còn giúp cho đời sống con người: làm đũa, làm rổ,...

Tình cảm dành cho lũy tre làng mình:

- Cảm thấy rất thân thuộc, mình với tre như người bạn.

- Tre đã gắn bó với mình trong cuộc sống.

Kết đoạn:

Tổng kết, khẳng định lại suy nghĩ của mình với tre và vẻ đẹp của tre.

Từ láy gồm: mịn màng, tua tủa, nhỏ nhắn, đẹp đẽ, thân thuộc.

Bình luận (0)
Hồng Nhung_8B
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
31 tháng 7 2022 lúc 8:20

Mở đoạn:

Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề :"suy nghĩ về câu tục ngữ uống nước nhớ nguồn"

Vd: có thể lấy thẳng câu "Uống nước nhớ nguồn từ lâu đã là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta được truyền từ thế hệ trước đến thế hệ sau", dẫn từ câu nói lên quan đến lòng biết ơn sau đó dẫn vào câu tục ngữ đồng nghĩa, ....v...v.

Thân đoạn:

1. Giải thích câu tục ngữ trên:

- "Uống nước nhớ nguồn" đầu tiên có hai nghĩa:

+ Nghĩa đen là chỉ đến việc uống nước chảy từ nguồn thì phải biết nhớ nguồn nước.

+ Nghĩa bóng là chỉ đến việc con người khi hưởng thụ thành quả lao động của người khác phải biết nhớ ơn họ.

2. Suy nghĩ, cảm nhận:

- Câu tục ngữ trên cũng như một lời khuyên, lời nhắn nhủ để rèn luyện nhân cách con người.

+ Giúp cho con người ta trở nên tốt đẹp hơn, có giá trị hơn.

- Đồng thời, câu tục ngữ ấy cũng như một lời răn dạy cho ta mỗi khi muốn "vô ơn" với ai.

3. Dẫn chứng tới thực tế:

- Thực tế hiện nay, một số con cái vô ơn với cha mẹ rất nhiều. Có thể vì họ chưa học đến câu tục ngữ này hoặc đã học mà không chú trọng để tâm.

4. Giải pháp:

- Cần học cách ghi nhớ những việc mà người khác đã giúp đỡ mình. 

5. Mở rộng: 

- Đồng thời tập cách quên đi những sai lầm mà người khác gây ra với mình.

6. Liên hệ bản thân:

- Hiện nay mình đã thực hiện "uống nước nhớ nguồn" như thế nào?

--> ngoài xã hội: luôn cố gắng đền đáp sự giúp đỡ của người khác, trong gia đình: luôn cố gắng ngoan ngoãn hiếu thuận với cha mẹ

Kết đoạn:

Tổng kết, khẳng định lại suy nghĩ của mình về câu tục ngữ trên (Vd: câu tục ngữ có giá trị cao về mặt giáo dục, có giá trị thực tế trong đời sống con người) .

- Đưa ra lời khuyên đến mọi người (Vd: nên ghi nhớ đến câu tục ngữ này, phải sống có lòng biết ơn "đền ơn đáp nghĩa" như câu tục ngữ "uống nước nhớ nguồn").

Bình luận (0)
Hồng Nhung_8B
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
31 tháng 7 2022 lúc 8:09

Câu 1:

Ngôi kể thứ nhất.

Câu 2:

Em học được:

- Trong cuộc sống, cho vật chất không phải là cách duy nhất thể hiện tình yêu thương đến mọi người.

- Đôi khi, tấm lòng yêu thương được trao đi bằng tấm lòng còn hơn là tiền bạc, đồ vật.

- Tình yêu thương trong cuộc sống là vô giá và chúng sẽ không được đo đếm bằng vật chất.

Bình luận (0)
Hồng Nhung_8B
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
31 tháng 7 2022 lúc 8:02

Dẫn gián tiếp:

Khi ấy, bàn tay của tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông và nói là xin ông đừng giận cháu, cháu không có gì cho ông cả.

Bình luận (0)
6: 8b Trần đoàn
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
31 tháng 7 2022 lúc 7:56

Mở đoạn:

Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề "tác dụng của việc đi bộ"

Vd: có thể dẫn từ sự chăm lo cho sức khỏe con người, một trong các phương pháp tốt nhất để bồi dưỡng cho sức khỏe mình,...v..v..

Thân đoạn:

Nêu tác dụng của việc đi bộ:

- Giúp cho tâm trạng thoải mái, dễ chịu.

- Giảm cân nặng với người thừa cân.

- Tăng cường khả năng miễn dịch, làm cho mình khỏe mạnh hơn để chống lại bệnh tật.

-.....

Mở rộng:

Cần đi bộ sao cho đúng?

Vd: Khi đi bộ đầu luôn giữ thẳng và hướng về trước, thẳng lưng. vai và cánh tay nên để thoải mái, khi đi nên đánh tay một cách tự nhiên. 

Lúc bắt đầu nên đi chậm, sau đó tăng nhanh hơn một chút. Đi với tốc độ mà bạn cảm thấy thoải mái.

Kết đoạn:

Khẳng định, tổng kết lại vấn đề.

+ Liên hệ bản thân và tuyên truyền, nhắn nhủ mọi người thông điệp chăm lo sức khỏe bản thân/ đi bộ qua đoạn văn này.

Bình luận (0)