Trước một người bạn xuất sắc về nhiều mặt, em có suy nghĩ gì?
Trước một người bạn xuất sắc về nhiều mặt, em có suy nghĩ gì?
Trong cuộc sống, mỗi người có quyền thể hiện cái riêng của mình không? Vì sao?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Trong cuộc sống, mỗi người có quyền thể hiện cái riêng của mình.
- Bởi vì, cái riêng của mỗi người là giá trị riêng giúp bản thân trở nên khác biệt, không làm chúng ta cảm thấy tự ti hay mặc cảm vì bị so sánh với người khác. Mỗi một con người sẽ có những điểm mạnh riêng, tạo nên bức tranh cuộc sống nhiều màu sắc.
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Chú ý cách vào bài bằng lời kể. Phải chăng, kể chuyện cũng là một cách để nêu vấn đề cần bàn luận?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiTác giả đã vào bài bằng cách hết sức đặc biệt với câu nói của một người mẹ, dẫn dắt từ câu chuyện thường ngày vào vấn đề bàn luận của mình.
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Lí do nào khiến mẹ muốn con giống người khác?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiLí do khiến mẹ muốn con giống người khác:
- Mẹ thương con và luôn mong con là đứa trẻ tốt về nhiều mặt.
- Người khác ở đây là những người xuất sắc: thông minh, giỏi giang, thành đạt.
=> Mẹ luôn mong con tốt đẹp nên mới muốn con “giống người khác”.
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Những bằng chứng nào chứng tỏ thế giới này là muôn màu muôn vẻ?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiThế giới này là muôn màu muôn vẻ:
- Vạn vật trên đời đều có sự khác nhau.
- Ngoại hình, giọng nói, thói quen của mỗi người đều khác nhau.
- Chỗ “giống nhau” của mỗi người trên thế gian này là “không ai giống ai”.
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Việc kết thúc văn bản bằng các câu hỏi có ý nghĩa gì?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiViệc kết thúc văn bản bằng các câu hỏi có ý nghĩa để lại suy nghĩ trong lòng người đọc, khiến người đọc phải suy nghĩ, tự tìm câu trả lời và những câu hỏi này đồng thời cũng là những câu cảm thán bộc lộ cảm xúc của tác giả.
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Khi thốt lên “Xem người ta kìa!", người mẹ muốn con làm gì?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảiKhi thốt lên "Xem người ta kìa", người mẹ muốn con mình làm sao được bằng người, không thua em kém chị, không làm xấu mặt gia đình, họ hàng, dòng tộc và cũng không để ai phải phàn nàn, kêu ca về điều gì.
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Chỉ ra ở văn bản:
a. Đoạn văn nêu vấn đề bằng cách kể một câu chuyện.
b. Đoạn văn là lời diễn giải của người viết.
c. Đoạn văn dùng bằng chứng để làm sáng tỏ vấn đề.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giảia. Đoạn văn nêu vấn đề bằng cách kể một câu chuyện: "Xem người ta kìa.... không ước mong điều đó".
b. Đoạn văn là lời diễn giải của người viết: "Mẹ tôi không phải là không có lý do đòi hỏi tôi.... nghe mẹ trách cứ".
c. Đoạn văn dùng bằng chứng để làm sáng tỏ vấn đề: "Từ khi biết nhìn nhận và suy nghĩ.... riêng của từng người".
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Nội dung văn bản nhấn mạnh ý nghĩa của sự giống nhau hay khác nhau giữa mọi người?
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Theo nhân vật "tôi", thế giới này là muôn màu muôn vẻ, vô tận, hấp dẫn và lạ lùng.
+ Chim thú trên rừng hay cá tôm dưới biển cũng thế mà xã hội con người cũng thế
+ Trong lớp nhân vật "tôi", các bạn học sinh đều mỗi người một vẻ vô cùng sinh động.
+ Người ta nói "học trò nghịch như quỷ" nhưng "quỷ" cũng chính là một thế giới, chẳng "quỷ" nào giống "quỷ" nào .
- Cuối cùng, nhân vật "tôi" đã kết luận ý nghĩa của sự khác nhau giữa mọi người là bằng một câu nhân vật đã đọc được rất hay "Chỗ giống nhau của mọi người trên thế gian nay là không ai giống ai cả".
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)
Đọc lại đoạn văn có câu: "Mẹ tôi không phải là không có lý khi đòi hỏi tôi lấy người khác làm chuẩn mực để noi theo". Hãy cho biết người mẹ có lý ở chỗ nào.
Thảo luận (1)Hướng dẫn giải- Người mẹ có lý ở chỗ bà mong muốn cho con những điều đúng đắn:
+ Ai chẳng muốn thông minh, giỏi giang
+ Ai chẳng muốn được tin yêu, tôn trọng
+ Ai chẳng muốn thành đạt
- Sự thành công của người này là ước mơ của người khác. Vì vậy, đã có những người cố gắng vượt lên chính mình nhờ noi gương những người tài giỏi, xuất chúng
(Trả lời bởi Hà Quang Minh)