Viết: Bài văn miêu tả cây cối

Câu 1 (SGK Chân trời sáng tạo - Tập 2 - Trang 11)

Hướng dẫn giải

a.

1) Từ đầu đến "xanh non": Giới thiệu vườn na.

2) Từ "Cây na mảnh dẻ" đến "thấp thoáng mơ hồ": Miêu tả cây na và bóng mát của cây na.

3) Từ "Cây na ra hoa" đến "ấm cúng": Miêu tả hoa na.

4) Từ "Từ màu hoa xanh" đến hết: Miêu tả quả na.

b. Tác giả miêu tả những bộ phận: thân cây, hoa na, quả na.

c. Theo em, tác giả có thể viết thêm vào bài văn tình cảm, cảm xúc của mình với cây na.

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Câu 2 (SGK Chân trời sáng tạo - Tập 2- Trang 12)

Hướng dẫn giải

a. Bài văn miêu tả cây cối thường gồm 3 phần:

Mở bài: Giới thiệu chung về cây.

Thân bài: Tả từng bộ phận của cây hoặc tả từng thời kì phát triển của cây.

Kết bài: Bày tỏ tình cảm, cảm xúc,... hoặc liên hệ với người, vật,... có liên quan.

b. Ngoài trình tự miêu tả như ở bài "Hoa xanh", ta có thể miêu tả theo các giai đoạn phát triển của cây na từ khi còn là những cây na non, na đã phát triển, na nở hoa và kết trái.

c. Sau khi tả các bộ phận của cây, người ta có thể bày tỏ tình cảm, cảm xúc, những ấn tượng đặc biệt hoặc liên hệ với sự vật, sự việc có liên quan. 

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)

Câu 3 (SGK Chân trời sáng tạo - Tập 2 - Trang 12)

Hướng dẫn giải

a. Tác giả tả lá cây bàng theo trình tự thời kỳ phát triển của lá bàng.

b. Trình tự miêu tả ấy phù hợp để tả lá cây bàng vì nó cho ta biết các giai đoạn phát triển của lá bàng: lá bàng mới nhú, lá bàng mọc dày, lá bàng ngả vàng, lá bàng rụng. 

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (3)

Vận dụng (SGK Chân trời sáng tạo - Tập 2 - Trang 12)

Hướng dẫn giải

Học sinh tự và các bạn tự đóng vai bồ công anh, những chú dế, hoa lá và giọt sương để chào hỏi, làm quen.

(Trả lời bởi Nguyễn Việt Dũng)
Thảo luận (1)