Ngữ văn

Nguyễn Khánh Huyền
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
14 tháng 8 2022 lúc 11:58

Mở đoạn:

- Giới thiệu quê hương em.

Ví dụ: Địa điểm quê mình ở đâu?, có những văn hóa phong tục nổi bật gì?,...

Thân đoạn:

Làm rõ các ý sau:

- Chọn một cảnh mà mình muốn tả:

Ví dụ là: cảnh sáng sớm, các cô các bác ra đồng làm ruộng.

- Tả bầu trời buổi sáng lúc đó:

+ Hoạt động và hình thái của của ông mặt trời (động từ, danh từ)

+ Bầu trời lúc đó như thế nào? (tính từ, danh từ) 

+ Không khí lúc đó và cảnh vật, cây cối ra sao? (Danh từ, động từ, tính từ).

- Tả những ngôi nhà.

- Tả con vật: con chó, con mèo còn đang ngủ,...

- Tả hoạt động của mọi người lúc đó:

+ Đang cấy lúa, mạ,...

- Nêu lên suy nghĩ của mình với khung cảnh này:

+ Đây là một khung cảnh như thế nào?, tạo bức tranh đồng quê đẹp đẽ ra sao?

- Bày tỏ cảm xúc của mình đối với cảnh này:

+ Mình cảm thấy khung cảnh này quen thuộc, đơn giản như thế nào?

+ Mình yêu thích nhất ở nó điểm gì?, lí do mà mình yêu thích là gì?

Kết đoạn:

- Khẳng định lại vẻ đẹp của quê hương mình và tình yêu mình danh cho quê hương.

- Hứa hẹn mai sau làm gì để giúp quê hương mình phát triển hơn.

Bình luận (0)
huyền trân
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
14 tháng 8 2022 lúc 11:46

Mở đoạn:

- Giới thiệu vấn đề nghị luận "tử tế với chính mình và với những người xung quanh".

Ví dụ gợi í: Có câu: "Thương người như thể thương thân",.. -> dẫn vào vấn đề nghị luận.

Thân đoạn:

Làm rõ các ý sau:

- Giải thích:

+ Tử tế với chính mình là gì?, nó được thể hiện qua hành động và qua điều gì?

+ Tử tế với những người xung quanh là gì?, nó được thể hiện qua việc làm gì?

- Bàn luận:

+ Việc "tử tế" với chính mình" và "tử tế" với những người xung quanh" sẽ đi đôi với nhau.

-> Đưa ra dẫn chứng: một người biết yêu thương bản thân, biết chăm lo tử tế với bản thân mình thì cũng nên tử tế với những người xung quanh như cách mà họ yêu thương bản thân. 

- Nêu lên suy nghĩ của mình với 2 việc này:

+ Chúng ta cần tử tế với chính mình, biết yêu thương bản thân và bên cạnh đó cũng cần biết tử tế với người khác.

+ Vì sao phải tử tế với bản thân?

-> Điều đó mang lại lợi ích gì cho mình?, mình sẽ trở thành người ra sao?

+ Vì sao phải tử tế với những người xung quanh mình?

-> Vì việc đó sẽ thể hiện mình là người như thế nào, mình sẽ có những cái nhìn như thế nào từ mọi người về việc này?. Giá trị, phẩm chất bản thân mình sẽ ra sao?.

- Mở rộng:

+ Phê phán một số người chỉ biết "tử tế" với bản thân mà không "tử tế" với những người xung quanh.

+ Nhắc nhở một số người chỉ "tử tế" với người ngoài mà quên đi việc mình cần phải "tử tế" với bản thân mình nữa.

- Liên hệ bản thân:

+ Mình đã làm gì để thể hiện việc "tử tế" với chính mình và làm gì để thể hiện việc "tử tế" với những người xung quanh?.

- Kết luận, nhận xét:

+ Con người ta nên vừa biết yêu thương, "tử tế" với chính mình và "tử tế" với những người xung quanh.

+ ....

Kết đoạn:

- Khẳng định lại suy nghĩ của mình.

- Gửi lời nhắn nhủ, thông điệp đến mọi người qua đoạn văn rằng: "Nên biết tử tế với chính mình và với những người xung quanh".

Bình luận (0)
Đường Nguyễn
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
14 tháng 8 2022 lúc 11:32

Câu 1:

Ý nghĩa hình ảnh "chiếc bánh dày" trên đôi vai mẹ:

+ Là hình ảnh ẩn dụ đến những công việc nặng nhọc, những mối lo toan cho cuộc sống đặt "dày" trên đôi vai nhỏ nhắn của mẹ, một mình mẹ phải ghánh hết cả.

+ Là nói đến sự vất vả làm lụng, ghánh đá, ghánh thóc nặng nề của mẹ; sự kham khổ, sự chịu đựng của mẹ để mẹ nuôi nấng con nên người và để con học hành.

+ Ngoài ra, hình ảnh chiếc bánh dày còn gợi lên suy nghĩ thương xót của người con dành cho mẹ mình.

Câu 2:

Nhan đề: Đôi vai mẹ.

Em đặt như vậy là vì:

+ Nội dung của đoạn văn trên là nói đến sự kham khổ, sự làm lụng vất vả của người mẹ qua hình ảnh "đôi vai" của mẹ đã chứng minh điều ấy.

Câu 3:

Mở đoạn:

- Giới thiệu hình ảnh người mẹ của mình:

+ Dáng người mẹ, hành động lời nói hằng ngày của mẹ.

+ Tính cách của mẹ.

Thân đoạn:

Làm rõ các ý sau:

- Giải thích: Hình ảnh người mẹ là gì?, đó là hình ảnh ra sao?

- Nêu lên vai trò của người mẹ trong gia đình.

- Nêu lên suy nghĩ, tình cảm mình dành cho mẹ qua:

+ Hành động của mẹ ở việc làm nào đó.

+ Lời nói cử chỉ âu yếm dịu dàng chăm sóc mình,....

+ Kể lại việc một lần mẹ săn sóc mình khi mình ốm, mẹ nói "thôi để đó mẹ làm" cho con học.

--> Bày tỏ tình cảm mình dành cho mẹ

--> Cảm thấy mẹ là người như thế nào?

--> Hình ảnh người mẹ trong lòng mình là hình ảnh đẹp ra sao?

- Nêu lên sự vất vả của mẹ.

- Liên hệ đến hình ảnh người mẹ trong cuộc sống hiện nay qua hình ảnh của mẹ mình.

- Mở rộng: bày tỏ sự tiếc thương cho những bạn không có mẹ và bày tỏ sự đau buồn khi có một số người mẹ hiện nay không thực sự có "hình ảnh người mẹ".

Kết đoạn:

- Khẳng định lại suy nghĩ của mình.

Bình luận (0)
maianh
Xem chi tiết
Ng Bảo Ngọc
14 tháng 8 2022 lúc 10:03

THAM KHAO

1. Nghị luận về lòng yêu thương con người ngắn gọn

Yêu thương con người là quan tâm, giúp đỡ làm những điều tốt đẹp cho người khác, nhất là những lúc gặp hoạn nạn, khó khăn. Biết yêu thương người khác là sẵn sàng giúp đỡ, thông cảm sẻ chia, biết tha thứ, hi sinh cho người khác. Ai cũng cần có lòng yêu thương con người bởi đó là truyền thống quý báu của dân tộc, cần được giữ gìn và phát huy. Người sống biết yêu thương luôn được mọi người kính nể, quý trọng, có được cuộc sống thanh thản và hạnh phúc. Họ luôn là người có giàu nghị lực để vượt qua khó khăn, thử thách đạt đến thành công. Ngược lại, những ai sống vô cảm, ích kỉ, chỉ biết đến bản thân không những bản thân không hạnh phúc mà người khác cũng xa lánh, khinh bỉ. Học sinh rất cần hình thành, rèn luyện và bồi dưỡng tình yêu thương con người, sống chan hòa, thân ái, yêu thương, cảm thông, tương trợ và giúp đỡ người khác. Không tham lam, đố kị, khinh ghét người khác, đặc biệt là những người nghèo khó, hoặc đang trong khó khăn hoạn nạn. Cuộc sống có thể khó khăn hơn khi ta sống vì người khác nhưng chắc chắn sẽ tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn. Chính lòng yêu thương con người mang lại cho chúng ta những giá trị chân thực của cuộc sống, hoàn thiện bản thân mình và có được một cuộc sống ý nghĩa.

2. Đoạn văn nghị luận ngắn về lòng yêu thương con người

Con người ta sinh ra, được sống trên đời đã là một hạnh phúc lớn. Nhưng có lẽ được sống trong lòng của người khác còn là hạnh phúc lớn hơn. Đó chính là khi có cảm giác yêu thương và được yêu thương.

Tình yêu thương là thứ tình cảm tốt đẹp mà con người dành cho nhau. Tình thương là những nét đẹp bình dị, trong sáng của tình người, lòng nhân hậu, sự khoan dung, cao thượng, vị tha và công lí. Đó có thể là tình cảm gia đình, tình bằng hữu, tình yêu lứa đôi, tình người nói chung. Nó có thể là thứ tình cảm vun đắp, xây dựng trong một thời gian dài nhưng cũng có thể chỉ là một niềm thương cảm chực trào dâng khi ta gặp một hoàn cảnh nào đó. Yêu thương chính là khi ta cảm thông quan tâm giúp đỡ người có cảnh ngộ bất hạnh, khó khăn trong cuộc sống, yêu mến và trân trọng những người có phẩm chất đạo đức tốt, tình cảm cao đẹp.

Nhưng dù với bất cứ biểu hiện nào thì tình yêu thương cũng luôn mang lại những điều kì diệu riêng cho cả người cho đi và nhận về nó. Cái hạnh phúc mà tình yêu thương đem lại dành cho cả hai phía. Bên cạnh đó, yêu thương còn là lực hấp dẫn kéo con người ta xích lại gần nhau, tạo thành khối thống nhất, gây dựng những mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người.

Song trong cuộc sống hiện đại ngày nay, còn có những kẻ sống lạnh lùng như một cỗ máy, vô hồn vô cảm, chỉ biết sống cho mình, luôn đố kị ganh ghét, xung đột, cướp đoạt, là mối hiểm họa lớn cho xã hội mà ta cần lên án và bài trừ. Yêu thường đem lại hạnh phúc cho nhân loại, chỉ có yêu thương mới xoa dịu những ngăn cách giàu nghèo, những bất đồng đố kị, làm cho xã hội văn minh tươi đẹp.

Hãy dành tình thương của mình cho mọi người thật nhiều. Hạnh phúc thật sự chỉ đến khi ta biết mạnh dạn cho đi, hãy đem tình thương của mình gửi đến muôn đời như cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã nhắn nhủ : “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng, để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi”.

3. Viết đoạn văn về tình yêu thương trong cuộc sống

Tình yêu thương giúp con người trở nên hạnh phúc, vui vẻ, một con người biết yêu thương chính là người có nhân cách đẹp, và luôn hướng đến những thứ tốt đẹp, hoàn mỹ hơn. Tình yêu thương giống như một chiếc túi khổng lồ mà nhân loại không định nghĩa được. Nó trừu tượng đến mức khó hiểu. Nhìn đứa trẻ mồ côi nằm ở hàng ghế đá, nhìn cụ già đang mon men đi xin ăn, nhìn người dân miền trung đang chịu những cơn bão, người thì bị chết, gia đình ly tán, của cải mất mát chúng ta cảm thấy sao xót xa, sao đau lòng quá. Tình yêu thương chính là sự lo lắng cho người với người, dù chưa từng gặp mặt, dù chị là sự lướt quá, nhưng trái tim con người là thế, tình yêu thương là vô tận. Và rồi, vì yêu vì thương chúng ta sẵn sàng giúp đỡ, bỏ tâm huyết chăm lo xây dựng các nhà tình thương tình nghĩa, để bao bọc các em nhỏ mồ côi, để cho các cụ già neo đơn có một mái nhà, để những người tàn tật, những trẻ em bị mắc bệnh hiểm nghèo có thể được chữa trị. Dù là âm thầm giúp đỡ, hay công khai giúp đỡ, họ đều không cần mọi người biết đến, không cần mọi người tuyên dương, ghi danh. Chỉ cần nơi nào có tình yêu thương, nơi đấy thật ấm áp, và hạnh phúc.Thật tuyệt vời vì trên thế giới con người luôn xuất hiện tình yêu thương. Mỗi chúng ta hãy nuôi dưỡng trong trái tim mình những viên đá ngũ sắc yêu thương để tô vẻ cho đời màu sắc của hòa bình, của hạnh phúc. Tình yêu thương chính là một phẩm chất đạo đức nhân cách cao quý mà ai ai cũng nên có và phát huy.

4. Đoạn văn 200 chữ về tình yêu thương

Tình yêu thương sẽ như ánh nắng ấm áp của mùa xuân mang đến cho mọi người. Nếu như bạn không cảm nhận được năng lượng của nó thì việc bạn cần chỉ là để ý thêm một chút là có thể nhận ra được. Nó chính là tình cảm thiêng liêng của đấng sinh thành với con cái, là tình cảm khăng khít của anh em, tình làng nghĩa xóm, sự chân thành của những người bạn hay cũng chính là tình thương giữa người với người. Suy cho cùng, yêu thương lại chính là loại vũ khí lợi hại nhất của con người. Bởi nó có khả năng chuốc say gã xấu xa trong tâm can ta, nó có khả năng thức tỉnh một trái tim đong đầy yêu thương, và nó còn có khả năng dìu bước con người ta hướng thiện nữa! Một Chí Phèo được mệnh danh là “con quỷ dữ của làng Vũ Đại ngày ấy”, sau cuộc gặp gỡ định mệnh và nhận được tình thương của Thị Nở, với bát cháo hành nồng nàn yêu thương của Thị đã cảm hóa Chí. Ấy chẳng phải là sức mạnh của tình yêu thương hay sao! Đừng biến cuộc sống của bạn trở nên vô vị và cằn cỗi như mảnh đất bị bỏ hoang! Hãy thử gieo lên mảnh đất tâm hồn mình những hạt giống yêu thương, rồi ánh ban mai sẽ khẽ hôn nhẹ để chúng vươn mình và lan tỏa yêu thương đi muôn nơi. Bạn biết không, được yêu thương là một hạnh phúc nhưng yêu thương người khác lại càng hạnh phúc hơn.

5. Đoạn văn suy nghĩ về ý nghĩa của tình yêu thương con người

Tình yêu thương là biểu hiện cao đẹp nhất cho mối quan hệ giữa người với người trong cuộc sống. Tình yêu thương là một khái niệm trừu tượng của thế giới tinh thần, được hiểu là tình cảm yêu mến, thương cảm, gắn bó sâu sắc giữa người với người, thậm chí là giữa người với động vật, thực vật. Tình yêu thương là tình cảm xuất phát từ trái tim, được biểu hiện phong phú, đa dạng thông qua hành động, cử chỉ, lời nói của con người như đồng cảm, giúp đỡ, đoàn kết, kính trọng. Đó có thể là tình yêu thương giữa người người thân quen, bạn bè, thầy cô,… cũng có thể là tình yêu thương giữa những con người xa lạ, những con người cùng khổ, cùng đồng cảm với nhau trong cuộc sống. Trong cuộc sống, tình yêu thương giúp con người trở nên gần gũi, thấu hiểu và gắn bó với nhau hơn, từ đó xây dựng một xã hội văn minh, giàu giá trị nhân văn nhân đạo. Người sống có tình yêu thương sẽ được mọi người yêu quý, kính trọng và giúp đỡ. Ngược lại, nếu ta sống vô cảm, ích kỉ, không có tình thương thì sẽ nhận lại những hậu quả thích đáng, đó là sự xa lánh, lạnh nhạt của những người xung quanh. Vì vậy, mỗi chúng ta cần hiểu rõ giá trị của tình yêu thương, bởi: “Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình”.

Bình luận (0)
Đỗ Tuệ Lâm
14 tháng 8 2022 lúc 11:14

Mở đoạn:

- Giới thiệu và dẫn dắt vấn đề nghị luận "Tình yêu thương của mỗi con người trong cuộc sống"

Ví dụ: có thể dẫn từ câu nói nổi tiếng liên quan đến vấn đề nghị luận, một văn bản về tình yêu thương,...

Thân đoạn:

Làm rõ các ý sau:

- Giải thích: tình yêu thương của mỗi người tong cuộc sống là gì?

- Tình yêu thương đó do đâu mà được sinh ra?

- Tình yêu thương có vai trò gì trong cuộc sống

+ Nó có lợi ích gì? (Giúp nâng đỡ tinh thần mn như thế nào?)

+ Nó có mang đến tác hại gì? (Mở rộng một số người hiện nay lợi dụng tình yêu thương của con người để lừa đảo, làm việc xấu,...)

- Ý nghĩa của tình yêu thương trong cuộc sống là gì?

- Vì sao con người ta phải có tình yêu thương trong cuộc sống?

- Người có tình yêu thương trong cuộc sống là người như thế nào?, họ được mọi người nhìn nhận ra sao?

- Mở rộng: phê phán những con người không có tình yêu thương trong cuộc sống.

- Liên hệ bản thân:

+ Bản thân mình đã làm những việc gì để thể hiện mình là người có tình yêu thương trong cuộc sống?.

Kết đoạn:

- Khẳng định lại suy nghĩ của mình một lần nữa.

- Gửi lời nhắn nhủ, thông điệp đến mọi người: "Nên có tình yêu thương trong cuộc sống".

Bình luận (1)
anh nguyen ngoc minh
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
14 tháng 8 2022 lúc 11:08

Bài 1:

Danh từ: lịch sử ta, dân ta, chúng ta, các vị danh hùng dân tộc, các vị ấy.

Động từ: chứng tỏ, tự hào, ghi nhớ.

Tính từ: vĩ đại, vẻ vang, tiêu biểu.

Bài 2:

Có cụm từ loại.

Đó là cụm: tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang.

Bài 3:

Dấu ba chấm trong đoạn văn trên có tác dụng nói đến việc tác giả còn liệt kê chưa hết các thời đại, các vị nữ/ anh hùng dân tộc.

Bài 4:

PTBĐ chính của đoạn văn: nghị luận.

Bài 5:

(1) Lịch sử ta.....dân ta.

Chủ ngữ: Lịch sử ta.

Vị ngữ: còn lại

=> (1) là câu đơn.

(2) Chúng ta ..... Quang Trung,...

Chủ ngữ: Chúng ta

Vị ngữ: còn lại

=> (2) là câu đơn.

(3) Chúng ta ... một dân tộc anh hùng.

Chủ ngữ 1: Chúng ta

Vị ngữ 1: phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc.

Chủ ngữ 2: các vị ấy

Vị ngữ 2: là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.

=> (3) là câu ghép.

Bình luận (0)
Thị Hà Phạm
Xem chi tiết
Thị Hà Phạm
14 tháng 8 2022 lúc 8:29

giúp mik vs mnkhocroi

Bình luận (0)
Đỗ Tuệ Lâm
14 tháng 8 2022 lúc 8:39

Mở đoạn:

- Giới thiệu nhân vật Thạch Sanh

Ví dụ: có thể tưởng tượng Thạch Sanh là con của một vị thần nhưng được đưa xuống trần gian và được một thầy dạy dỗ.

Thân đoạn:

Làm rõ các ý sau:

- Sự ra đời của Thạch Sanh sẽ có liên quan gì đến con người?

+ Thạch Sanh sẽ giúp được gì cho người dân

- Sự lớn lên của Thạch Sanh như thế nào?

+ Ngày ngày, Thạch Sanh làm gì? (chăm chỉ tập luyện, học hành,...)

+ Tình cờ Thạch Sanh gặp Lí Thông,...

+ Lời nói, hành động của Thạch Sanh khi đó,...

- Mình có suy nghĩ gì về nhân vật Thạch Sanh?

Kết đoạn:

- Khẳng định lại vấn đề.

- Bày tỏ cảm xúc của mình với nhân vật Thạch Sanh.

Bình luận (0)
Hồng Nhung_8B
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
14 tháng 8 2022 lúc 8:34

Nội dung đoạn trích: tâm trạng anh Sáu khi con mình không nhận ra mình là cha qua lời nói, sự việc bé Thu kêu anh vào ăn cơm.

Bình luận (0)
trần thị hương
Xem chi tiết
Ng Bảo Ngọc
14 tháng 8 2022 lúc 10:05

https://tech12h.com/giao/bai-giang-powerpoint-ngu-van-10-ket-noi-tri-thuc.html

Bình luận (0)
Đỗ Tuấn Hưng
Xem chi tiết
minh nguyet
13 tháng 8 2022 lúc 22:37

1.

TL chỉ màu sắc: đo đỏ, tim tím...

TL chỉ thái độ: hững hờ, lờ đờ...

TL chỉ phẩm chất tính cách: thật thà, đảm đang...

2. 

Từ láy:

        Mặt trời càng lên tỏ
        Bông lúa chín thêm vàng 
        Sương treo đầu ngọn gió
        Sương lại càng long lanh

         Bay vút tận trời xanh
         Chiền chiện cao cùng 
         Tiếng chim nghe thánh thót
         Văng vẳng khắp cánh đồng

Tác dụng: Giúp cho bài thơ thêm sinh động, giàu sức gợi hình gợi tả

Cho thấy vẻ đẹp của thiên nhiên cùng với sự trong trẻo, nhẹ nhàng của tiếng chim chiền chiện.

3.

A,     Chỉ có thuyền mới hiểu
  Biển mênh mông nhường nào.
B,     Bây giờ mận mới hỏi đào
   Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?
        Mận hỏi thì đào xin thưa
   Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào.

Phép ẩn dụ chỉ người con trai và người con gái. 

Bình luận (1)