Ngữ văn

☆⩸Moon Light⩸2k11☆
Xem chi tiết
minh nguyet
20 tháng 8 2022 lúc 21:22

a) Khôn ngoan đối đáp người ngoài

  Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau. 

b) Non xanh bao tuổi mà già

Bởi vì sương tuyết hóa ra bạc đầu.

Người ngoài: Những người không phải trong gia đình

Non xanh: Nghĩa đen: núi xanh

Nghĩa bóng: những người trẻ

Bạc đầu: Nghĩa đen: Tóc đã bạc hết

Nghĩa bóng: Người già

 

Bình luận (1)
Nguyễn Trí Thành
Xem chi tiết
Gia Linh
20 tháng 8 2022 lúc 20:57

Tham khảo:

 

Xuân Quỳnh là cây bút xuất sắc của nền văn học hiện đại Việt Nam, thuộc thế hệ những nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mỹ. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng nói của một tâm hồn phụ nữ giàu lòng trắc ẩn và khao khát hạnh phúc bình dị đời thường. Bài thơ "Tiếng gà trưa" là một trong những thi phẩm nổi tiếng của bà. Bài thơ viết về tình bà cháu thiêng liêng và cảm động. Trong một buổi hành quân, người cháu đã nghe được tiếng gà trưa và những kỉ niệm về bà ùa về trong kí ức. Cả một tuổi thơ gắn bó bên bà, được bà yêu thương chăm sóc. Bà dành dụm, chắt chiu từng quả trứng, chăm đàn gà từng con một kể cả khi trời gió rét mưa dầm. Những gì thu được từ đàn gà, bà đều dành cho cháu: nào là cái quần chéo go, ống rộng dài quét đất, nào là cái áo cánh trúc bâu... Tình yêu của bà thể hiện qua những điều giản dị, bình thường. Chính tình yêu thương của bà đã trở thành động lực để người cháu chiến đấu. Qua bài thơ, người đọc cảm nhận tình bà cháu thắm thiết, đồng thời đó cũng là tình yêu gia đình, yêu Tổ quốc. Đúng như một nhà văn nước ngoài đã nói: Tình yêu Tổ quốc bắt đầu từ những tình cảm nhỏ bé, thiêng liêng, đó là yêu những gì gần gũi nhất với mình.

Bình luận (0)
aothatday
Xem chi tiết
minh nguyet
20 tháng 8 2022 lúc 20:56

Gợi ý cho em các ý để em viết nhé:

Mở bài: Nêu lên vấn đề cần bàn luận: (Ví dụ: Một trong những kỉ niệm đáng nhớ nhất của em đó là kỉ niệm ngày đầu tiên đến trường...)

Thân bài:

Nêu lên hoàn cảnh diễn ra kỉ niệm đó đó?

Diễn ra trong bao lâu? Với những ai?

Các hoạt động diễn trong trải nghiệm đó:

- Trước khi đến trường:

+ Em háo hức từ đêm hôm trước

+ Sáng hôm sau dậy từ sớm chuẩn bị quần áo, đồ dùng, ăn sáng

+ Mẹ dẫn em đến trường

- Khi đi đến trường:

+ Cảm nhận mọi thứ thật khác so với ngày thường

+ Thấy các bạn khác cũng đang được bố mẹ đưa đi hoặc đi với nhau, cùng nói chuyện

+ Phố sá như đông đúc hơn

...

- Khi vào trường:

+ Xếp hàng nghe thầy hiệu trưởng nhắc nhở

+ Đi vào lớp cùng cô giáo và các bạn

+ Cảm nhận mọi thứ trong lớp

+ Chăm chú nghe cô giáo giảng bài

+ Khi ra về vẫn cảm thấy vui vẻ

...

Cảm xúc của em về kỉ niệm đó? 

Kết bài.

Bày tỏ một lần nữa tình cảm của em về kỉ niệm đó.

_mingnguyet.hoc24_

Bình luận (1)
protoptop2k9
Xem chi tiết
minh nguyet
20 tháng 8 2022 lúc 21:00

Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bấy giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.

Không có từ láy tượng thanh.

Tác dụng: Làm nổi bật hình ảnh tươi đẹp, dịu dàng của người mẹ, giúp cho người đọc hình dung về vẻ đẹp ấy một cách chân thực.

Bình luận (0)
Chíp
Xem chi tiết
minh nguyet
20 tháng 8 2022 lúc 20:39

Gợi ý cho em các ý:

MB: Giới thiệu về tác giả Hà Thu và bài thơ ''Bức tranh quê''

Nêu lên vấn đề cần bàn luận (Cảm nghĩ của em về bài thơ)

TB:

Tác giả cảm nhận về quê hương với những hình ảnh dịu dàng, thơ mộng:

+ dòng sông, cánh đồng, sáo diều...

Cảm nhận của tác giả về quê hương:

+ đẹp mãi trong tôi, tựa thiên đường, chan hòa yêu thương

=> Qua cách cảm nhận đó, cho thấy tình yêu quê hương tha thiết, từ những điều bình dị nhất của nhà thơ. Nhà thơ đã có cái nhìn tinh tế, khéo léo để miêu tả quê hương với những tình cảm sâu lắng.

KB: Cảm nhận của em về bài thơ

_mingnguyet.hoc24_

Bình luận (1)
hieuuuuuuuuuuuuuuuu:/
13 tháng 11 2023 lúc 9:57

Bức Tranh Quê là một trong những bài thơ hay nhất của nhà thơ Hà Thu, được viết vào những năm 1940, khi đất nước đang trong giai đoạn đấu tranh giành độc lập và tự do dưới sự cai trị của thực dân Pháp. Bài thơ không chỉ đem đến cho người đọc những hình ảnh tuyệt đẹp về quê hương Việt Nam, mà còn là một tác phẩm nghệ thuật đầy sức sống và ý nghĩa sâu sắc.Từ đầu bài thơ, Hà Thu đã tạo nên một không gian quen thuộc và thân quen cho người đọc bằng cách mô tả những hình ảnh mộc mạc, giản dị của đồng quê Việt Nam. Từ những bông lúa, những cánh đồng bao la, đến những ngôi nhà tranh, những hàng tre xanh um tím, bài thơ đưa người đọc trở lại với những kí ức đẹp và tự hào về quê hương Bên cạnh đó, trong bài thơ cũng xuất hiện rất nhiều tác phẩm nghệ thuật, từ bức tranh đồng quê đầy màu sắc, đến những bài thơ dân ca của đồng bào Việt Nam. Tất cả tạo nên một bức tranh văn học tuyệt đẹp về quê hương Việt Nam, với đầy đủ các yếu tố tạo nên nét đặc trưng cho nền văn học Việt Nam.Một trong những điểm nổi bật của bài thơ Bức Tranh Quê chính là sự sắc bén trong tư duy và cách thể hiện của tác giả. Hà Thu đã sử dụng những từ ngữ, câu văn rất tinh tế và trau chuốt, tạo nên một không gian văn học đầy sức sống và tính thẩm mỹ cao. Bài thơ được viết bằng ngôn ngữ thơ mượt mà, dễ hiểu và rất gần gũi với độc giả.Những bức tranh phong cảnh làng quê giúp cho những người gốc thành thị có thể hiểu hơn về cuộc sống của người dân Việt xưa; khi những hình ảnh của làng quê dần được thay thế bởi những khu đô thị; khu công nghiệp hiện đại.Dù cho có đi về đâu thì hình ảnh quê hương vẫn luôn thật đẹp và thơ mộng. Quê hương không chỉ là nơi ta sinh ra và lớn lên, mà đó còn là nơi chứa đựng những tình cảm thiêng liêng nhất, những kỷ niệm hạnh phúc nhất của mỗi chúng ta. Ai trong mỗi chúng ta đều có quê hương, dù cho có đi xa đến đầu đều có tâm niệm muốn quay trở về.

Bình luận (0)
7C Vũ Văn Kiệt
Xem chi tiết
minh nguyet
20 tháng 8 2022 lúc 20:27

1. Em có thể lên mạng tìm nhé!

2. 

Gợi ý cho em các ý:

Mở bài: Giới thiệu về nhà thơ Hồ Xuân Hương và tác phẩm ''Bánh trôi nước''

Giới thiệu về vấn đề cần nói tới (Cảm nghĩ về bài thơ)

Thân bài:

Thân em vừa trắng, lại vừa tròn

+ Nhà thơ đã làm nổi bật vẻ đẹp của người con gái với nước da mềm mại, trắng mịn, mang vẻ đẹp dịu dàng, đằm thắm của người con gái VN.

Bảy nổi ba chìm với nước non

+ Vẻ ngoài đẹp không có nghĩa là họ sẽ có cuộc sống sung túc như vẻ ngoài, số phận bảy nổi ba chìm. Tác giả sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ để nói về nỗi vất vả của họ với cuộc sống, cuộc đời

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

+ Cuộc đời họ phải phụ thuộc vào những người đàn ông, họ không có chút quyền hay sự tôn trọng trong xã hội cũ, khiến cho cuộc đời họ tốt hay xấu đề do đàn ông quyết định.

Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

+ Tuy có thể khổ cực, phải phụ thuộc nhưng họ vẫn giữ cho mình sự trong trắng, tâm hồn thiện lương, sự bất biến ở mối tình của họ.

=> Cả bài thơ, tác giả mượn hình ảnh chiếc bánh trôi nước để làm rõ về thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ. Họ là những người có vẻ ngoài đẹp đẽ nhưng lại không được nâng niu, dẫu vậy, họ vẫn có nhiều phẩm chất tốt đẹp. Đồng thời, bài thơ lên án xã hội trọng nam khinh nữ bất công.

Kết bài.

Bày tỏ suy nghĩ của em về bài thơ.

Thành ngữ: bảy nổi ba chìm

_mingnguyet.hoc24_

Bình luận (0)
protoptop2k9
Xem chi tiết
minh nguyet
20 tháng 8 2022 lúc 20:32

a, Nhân hóa: hát ru, tay ôm tay níu, nhường

Điệp ngữ: tre, tay, xanh, đâu, măng

Ngoài ra còn có các từ láy, bptt so sánh, ẩn dụ.

b, Tác dụng: Giúp cho bài thơ thêm sinh động, giàu sức gợi

Cho thấy sự đoàn kết, yêu thương con của loài tre. Hình ảnh cây tre còn tượng trưng cho người VN với những phẩm chất cao đẹp: giản di, đoàn kết và hết lòng yêu thương con.

_mingnguyet.hoc24_

Bình luận (3)
Hoàng Anh Thư
Xem chi tiết
minh nguyet
20 tháng 8 2022 lúc 20:15

Gợi ý cho em các ý để em viết:

Mở bài: Giới thiệu về nhà văn Nam Cao và tác phẩm Lão Hạc

Giới thiệu về vấn đề cần nói tới (Phân tích nhân vật lão Hạc)

Thân bài:

Hoàn cảnh của lão Hạc:

+ Con trai bỏ đi

+ Ở một mình với con chó Vàng

+ Ốm yếu, nghèo đói

+ Lương thiện, nhân hậu, tự trọng

Phẩm chất của lão:

+ Nhân hậu: Yêu thương con chó Vàng

+ Yêu thương con: Quyết giữ mảnh vườn cho con, thương con không lấy được vợ.

+ Luôn tự lo liệu, không muốn phiền hà hàng xóm

+ Giàu lòng tự trọng

Bày tỏ suy nghĩ của em về lão Hạc?

Kết bài.

Bày tỏ suy nghĩ của em về lão Hạc thêm một lần nữa. 

Câu bị động gợi ý: Nhân vật lão Hạc được coi là đại diện cho tầng lớp người nông dân trong xã hội cũ.

Câu cảm thán gợi ý: Ôi! Cuộc sống thật bất công với lão

Câu ghép gợi ý: Lão Hạc là một người có nhiều phẩm chất cao đẹp và lão là người đại diện cho những người nông dân tuy nghèo khó nhưng có nhiều phẩm chất tốt.

_mingnguyet.hoc24_

Bình luận (0)
Thư Nguyễn
Xem chi tiết
haloui
20 tháng 8 2022 lúc 19:45

Phân tích 2 nghĩa của câu tục ngữ.

-> Câu tục ngữ nói về hành động.. thể hiện.... qua đó nói lên điều gì ở con người?.

Vì sao lại nói có công mài sắt thì có ngày nên kim?

-> dẫn chứng về sự cố gắng, kiên trì, nỗ lực của con người.

Theo em, những người có sự chăm chỉ cố gắng là người như thế nào? có phẩm chất ra sao?

-> Câu tục ngữ có những sự đúng đắn gì về thực tế ngày nay?.

Nêu suy nghĩ của em: mình học hỏi cảm nhận được điều gì về câu tục ngữ?.

Mở rộng: phê phán những người không biết mài sắt để có ngày nên kim.

-> những người đó sẽ thất bại,....

Liên hệ bản thân.

Bình luận (0)
protoptop2k9
Xem chi tiết
minh nguyet
20 tháng 8 2022 lúc 20:41

Gợi ý cho em các ý để em viết nhé:

Mở bài: Nêu lên vấn đề cần bàn luận: (Ví dụ: Một trong những hiện tượng đáng quan tâm trong nhà trường hiện nay là hiện tượng xả rác bừa bãi...)

Thân bài:

Nêu khái niệm xả rác bừa bãi?

Bàn luận:

Tác hại của xả rác bừa bãi:

+ Gây mất mĩ quan, ô nhiễm môi trường...

+ Làm cho thể hiện ý thức của một bộ phận người dân đi xuống

+ Khiến cho dịch bệnh, bệnh truyền nhiễm ra tăng... 

Dẫn chứng: 

Học sinh xả rác làm các bồn cây đầy rác...

Mở rộng vấn đề: 

Trái ngược với bộ phận học sinh xả rác?

Bản thân em đã làm gì để ngăn chặn hành động xả rác?

Bài học rút ra cho em?

Kết bài.

Nêu lên suy nghĩ của em về hiện tượng xả rác...

_mingnguyet.hoc24_

Bình luận (0)
haloui
20 tháng 8 2022 lúc 19:31

Hiện nay, có một hiện tượng tiêu cực đang xảy ra ở rất nhiều nơi và cũng đã có từ rất lâu. Đó là hiện tượng vứt rác bừa bãi. Vấn đề này xuất phát từ sự thiếu ý thức của một số bộ phận người dân. Đặc biệt là giới trẻ, tự tiện vứt rác chỗ không đúng quy định dẫn đến việc ô nhiễm môi trường do lượng lớn rác thải không được xử lí. Việc vứt rác đúng nơi rất dễ, nhưng vì lười và vì ý thức không tốt nên hiện tượng này xảy ra rất thường xuyên. Đây là hiện tượng cần được hạn chế. Chúng ta cần có ý thức bảo vệ môi trường, thiên nhiên để môi trường thêm trong sạch hơn. Theo em, cần có thêm nhiều sự khắt khe trong cách phạt những người cố ý thải rác bừa bãi. Cần có thêm nhiều thông điệp, nhiều bài học cho những người thiếu ý thức bảo vệ thiên nhiên. Bản thân em cũng đã thấy rất nhiều người thản nhiên ném bọc rác bên lề đường, ngoài sông,.... Đó là hành vi, là hiện tượng làm xấu đi hình ảnh văn hóa con người và cũng xấu đi vẻ đẹp thiên nhiên. Ngôi nhà ta sống không đáng bị hủy hoại chỉ bởi vì sự thiếu ý thức của chúng ta, ta cần gìn giữ và bảo vệ thiên nhiên. Em luôn tự nhắc nhở mình vứt rác đúng nơi và qua đoạn văn này, mong mọi người hãy hạn chế không để hiện tượng tiêu cực này xảy ra nữa!

$Haloui$

Bình luận (0)